Sự phát triển của thai nhi 21 tuần tuổi, và những thay đổi đáng kể từ mẹ

đăng bởi Thanh Thanh

Ở tuần thứ 21 của thai kỳ, mẹ sẽ gặp phải những thay đổi đáng kể. Những thay đổi này đến từ cả mẹ và thai nhi. Đòi hỏi mẹ cần phải tuân thủ một vài lưu ý an toàn để có thai kỳ khoẻ mạnh và ổn định.

 

1. Những thay đổi đáng kể của mẹ ở tuần thai thứ 21?

Những thay đổi trong tuần thai thứ 21 không chỉ ảnh hưởng đến thai nhi mà còn tác động lớn đến cơ thể và cảm xúc của mẹ. Hiểu rõ và biết cách đối phó với những thay đổi này sẽ giúp thai kỳ diễn ra suôn sẻ và khỏe mạnh.

  • Cảm nhận về tử cung: Khi đặt ngón tay ở gần rốn, mẹ có thể cảm nhận được đáy tử cung. Cho thấy tử cung đã mở rộng để phù hợp với sự phát triển không ngừng của thai nhi. Việc cảm nhận được tử cung là một dấu hiệu cho thấy thai kỳ đang tiến triển bình thường. Sự lớn lên của tử cung có thể gây ra một số cảm giác căng tức ở vùng bụng dưới, nhưng đây là một phần tự nhiên của quá trình mang thai. 

 

 

  • Phù nề ở chân và bàn chân: Sưng chân và bàn chân vào cuối ngày là hiện tượng khá phổ biến ở các mẹ bầu. Nguyên nhân chính là lượng máu và chất lỏng trong cơ thể mẹ tăng lên đáng kể khi mang thai, cũng như áp lực của tử cung lên các mạch máu. Để giảm bớt tình trạng này, mẹ nên nghỉ ngơi và nâng chân lên cao khi có thể. Sắp xếp thời gian nghỉ ngơi xen kẽ trong ngày làm việc, uống đủ nước và tránh đứng hoặc ngồi lâu một chỗ cũng là những biện pháp hữu ích để giảm triệu chứng này.
  • Da nhờn và nhiều mụn: có thể là do những thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Để duy trì làn da sạch sẽ và giảm nguy cơ bị mụn, mẹ nên rửa mặt hai lần mỗi ngày bằng sữa rửa mặt dịu nhẹ. Việc chăm sóc da đúng cách không chỉ giúp mẹ giữ gìn vẻ ngoài mà còn mang lại cảm giác dễ chịu và tự tin hơn. Nếu tình trạng mụn nghiêm trọng, mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ để có phương pháp điều trị phù hợp và an toàn.
  • Cảm xúc được cải thiện: Ở tuần thai thứ 21, nhiều mẹ cảm thấy hào hứng và gắn kết hơn với thai nhi. Đây thường là giai đoạn tuyệt vời nhất trong thai kỳ, khi nhiều triệu chứng khó chịu của những tháng đầu đã qua và cơ thể đã thích nghi với việc mang thai. Mẹ nên tận hưởng thời gian này, nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân để chuẩn bị cho giai đoạn cuối của thai kỳ.

Những thay đổi đáng kể của mẹ ở tuần thai thứ 21

  • Lo lắng về vấn đề dị tật: Một số mẹ có thể cảm thấy lo lắng sau khi thực hiện các kiểm tra sàng lọc dị tật thai nhi. Kết quả kiểm tra không chắc chắn có thể gây ra sự bồn chồn và căng thẳng. Trong trường hợp này, việc thảo luận với bác sĩ là rất quan trọng để giải tỏa lo lắng và nhận được sự tư vấn cần thiết. Bác sĩ sẽ giúp mẹ hiểu rõ kết quả kiểm tra và các bước tiếp theo nếu cần thiết.

2. Sự phát triển của thai 21 tuần tuổi 

Ở giai đoạn trước, chiều dài của thai nhi được đo từ đỉnh đầu đến cuối mông, còn gọi là chiều dài đầu mông. Tuy nhiên, vào tuần thứ 21, chiều dài của con sẽ được đo từ đỉnh đầu đến gót chân, đạt khoảng 24.7 cm và nặng khoảng 400 g.

Thai 21 tuần tức là khoảng 5 tháng

  • Phát triển về cơ thể: Thai 21 tuần là 5 tháng, mí mắt của con đã dần hoàn thiện. Con cũng rất năng động, thường xuyên di chuyển và nuốt nước ối. Việc này không chỉ giúp đường tiêu hóa tiếp tục phát triển tốt mà còn giúp con nhận được calo từ nước ối. Mẹ có thể cảm nhận được sự di chuyển của thai nhi một cách rõ ràng hơn.
  • Phát triển về giới tính: Nếu thai nhi là bé gái, âm đạo của con đã hình thành đầy đủ, nhưng sẽ tiếp tục phát triển cho đến khi sinh. Những thay đổi này đánh dấu sự phát triển quan trọng của cơ thể và hệ thống sinh sản của bé.

Thai nhi tuần thứ 21 đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ, không chỉ về chiều dài và cân nặng mà còn về các chức năng cơ thể và hệ thống tiêu hóa. Sự phát triển này là minh chứng cho sự chuẩn bị của bé cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.

3. Lưu ý cho mẹ khi mang thai 21 tuần

  • Tập duỗi thẳng người trước khi ngủ: dù có mệt mỏi, mẹ hãy nhớ tập duỗi thẳng người trước khi đi ngủ. điều này giúp giảm căng thẳng cơ bắp và chuẩn bị cho giấc ngủ tốt hơn. ngoài ra, không để đồ vật ở gần giường để tránh bị vấp ngã khi cần dậy giữa đêm.
  • Kiểm tra định kỳ theo lịch: Tuần thai thứ 21 là một trong ba cột mốc quan trọng của thai kỳ. Vì vậy, mẹ cần lưu ý thời gian khám thai theo lịch của các sĩ để kịp thời phát hiện các vấn đề (nếu có). 
  • Có chế độ dinh dưỡng lành mạnh: Mẹ có thể mua sách dạy nấu ăn/khoá dinh dưỡng thai kỳ để có thực đơn chi tiết cho từng bữa, giúp ăn vào con, không vào mẹ, mẹ khỏi lo tăng cân mất kiểm soát.
  • Bổ sung sắt: sắt rất quan trọng cho sự hình thành hồng cầu và vận chuyển oxy trong máu. Vì vậy, mẹ hãy chú ý bổ sung sắt qua thực phẩm giàu sắt như thịt bò, thịt lợn, rau chân vịt... và sử dụng thêm các loại viên uống sắt dành cho bà bầu theo chỉ dẫn của bác sĩ.
  • Uống đủ nước và bổ sung vitamin: Uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung đa dạng các vitamin C, vitamin B qua các loại nước trái cây và rau xanh sẽ giúp mẹ tăng cường sức đề kháng, đồng thời cung cấp dưỡng chất cần thiết cho cả mẹ và thai nhi.
  • Tư thế ngủ: Mẹ nên nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và mặc đồ thoải mái để thai nhi phát triển tốt nhất. Tư thế này cũng giúp cải thiện tuần hoàn máu và giảm áp lực lên các cơ quan nội tạng.
  • Duy trì thói quen tập thể dục nhẹ nhàng: Mẹ nên tập các bài thể dục nhẹ nhàng mỗi ngày để duy trì sức khỏe và giảm các triệu chứng khó chịu. Tuy nhiên, mẹ vẫn cần trao đổi kỹ với bác sĩ trước khi thực hiện.

 

 

Một chế độ dinh dưỡng thai kỳ tốt sẽ giúp mẹ có một thai kỳ khoẻ mạnh, thai nhi phát triển đúng chuẩn.

Vì vậy, Mẹ hãy dành chút thời gian để bỏ túi thực đơn theo 3 giai đoạn trong quá trình mang thai nhé! 

Để có thực đơn chi tiết từng bữa giúp ăn vào con không vào mẹ, mời mẹ tham khảo ngay POH Thai giáo 280 ngày yêu thương.

POH tặng mẹ một khóa Dinh dưỡng thai kỳ trị giá 300.000đ khi tham gia POH Thai giáo ngay hôm nay!  

Với khóa dinh dưỡng thai kỳ, mẹ sẽ có cho mình thực đơn bữa chính, bữa phụ từng ngày. Thêm vào đó mẹ biết món gì ăn được, món gì không ăn được. Thực đơn này giúp bổ sung các chất dinh dưỡng đặc biệt quan trọng mà con cần trong giai đoạn này của thai kỳ. Kèm theo đó là hướng dẫn mẹ cách làm để có thể dễ dàng có một thực đơn vừa bổ dưỡng vừa ngon miệng…

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti