20 tuần đã qua, mẹ bầu sẽ bước sang tuần 21 tiếp tục đón nhận những sự thay đổi mới và sự lớn lên của bé yêu. Vậy ở tuần này, mẹ cần chuẩn bị gì để có một thai kỳ khỏe mạnh nhất, chúng ta cùng POH tìm hiểu ở bài viết dưới đây nhé.
Biểu hiện mang thai tuần thứ 21
Mẹ bầu sẽ cảm thấy khá lúng túng và vụng về khi phải điều chỉnh bản thân mình để thích ứng với sự thay đổi kích thước của thai nhi trong thời gian này.
Mẹ bầu ngày càng có xu hướng tăng cân, khả năng cân bằng trọng lực thay đổi, các khớp nối giãn ra và sự điều chỉnh phối hợp hoạt động của cơ ngày một giảm. Không có gì ngạc nhiên nếu trong thời gian này mẹ bầu có chút bất cẩn và hay va chạm lung tung.
Mặc dù tình trạng này cũng được coi là một trong những triệu chứng thông thường trong quá trình mang thai, chúng vẫn là điều khiến nhiều mẹ bầu sợ hãi bởi có thể gây ra ngã hoặc va đập chấn thương.
Tuy nhiên hãy yên tâm rằng thai nhi vẫn được bảo vệ rất tốt trong tử cung của mẹ. Hầu hết trường hợp đều khó khiến bé bị thương, tuy nhiên mẹ vẫn nên liên hệ với bác sĩ để phòng ngừa các trường hợp không mong muốn xảy đến.
Trong trường hợp mẹ bầu cảm thấy lóng ngóng và kèm theo nhiều biểu hiện bất thường khác như đau nhức, thị lực giảm hoặc tay chân bị phù thì mẹ nên gặp các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Đây có thể là một phản ứng bình thường trong thai kỳ, nhưng đồng thời chúng cũng rất có thể là dấu hiệu tiền sản giật. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên khám và kiểm tra trước để có sự đảm bảo chắc chắn nhất.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 21?
Rạn da
Mẹ bầu có nhớ việc mình phải sử dụng dầu dừa từ những tháng đầu tiên của thai kỳ không. Ở tuần này, mẹ sẽ thấy những vết rạn da từ hồng sang nâu sẫm ở các vùng mông, đùi hay ngực. Việc sử dụng dầu dừa hay các sản phẩm dưỡng ẩm sẽ giúp mẹ có làn da đẹp hơn, giảm ngứa… trong thai kỳ.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 22
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 23
Hình ảnh rạn da khi mang thai
Dịch âm đạo
Băng vệ sinh hằng ngày là cần thiết để phụ nữ mang bầu đi làm tự tin hơn, nếu như dịch âm đạo ra nhiều. Dịch âm đạo bình thường sẽ có màu trong hoặc trắng và không mùi. Nếu như dịch âm đạo có mùi và màu lạ, ngứa rát khi tiểu tiện thì đây là dấu hiệu bất thường.
Thai máy
Mẹ bầu có thể cảm nhận được thai máy một cách rõ ràng rồi đấy. Thai kỳ là quãng đường vô cùng quan trọng, hãy cẩn trọng khi làm việc nặng. Tránh để cho tâm trạng stress và buồn bã, hãy cùng thư giãn cùng bé để cho tâm trạng tốt hơn.
Chuột rút
Hiện tượng chuột rút khi mang thai cũng trở nên rõ ràng hơn khi tới tuần thứ 21. Chúng có thể diễn ra là vì mẹ bầu thiếu canxi, magie hay muối trong ăn uống. Mẹ có thể cảm thấy chuột rút ở bắp chân ở nửa đêm đang ngủ hay bất cứ khi nào. Nếu chúng xảy ra không quá nhiều thì mẹ cứ bình tĩnh, duỗi thẳng chân và vuốt tay và massage nhẹ nhàng nhé.
Hội chứng ống cổ tay sẽ gây cho mẹ bầu cảm giác như bị kim chích tới các ngón tay và ngón trỏ. Nếu không may gặp phải tình trạng này mẹ bầu có thể nhờ tới bác sĩ áp dụng các biện pháp như mang nẹp tay để hạn chế tê bì.
Mẹ bầu tham khảo bài viết này của POH để khám phá những mẹo chữa chuột rút trong thai kỳ nhé!
Đau đầu
Hormone thai sản có thể khiến mẹ bầu mắc chứng đau đầu. Vậy nên mẹ hãy giữ cho mình tâm trạng thoải mái, tránh nóng hay mất nước. Thư giãn khi trong phòng và ăn thức ăn nhẹ. Trường hợp đau đầu dai dẳng và ảnh hưởng đến thị giác cần đến cơ sở y tế để có thể được hỗ trợ điều trị.
Phù nề
Mẹ bầu có thể xem xét lại kích thước nhẫn nhé, không ít mẹ bầu bị phù tay khi mang thai, việc đeo nhẫn liên tục có thể khiến mẹ khó chịu đó. Hãy dành quan tâm tới thực đơn bổ dưỡng, tự tay chế biến và đọc thêm nhiều thông tin về thai kỳ.
Ợ nóng, đi tiểu nhiều
Chứng ợ nóng cũng có thể diễn ra dễ dàng. Ngoài ra, cảm giác nóng buốt khi đi tiểu khiến mẹ cần uống đầy đủ nước. Nếu như chúng không cải thiện sau khi uống đủ nước, rất có thể mẹ bầu đã bị nhiễm trùng đường tiểu cần đi khám.
Bước sang tuần 21 thì kích thước bé đã khoảng 28cm và nặng 450gram. Mẹ có thật nhiều câu hỏi xung quanh sự lớn lên của bé yêu ví dụ như thai 21 tuần máy ít thì sao? thai nhi 21 tuần tuổi đạp nhiều có nguy hiểm không…
Để hiểu rõ hơn về sự lớn lên của bé yêu trong giai đoạn này thì bạn đừng bỏ qua bài viết thai nhi tuần thứ 21 của POH nhé.
Thai 21 tuần nên ăn gì?
Đi kèm thông tin về sự thay đổi thì mẹ bầu cần biết thêm những thực phẩm cần được bổ sung để mẹ mạnh khỏe và bé phát triển tối đa.
Những thực phẩm bà bầu nên ăn
Sắt
Đầu tiên là sắt, sắt vô cùng cần thiết để tạo hồng cầu, giúp cơ thể có lượng máu cần thiết. Khi mang thai mẹ bầu cần nhiều máu hơn để có thể cung cấp cho cả yêu. Thay vì viên uống bổ sung sắt, mẹ có thể ghi nhớ một số thực phẩm chứa sắt phù hợp cho thai kỳ như rau chân vịt, thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, đậu lăng, và ngũ cốc bổ sung sắt.
Canxi
Nếu như đã tham khảo về sự thay đổi của bé yêu trong tuần 21, bạn có thể thấy rằng bé đang lớn nhanh, xương cần cứng cáp hơn nên những thực phẩm chứa canxi vô cùng quan trọng. Mẹ có thể bổ sung qua những nguồn thực phẩm như trứng, sữa, ...
Omega 3
Cá chứa nhiều omega-3 và dưỡng chất quan trọng khác như cá thu, cá trích, cá hồi… sẽ là thức ăn phù hợp để mẹ đổi món. Những rau củ quả tươi và nước ép trái cây sẽ rất tốt hệ tiêu hóa của mẹ, tránh bị táo bón, ợ nóng, khó tiêu…
Ngoài ra những chất dinh dưỡng quan trọng khác như đạm, axit folic, các nhóm vitamin, khoáng chất… cần được bổ sung hợp lý để mẹ bầu có một thực đơn đầy đủ.
Những điều mẹ bầu cần biết khi mang thai tuần thứ 21
Hiện tại mẹ bầu đã đi được hơn một nửa quãng thời gian mang thai, đây là thời điểm lý tưởng để mẹ bầu suy nghĩ và đưa ra quyết định về cách thức sinh em bé sau này.
Nếu vẫn còn lo sợ về các biện pháp can thiệp y tế khi sinh chẳng hạn như kỹ thuật rạch âm hộ khi sinh hay sinh mổ thì mẹ cũng có thể lựa chọn sinh thường tại nhà hộ sinh nữ hoặc thậm chí sinh con tại nhà.
Nhiều mẹ bầu cho rằng ngâm mình trong nước ấm có thể giúp giảm những cơn co thắt tử cung một cách hiệu quả hơn.
Do vậy các mẹ cũng có thể cân nhắc việc sinh con dưới nước như một giải pháp sinh hiệu quả, miễn là việc sinh em bé diễn ra an toàn và hình thức này hoàn toàn phù hợp với thể trạng và sức khỏe mẹ bầu.
Để biết được phương pháp này có là phương pháp tốt nhất hay không thì mẹ bầu cũng nên xin ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa của mình.
Thai kỳ hạnh phúc cho mẹ bầu
Các ông chồng có thấu hiểu được những khó khăn, vất vả mà người vợ phải trải qua trong giai đoạn bầu bí suốt 280 ngày ròng rã?
Vai trò của người bố trong gia đình là rất quan trọng. Tuy nhiên trước đến giờ nhiều ông bố vẫn giữ quan niệm việc nuôi dạy con là trách nhiệm của phụ nữ, còn chồng là trụ cột chỉ cần kiếm tiền lo cho gia đình.
Do đó, cần phải có một công cụ nào đó để khơi gợi lên tình yêu và trách nhiệm hơn nữa của Chồng bạn trong việc nuôi dạy con cái. Và Thai giáo 280 ngày yêu thương chính là điều POH muốn nói đến. Đây là cơ hội để người chồng tạo ra những giây phút vui vẻ bên vợ, và có những trải nghiệm thú vị, hạnh phúc cùng vợ và con yêu.Khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương giúp mẹ bầu luôn duy trì tâm trạng vui vẻ, cảm xúc tích cực, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho con yêu. Đồng thời, các nghiên cứu khoa học còn cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo đúng thời điểm giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----