Mang thai 32 tuần là mấy tháng? Những điều mẹ bầu cần lưu ý khi mang thai 32 tuần!

đăng bởi Minh Tâm

 

Khi mẹ bầu bước vào tuần thứ 32 của thai kỳ, thai nhi sẽ có nhiều bước phát triển quan trọng. Ở giai đoạn này, mẹ bầu cần phải có một chế độ sinh hoạt và ăn uống hợp lý để tốt cho sức khỏe và hỗ trợ cho sự phát triển cân nặng của thai nhi. Thời điểm này nhiều mẹ cũng đang thắc mắc “mang thai 32 tuần là mấy tháng? Mang thai 32 tuần sắp sinh chưa?”. Hãy theo dõi bài viết dưới đây, POH sẽ chia sẻ cho mẹ về sự phát triển của em bé cùng với những lưu ý cho mẹ khi bước vào tuần thai thứ 32.

 

Mang thai 32 tuần là mấy tháng?

Mang thai 32 tuần là mấy tháng? 

Nhiều mẹ bầu thắc mắc mang thai 32 tuần là mấy tháng. Khi thai nhi 32 tuần tuổi nghĩa là con đang ở khoảng tháng thứ 8 của thai kỳ. Điều này có nghĩa là ngày bé con của bạn chào đời cũng đang gần kề, chỉ còn khoảng 1-2 tháng nữa là ba mẹ có thể gặp mặt con yêu.

Ở tam cá nguyệt cuối cùng là giai đoạn thai nhi phát triển nhanh về mọi mặt và cũng là lúc mẹ bầu cần chuẩn bị tâm lý, tâm lý thật tốt để chuẩn bị cho cuộc vượt cạn vất vả. Vì thế, việc duy trì chế độ sinh hoạt và ăn uống là vô cùng quan trọng, theo dõi tiếp phần dưới để POH chỉ dẫn cho mẹ chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé!

Chỉ số thai nhi, hình ảnh, cân nặng của thai nhi

Cân nặng của thai nhi tuần 32

Bé con trong bụng 32 tuần nặng bao nhiêu là chuẩn mẹ đã biết chưa? Theo bảng chuẩn cân nặng thai nhi thì ở đầu tháng thứ 8 của thai kỳ, cân nặng của bé rơi vào khoảng 1.8kg. Nên thai 32 tuần nặng 2kg là bình thường. Từ tuần này trở đi, em bé sẽ tăng thêm khoảng 230 đến 250g/ tuần

Chiều dài từ đỉnh đầu tới gót chân tương đương với kích cỡ của một quả bí ngô. Ở giai đoạn này, em bé vẫn tiếp tục phát triển nhanh về cân nặng. Vì vậy mẹ bầu nên bổ sung các dưỡng chất để em bé đạt trọng lượng hợp lý khi sinh.

Chỉ số thai nhi tuần 32

Chỉ số thai nhi tuần 32

  • Ghi chú:

- Tuổi thai (32+0): Thai 32 tuần tuổi.

- Tuổi thai (32+1): Thai 32 tuần một ngày.

- Tuổi thai (32+2): Thai 32 tuần hai ngày.

- BPD: Là đường kính lưỡng đỉnh (Đơn vị: mm)

- FL: Là chiều dài xương đùi của thai nhi (Đơn vị: mm)

- AC: Là chu vi bụng của thai nhi (Đơn vị: mm)

- HC: Là chu vi đầu của thai nhi (Đơn vị: mm)

- EFW: Là cân nặng của thai nhi ước tính (Đơn vị: gram)

Hình ảnh thai nhi ở tuần 32

Hình ảnh thai nhi tuần thứ 32

Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 32

Khi mẹ đang ở tuần thai thứ 32 tức là trong tam cá nguyệt cuối cùng, lúc này cơ thể bé đã phát triển gần như hoàn thiện. Tuy nhiên, phổi của bé vẫn đang tiếp tục phát triển, và sẽ trưởng thành khi bước vào tuần thứ 34. Lúc này da của bé sẽ không còn nhăn nheo. Hệ thống thần kinh, hệ tiêu hóa, bài tiết của bé vẫn phát triển không ngừng để chuẩn bị hoàn thiện khi chào đời.

Một số cơ quan khác như tay, chân sẽ dần phát triển để tương xứng với vòng đầu. Em bé ở giai đoạn này đã biết nhắm mở mắt và luyện tập điều tiết mắt. Chính vì vậy, bé có thể biết phân biệt được ban ngày và ban đêm. Bé cũng biết tránh, hoặc nhắm mắt để tránh ánh nắng mặt trời khi chiếu vào bụng. Lúc này mẹ bầu cũng nên cẩn thận với ánh nắng, nếu mẹ tiếp xúc với ánh nắng quá gắt sẽ gây ảnh hưởng đến con.

Giai đoạn này thai nhi sẽ phát triển nhanh về cân nặng và chiều dài, diện tích trong bụng của mẹ ngày càng chật trội hơn. Vì vậy mẹ sẽ không còn thấy bé quẫy đạp mạnh như lúc trước nhưng mẹ vẫn có thể cảm nhận được sự chuyển động của con. Thông thường, trọng lượng của thai nhi sẽ tăng từ 1/3 đến 1% trước khi sinh trong 7 tuần và chiều cao của bé sẽ giao động từ 39,2 đến 41,6cm đo từ đỉnh đầu đến gót chân. 

Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 32

Thai 32 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg ?

Cân nặng cũng là vấn đề hết sức đau đầu của các mẹ. Bởi lẽ tăng cân quá nhiều khi mang thai dễ dẫn đến nguy cơ tiền sản giật, đái tháo đường, tăng tỉ lệ sinh mổ. Còn tăng cân quá ít lại sợ em bé chậm tăng trưởng, suy dinh dưỡng.

Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến nghị mức tăng cân trong cả thai của mẹ bầu như sau:

Với các mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng bình thường (chỉ số BMI = 18,5 – 24,9), thì mẹ bầu nên tăng từ 10 - 12kg.

Với các mẹ bầu có tình trạng dinh dưỡng gầy (chỉ số BMI nhỏ hơn 18,5), thì mức tăng cân nên đạt 25% so với cân nặng trước khi mang thai.

Với các mẹ bầu có tình trạng thừa cân, béo phì (chỉ số BMI lớn hơn hoặc bằng 25), thì mức tăng cân nên đạt 15% so với cân nặng trước khi mang thai.

 
Chỉ số BMI = [cân nặng(kg) / [chiều cao(m) x chiều cao(m)]

Ví dụ: Mẹ bầu có cân nặng là 46kg, cao 160cm thì chỉ số BMI là : 48/1,6x1,6 = 17,97. Vậy mẹ bầu đang ở tình trạng dinh dưỡng gầy và số cân nặng cần tăng trong suốt thai kỳ là: 48 x25% = 12kg.

Trong 3 tháng cuối thai kỳ cân nặng của mẹ được khuyến nghị được tăng từ 4 - 6kg.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tuần thứ 32

Để đảm bảo sự phát triển của em bé trong bụng, mẹ bầu cần bổ sung các chất sau trong 3 tháng cuối thai kỳ:

Bổ xung Axit béo: Ba tháng cuối là lúc não bộ của thai nhi phát triển tối ưu, chính vì vậy mà hơn lúc nào hết mẹ cần nạp nhiều axit béo để bé phát triển hệ thần kinh một cách tốt nhất. Một số loại thực phẩm chứa nhiều chất béo dành cho mẹ như: Các loại hạt, các loại cá hoặc khi chế biến thức ăn có thể cho thêm 1-2 muỗng dầu đậu nành vào thức ăn.

Thực phẩm giàu protein: Mẹ bầu nên tăng cường ăn nhiều thực phẩm giàu protein vì chúng có nhiều dinh dưỡng để giúp kích thích sản sinh nguồn sữa mẹ. Một số thực phẩm có chứa nhiều protein như: thịt, cá, trứng, ức gà, sữa, các loại hạt,...

Thực phẩm giàu vitamin C: Thiếu vitamin C rất dễ khiến mẹ bầu bị sinh non, vỡ ối sớm. Ngoài ra vitamin C còn giúp hấp thu sắt và canxi tốt hơn. Vì vậy mẹ bầu cần bổ sung vitamin C trong giai đoạn này, một số thực phẩm giàu vitamin C bao gồm: Cam, bưởi, chanh…

Canxi: Mẹ bầu bổ sung canxi sẽ giúp xương của thai nhi phát triển tốt. Hàm lượng canxi cần thiết cho những tháng cuối thai kỳ là khoảng 1200mg/ngày. Một số thực phẩm giàu vitamin canxi như: Hải sản, sữa và các chế phẩm từ sữa...

Bổ sung sắt: Việc bổ sung sắt cho bà bầu đã được nhắc nhiều trên báo đài cùng các bác sĩ. Mẹ bầu cần bổ sung sắt trong suốt thai kỳ cho đến sau khi sinh. Những thực phẩm có chứa nhiều sắt như: thịt đỏ, cá, đậu, rau lá xanh... Hoặc nếu cần thiết mẹ bầu có thể sử dụng thêm các thực phẩm chức năng bổ sung sắt.

Bổ sung nước cho cơ thể: Mẹ bầu cần phải duy trì thói quen uống nhiều nước để hỗ trợ hoạt động của hệ bài tiết. Ngoài ra cơ thể thiếu nước cũng khiến mẹ bầu rất dễ dẫn đến sinh non.

Thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng cho bà bầu

Những lưu ý cho bà bầu 

Khi mang thai mẹ bầu không nên ăn quá mặn vì dễ gây hiện tượng tích nước làm phù chân, nguy cơ dẫn tới tiền sản giật.

Ở tuần tuổi này, cơ thể trẻ đã phát triển khá toàn diện nưng cân nặng vẫn chưa đạt chuẩn. Mẹ cần chú ý những nguy cơ bị sinh non, mẹ hãy tham khảo một số triệu chứng dưới đây để phòng ngừa nguy cơ bị sinh non:

+ Âm đạo ra máu, ra dịch lỏng, đó có thể là vỡ nước ối.

+ Có cảm giác đau quặn từng cơn bụng dưới

+ Thai 32 tuần gò cứng bụng với 6 cơn gò trong vòng 1 giờ đồng hồ, mỗi cơn gò kéo dài khoảng 30 - 45 giây.

Nếu mẹ bầu gặp phải các biểu hiện trên thì khả năng sinh non là rất cao và nên nhanh chóng đến bệnh viện để bác sĩ kiểm tra và đưa ra phương pháp án phục tình trạng kịp thời.

Trên đây là toàn bộ những chia sẻ của POH, hi vọng mẹ bầu đã tự mình giải đáp được thắc mắc “mang thai 32 tuần là mấy tháng? Thai nhi 32 tuần sẽ phát triển như thế nào? ” Cùng với những lưu ý giúp mẹ bầu tam cá nguyệt cuối cùng an toàn. Để có một thai kỳ khỏe mạnh và để thai nhi có cơ hội phát triển tốt nhất, các mẹ bầu nên tham gia vào những khóa học thai giáo như POH Thai giáo.

Các khóa học thai giáo như POH Thai giáo sẽ cung cấp cho mẹ lộ trình bài về những kiến thức chăm sóc thai nhi, lựa chọn thực phẩm, xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho thai kỳ giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ. Chúc các mẹ có một thai kỳ hạnh phúc và khỏe mạnh!

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti