Mẹ bầu bị khó thở khi mang thai

đăng bởi

Một vấn đề mà mẹ bầu có thể dễ gặp phải đó là đầy hơi khó thở khi mang thai. Vậy mẹ sẽ cảm thấy khó thở ở thời gian nào của thai kỳ, nguyên nhân và cách chữa trị ra sao, chúng ta cùng tham khảo ở bài viết sau đây cùng POH nhé.

 

 

Khó thở khi mang thai tháng đầu?

Hiện tượng khó thở khi mang thai tháng đầu là hiện tượng phổ biến của các bà mẹ trong giai đoạn đầu của thai kỳ. Thậm chí còn số gặp phải triệu chứng lên tới 75%. Vậy nên nó hoàn toàn bình thường và vô hại.

Nguyên nhân của việc bà bầu thở dốc, khó thở khi mang thai tháng đầu có thể là do hormone progesterone gia tăng khi mang thai hay thiếu máu, nồng độ hemoglobin thấp (nguyên do ăn uống quá ít, sai cách), suy nhược cơ thể của bà bầu trước đó…

Tóm lại đây chỉ là sự thích nghi của cơ thể với cơ chế hoạt động mang thai mới. Nếu không đi kèm triệu chứng đáng ngại nào thì việc này hoàn toàn bình thường.

Bà bầu khó thở 3 tháng cuối vì sao?

Mẹ bầu khó thở tháng cuối

Mẹ bầu khó thở tháng cuối

Giống như việc mang thai tháng đầu tiên, bà bầu dễ dàng gặp phải hiện tượng khó thở khi mang thai tháng thứ 8, khó thở khi mang thai tháng thứ 9…thậm chí là còn rõ ràng hơn. Để giải đáp cho hiện tượng bà bầu thở dốc trong thời gian này thì sau đây là một số nguyên do:

Hormone tác động

Việc hormone progesterone gia tăng mạnh mẽ trong suốt thai kỳ khiến mẹ bầu khó thở. Đặc biệt bà bầu khó thở 3 tháng cuối trở nên dễ nhận thấy hơn.

Tử cung phát triển

Ở những tháng cuối, thai nhi lớn và phát triển mạnh mẽ sẽ gây áp lực lên cơ hoành, hoạt động đưa không khí về phổi sẽ bị hạn chế hơn.

Thiếu máu

Thiếu máu cũng là một nguyên do gây mẹ bầu khó thở. Nếu như quá trình ăn uống không bổ sung đủ sắt thì mẹ có thể dễ dàng thiếu máu. Vậy nên, mẹ nên lưu ý bổ sung sắt trong thai kỳ nhé.

Mẹ cần đi khám ngay, nếu như tình trạng khó thở có những dấu hiệu đi kèm như:

  • Ngực đau thắt khi gắng sức.
  • Hơi thở nặng nề.
  • Nhịp tim không đều, cảm thấy trống ngực đập mạnh.
  • Cảm thấy nhịp tim tăng đột ngột.
  • Cơ thể yếu đi sau những trận trống ngực liên hồi.

 

 

Khắc phục tình trạng khó thở ở mẹ bầu

Nguyên do bà bầu khó thở về đêm cũng được giải thích đơn giản như nguyên do khiến bà bầu khó thở 3 tháng cuối của thai kỳ. Sau đây là một số cách khắc phục khi bà bầu khó thở về đêm. Chúng cũng được áp dụng trong mọi trường hợp khó thở khác. Mọi người cùng lưu ý nhé:

Hãy chọn trang phục thoải mái

Mẹ bầu đừng nên mặc những quần áo quá chật, nhất là phần ngực tránh việc hô hấp bị cản trở. Hãy làm việc với tốc độ vừa phải và không nên quá sức. Việc có một trang phục thoải mái sẽ khiến mẹ làm việc tốt hơn.

Làm quen với tư thế ngồi khác

Trong thai kỳ, mẹ bầu có thể tập thói quen ngồi duỗi thẳng, vai đẩy về sau để mẹ nhận được nhiều oxy hơn, giảm áp lực cho cơ hoành.

Chọn tư thế đứng tốt

Khi đứng mẹ bầu nên đứng thẳng lưng để thở dễ dàng.

thai nhi tuần 35

Tình trạng bà bầu khó thở về đêm có thể được khắc phục dễ dàng với tư thế ngủ thoải mái

Hỗ trợ giấc ngủ tối đa

Khi ngủ, mẹ bầu có thể kê những chiếc gối nhỏ để có thể thở dễ dàng hơn và giảm áp lực của thai nhi khi đè lên phổi.

Luyện tập

Một số bài tập yoga nhẹ nhàng và phù hợp sẽ khiến cho mẹ có thể thoải mái hơn.

Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Khi mang thai, mẹ bầu gặp phải rất nhiều vấn đề, trong đó bao gồm cả khó thở. Như đã nói ở trên, mẹ bầu đừng nên quá lo lắng về vấn đề này.

Nếu như mẹ khó thở, thở dốc đi kèm với những hiện tượng khác đã nêu trong bài thì đừng ngần ngại tới hỏi bác sĩ để tìm ra nguyên nhân và phương hướng giải quyết nhé. 

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti