Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 25

đăng bởi

Mới ngày nào mẹ biết mình mang thai mà bây giờ đã là tuần thứ 25 rồi. Mẹ đã thay đổi rất nhiều so với những tuần đầu, bé yêu cũng lớn lên nhanh chóng. Đây vẫn là thời gian mà mẹ đón chờ các sự thay đổi mới lạ. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho thai kỳ, mẹ có thể tham khảo bài viết sau đây của POH nhé.

 

 

Biểu hiện mang thai tuần thứ 25

Mẹ bầu lúc này có thể cảm thấy lười di chuyển hơn thời gian trước. Mặc dù vận động có thể khiến mẹ bầu hơi mệt mỏi nhưng tốt nhất là mẹ bầu vẫn nên tích cực vận động trong thời gian này. 

Bơi là hoạt động vận động rất tuyệt cho mẹ bầu khi thai nhi trở nên lớn hơn bởi nước không những giúp mẹ bầu giữ được trọng lượng cân đối mà còn xoa dịu các dây chằng đang căng cứng ở hai bên hông. Các động tác bơi nhẹ nhàng và an toàn sẽ mang lại lợi ích lớn cho toàn bộ cơ thể của mẹ bầu.

Mẹ bầu nên kiểm tra độ an toàn của nước ở hồ bơi, tránh các loại thủy sinh nguy hiểm. Việc tham gia vào một khóa học bơi sẽ giúp mẹ bầu có được động lực tốt hơn trong quá trình luyện tập, đồng thời khiến mẹ bầu có cơ hội gặp gỡ và giao lưu với những mẹ bầu khác nữa.

Mẹ bầu cần lưu ý không vận động quá nhiều trước giờ đi ngủ bởi hoạt động nhiều vào buổi tối có thể khiến cho mẹ bầu cảm thấy khó thở hơn.

Những vận động nhẹ nhàng trong thời gian này là lý tưởng nhất, tuy nhiên việc đi xe đạp thể dục thường xuyên cũng có những tác động có lợi nhất định cho cơ thể.

Thai nhi phát triển dần làm bụng mẹ bầu cũng ngày càng lớn hơn, việc này khiến mẹ bầu gặp không ít khó khăn trong việc tìm được một tư thế ngủ thoải mái.

Mẹ bầu nên quay sang hai bên trong khi ngủ sẽ tốt hơn là nằm ngửa trong những tháng thai kỳ giữa này. Tốt nhất mẹ nên sử dụng gối đệm như một vật nâng đỡ cơ thể và bụng trong khi ngủ.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi thế nào ở tuần 25?

Táo bón thai kỳ

Càng về thời gian cuối thì mẹ càng “được” gia đình chăm sóc hơn để bé yêu mau lớn, không bị còi cọc. Nhiều quan điểm cho rằng mẹ phải cố ăn để mẹ khỏe, con phát triển nhanh. Thế nhưng mẹ ơi, bé sẽ biết mình cần gì, tự hấp thụ những dưỡng chất cần thiết.

Mẹ không cần cố nếu nhưng không thể ăn, mẹ có thể chỉ cần ăn nhiều hơn bình thường 300 calo mỗi ngày. Nếu lo lắng bé thiếu chất mẹ có thể khám bác sĩ để bác sĩ kê các viên thuốc bổ sung.

Việc ăn uống đầy đủ mà quên các loại chất xơ cơ bản là điều xảy ra không ít ở bà bầu. Mẹ bầu đừng quên rau xanh, hoa quả nhiều trong chế độ ăn uống hàng ngày để tránh táo bón trong thai kỳ nhé.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 26

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 27

Mẹ bầu tuần 25 thư giãn

Mẹ bầu tuần 25 thư giãn

Mất ngủ

Không thể so sánh được sự lớn lên của xương sườn so với tuần trước thế nhưng nếu so sánh ảnh thì mẹ có thể thấy khung xương của mình đã nở ra so với trước lúc mang thai để có chỗ cho bé yêu. Tương tự vậy thì phổi cũng căng ra và việc thở yêu cầu hít sâu hơn.

Một số mẹ bầu phàn nàn khi chứng mất ngủ xuất hiện ở tuần 25. Đi kèm chúng là cảm giác mệt mỏi vì cơ thể nặng nề hay áp lực, việc tiểu nhiều do mang thai cũng là nguyên do khiến mẹ mất ngủ.  

Bé đã cảm nhận được giọng của mẹ rồi, mẹ và bố hãy thường xuyên trò chuyện với bé và kích thích trẻ bằng những bản nhạc nhé. Nằm ngủ nghiêng sang trái với gối bầu hỗ trợ sẽ khiến bé thoải mái.

Ba mẹ có thể tham khảo bài viết Thai giáo bằng âm nhạc của POH để lựa chọn những bản nhạc phù hợp nhất cho con yêu nhé!

Rạn da

Những sợi collagen đang duỗi da cho sự căng lên của cơ thể, một vài mẹ sẽ cảm thấy ngứa ngáy và có cảm giác kiến bò. Vậy nên, lời khuyên của mẹ bầu đó là đừng quên sử dụng các loại xà phòng tắm phù hợp (tránh loại làm khô da) và dùng kem dưỡng ẩm suốt thai kỳ.

Đừng tự ti với các vết rạn da, chúng sẽ được cải thiện nếu như mẹ có ý thức chăm sóc da. Khi bé yêu lớn lên, nhìn thấy và hiểu được các vết rạn sẽ cảm thấy yêu mẹ nhiều hơn.

Cơn co thắt Braxton Hicks

Mẹ nên tìm hiểu về các cơn co thắt Braxton Hicks để tránh nhầm lẫn chúng với các cơn đau chuyển dạ. Mẹ hãy nhớ tập luyện ở cường độ vừa phải, chia sẻ tâm trạng ở các hội nhóm, các lớp học bà bầu để có thể giúp đỡ nhau, củng cố kiến thức cần thiết trong thai kỳ.

Mẹ bầu cần chú ý an toàn chính là yếu tố quan trọng nhất trong việc tập luyện của mẹ bầu, do đó mẹ nên lựa chọn cho mình những bộ môn dành riêng phù hợp cho bà bầu. Mẹ có thể tham khảo bài viếtThai giáo vận động của POH để biết chế độ tập luyện thích hợp nhất cho mình nhé!

Cân nặng thai nhi tuần 25

Thai nhi 25 tuần tuổi nặng bao nhiêu mẹ có biết không? Bé đã nặng khoảng 750 gram và dài khoảng 35cm đấy.

Hình ảnh nhi 25 tuần tuổi sẽ được khắc họa cụ thể trong bài viết Thai nhi tuần 25 của POH, ngoài ra chúng ta sẽ được giải đáp về việc thai nhi 25 tuần đạp như thế nào, bé đã ý thức được hay chưa… ba mẹ cùng tham khảo nhé!

Xem thêm: Cân nặng thai nhi theo tuần

Mang thai 25 tuần nên ăn gì thì tốt?

Giúp bé yêu có một tiền đề tốt nhất khi ở trong bụng là điều mà bậc làm cha làm mẹ nào cũng mong muốn. Vậy mang thai 25 tuần nên ăn gì thì tốt cho sự phát triển của bé?

Canxi và vitamin D

Người ta nhắc đến canxivitamin D trong thai kỳ là vô cùng quan trọng. Thật vậy, xương và răng của bé phát triển hoàn thiện hay không phụ thuộc vào việc mẹ được cung cấp đầy đủ vitamin D và canxi hay không. Ngoài ra, chúng hỗ trợ cho hệ thần kinh, cơ bắp, tim… được khỏe mạnh.

Mẹ bầu tắm nắng cho thai nhi

Mẹ có thể tắm nắng buổi sáng sớm một chút hay sử dụng các thực phẩm như rau dền, óc chó, hạnh nhân, sữa, đậu xanh… để có một thực đơn tốt nhất.

Protein

Rau và thịt và món cơ bản. Mẹ hãy chọn những loại rau có màu xanh đậm để được cung cấp nhiều dưỡng chất cần thiết hơn. Thịt đỏ sẽ cung cấp lượng protein hay các dinh dưỡng khác hiệu quả.

DHA

Bên cạnh rau xanh và thịt đỏ, mẹ đừng quên món cá, nếu như mẹ không thích cá thì có thể cố gắng ăn một ít mỗi tuần để con có nhận được nhiều DHA, omega 3… bổ ích từ cá thu, cá hồi…

Chất đạm, kali, magie, axit folic, các nhóm vitamin và khoáng chất… là những dưỡng chất căn bản, mẹ hãy thiết kế để mỗi ngày ăn đủ lượng calo cần thiết. Nếu như không thể ăn mẹ có thể chia nhỏ bữa ăn ra hàng ngày và ăn nhiều rau xanh để không bị ợ hơi, đầy bụng hay táo bón nhé.

Thật nhiều vấn đề xảy ra khi mang thai đúng không nào? Mẹ đừng quá lo lắng, không phải mẹ bầu nào cũng phải hứng chịu tất cả sự thay đổi nếu có em bé, tùy thuộc vào cơ địa mẹ bầu nữa. Mẹ có thể tham khảo qua để chuẩn bị tinh thần hay cải thiện chúng một cách tốt nhất. Chúc mẹ có thể bước sang tuần thai 26 một cách dễ dàng nhất nhé.

 

 

Những gì mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 25

Để giúp luyện tập vùng lưng và vùng chậu của mình thì mẹ bầu có thể cân nhắc việc tham dự một khóa học yoga. Mẹ nên tìm một lớp học được hướng dẫn bởi những giáo viên có kinh nghiệm dạy yoga cho phụ nữ mang thai.

Nếu mẹ bầu đang ấp ủ một kỳ nghỉ ở nước ngoài khi vẫn còn thời gian tận hưởng trước khi sinh thì cũng nên lưu ý tìm hiểu cách chăm sóc làn da của mình lúc này.  

Mẹ bầu nên cố gắng tuân thủ kế hoạch ăn uống lành mạnh và đầy đủ bởi nhu cầu dinh dưỡng của bé thường rất cao trong khoảng thời gian ba tháng cuối của thai kỳ.

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti