Mang thai là một quá trình quan trọng, bà bầu luôn quan tâm đến sự thay đổi của bé yêu và cả của bản thân qua từng ngày. Điều này sẽ giúp cho bà bầu không bỡ ngỡ và có thể có sự chuẩn bị kỹ càng hơn. Vậy với tuần 15 mẹ bầu sẽ thay đổi như thế nào, chúng ta cùng POH tìm hiểu nhé.
MỤC LỤC
Biểu hiện mang thai tuần thứ 15
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 15?
Biểu hiện mang thai tuần thứ 15
Tử cung, cổ tử cung và âm đạo của mẹ đều có lượng máu tuần hoàn tương đối lớn trong thời kỳ mang thai. Mặc dù điều này rất tốt cho thai nhi đang phát triển trong bụng nhưng nó cũng đồng nghĩa với việc dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn. Hoặc có thể trước đó mẹ bầu đã có những triệu chứng này rồi.
Mẹ thậm chí có thể thêm băng vệ sinh đặc biệt (loại dành riêng cho phụ nữ mang thai) vào danh sách mua sắm của mình ngay từ bây giờ. Nếu chất dịch tiết ra không có gì bất thường thì mẹ không cần phải lo lắng bất kỳ điều gì về vấn đề này.
Tuy nhiên, nếu chúng thay đổi về màu sắc, tính chất hoặc mùi thì đây rất có thể là một dấu hiệu cảnh báo của bệnh nhiễm trùng âm đạo. Rất không may rằng điều này xảy ra vô cùng phổ biến trong thời kỳ mang thai.
Chất dịch lỏng, có màu xám và có mùi tanh có thể là dấu hiệu của nhiễm khuẩn âm đạo. Hoặc chất dịch trông giống như pho mát có thể là do nấm gây ra. Nếu có bất kỳ nghi vấn nào liên quan đến chất dịch âm đạo, hãy đến các cơ sở y tế để tiến hành khám chữa nhé.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 15?
Trọng lượng của mẹ đang tăng dần lên một ngày một. Mẹ hãy chuẩn bị cho mình những chiếc váy bầu rộng rãi, áo ngực và giày thêm một hoặc nửa size. Mẹ hãy đi lại cẩn thận, chậm rãi để tránh đau lưng và mệt mỏi. Làm việc nặng cũng nên hạn chế nhé mẹ ơi, khi nâng một thứ gì đó hãy lấy thế tì vào đầu gối rồi nâng lên.
Chân dễ bị đau khi đứng lâu, phần tĩnh mạch ở chân xuất hiện rõ hơn. Thậm chí nếu có tiền sử bị bệnh, bà bầu có thể mắc chứng giãn tĩnh mạch đấy. Tốt nhất khi mang thai mẹ không nên ngồi hoặc đứng 1 chỗ quá lâu, chân cũng nên nâng cao hơn hoặc mang tất khi cần thiết.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 16
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 17
Mẹ bầu tuần 15
Tóc mẹ trở nên dày và đẹp hơn bao giờ hết. Tóc của mẹ khi mang thai sẽ không rụng nhiều đâu, mẹ có thể cắt bớt để có thể nhẹ nhõm hơn. Bên cạnh đó là sự thay đổi của móng tay. Một số bà bầu móng tay sẽ mọc nhanh hơn. Một số móng sẽ giòn, yếu và dễ bong.
Khi mang thai, mẹ bầu sẽ có lượng máu lưu thông trong cơ thể nhiều hơn vậy nên mẹ bầu dễ nóng nực và làn da ửng đỏ hơn. Việc nhiệt độ cơ thể tăng cao cũng là một dấu hiệu khi mang thai.
Ở một số bà bầu sẽ gặp tình trạng đau dây thần kinh. Khi tử cung lớn dần và thai đè lên dây thần kinh dễ thấy bị đau nhói như kim châm. Vậy nên mẹ nên thay đổi tư thế thường xuyên, nghỉ ngơi và nằm ngủ nghiêng sang một bên.
Những dịch vụ cho bà bầu, các lớp học yoga, luyện tập, bơi lội… cần được mẹ bé quan tâm. Việc này sẽ giúp mẹ hoạt động, tăng cường sức khỏe một cách hiệu quả. Nếu lo sợ, mẹ có thể hỏi thăm ý kiến bác sĩ để có thể có thai kỳ khỏe mạnh.
Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!
Mang thai tuần 15 nên ăn gì?
Ăn uống vẫn là vấn đề quan trọng mà mẹ bầu cần quan tâm dù cho là thời điểm nào của thai kỳ. Sau đây là những dưỡng chất quan trọng trong thời kỳ mang thai mà mẹ nên lưu ý:
Các axit béo sẽ bổ sung năng lượng cho mẹ bầu gồm các loại omega 3, 6, 9. Ngoài ra chúng sẽ ngăn ngừa nguy cơ sinh non, con chậm phát triển, nhẹ cân. Những thực phẩm mà mẹ có thể bổ sung đó là hạt óc chó, hạnh nhân, đậu phộng, dầu hạt cải, dầu mè, dầu nành, dầu dừa… Các loại cá như cá hồi, cá trích, cá mòi… cũng cung cấp các axit béo có lợi nhưng không nên ăn quá nhiều.
Ở tuần thứ 15, mẹ nhất thiết nên tăng cường sắt để tránh thiếu máu. Lưu lượng máu trong cơ thể cần được tăng dần lên để vận chuyển dinh dưỡng đến thai nhi. Mỗi ngày mẹ bầu cần khoảng 20-30mg sắt từ nhiều nguồn dinh dưỡng khác nhau như: Thịt bò, thịt lợn, các loại đậu hay rau xanh thẫm....
Thai nhi tuần 15 mẹ nên ăn gì?
Để tránh đầy hơi và táo bón - một vấn đề rất dễ xảy ra ở thai kỳ, mẹ bầu nên bổ sung nhiều vitamin C và chất chất xơ để cơ thể có thể dễ thở hơn. Ví dụ như cam, chanh, đu đủ… Nước cũng cần được uống từ 8-10 ly mỗi ngày.
Vitamin D và canxi giúp bé yêu có một hệ xương chắc khỏe hơn. Mẹ có thể tắm nắng mỗi ngày 15 phút, uống sữa hoặc bổ sung các thực phẩm như trứng, đậu, hạnh nhân, yến mạch, trái cây, súp lơ…
Thai 15 tuần đã biết trai hay gái hay chưa?
Theo nghiên cứu thì thai nhi có thể nhận biết được giới tính từ tuần thứ 9 trở đi. Nhưng với cơ thể bé nhỏ thì phải một thời gian sau đó mẹ mới có thể nhận biết được chính xác giới tính của bé.
Với câu hỏi thai 15 tuần đã biết trai hay gái chưa thì câu trả lời là rồi. Thế nhưng tỷ lệ chính xác giới tính thai nhi lúc này không cao. Sau tuần 20 thì bác sĩ sẽ trả lời cho bố mẹ giới tính bé yêu chính xác khoảng 95%. Mẹ bầu có thể áp dụng các phương pháp siêu âm, chọc túi ối hay xét nghiệm máu…
Bé yêu trong thời gian này đã hình thành phản xạ, có vị giác và có nhiều sự phát triển khác. Để xem thai 15 tuần đã máy chưa hay sự phát triển tổng quan của bé ở tuần thai kỳ này hãy tìm hiểu bài viết Thai nhi tuần thứ 15 của POH nhé.
Những điều mẹ cần biết khi mang thai tuần thứ 15
Các loại thực phẩm khác nhau có chứa rất nhiều loại vitamin và khoáng chất, mỗi loại chất lại hỗ trợ sự phát triển của thai nhi theo một cách khác nhau.
Canxi và vitamin D rất cần thiết cho việc phát triển xương và răng của trẻ. Sắt là chất quan trọng giúp cơ thể bé sản xuất hồng cầu, và kẽm giúp các cơ quan trong cơ thể hình thành và hoàn thiện.
Mẹ có thể giúp thai nhi phát triển khỏe mạnh bằng cách xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh và đầy đủ. Mẹ nên cố gắng bổ sung bốn nhóm thực phẩm chính vào thực đơn mỗi ngày, bao gồm: trái cây và rau xanh, thực phẩm chứa tinh bột như bánh mì và ngũ cốc, các sản phẩm làm từ sữa và các thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu hay trứng.
Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu
Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.
Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.
Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!
Nguồn: Babycenter
-----
POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?
POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.
Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.
Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.
Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.
POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.
Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo
-----