Bảng cân nặng thai nhi theo tuần

đăng bởi

 

Khi mang thai, mẹ sẽ thấy những lần máy thai mạnh hơn khi con phát triển bên trong tử cung. Đến tuần 40, con nặng khoảng 3,5kg và dài khoảng 51,2cm từ đầu đến gót chân.

Nhưng bây giờ con lớn cỡ nào? Chúng tôi đã tổng hợp biểu đồ đơn giản này để mẹ biết chiều dài và cân nặng trung bình của một em bé từ tuần tám, cho đến khi sinh.

Mẹ bầu thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để con yêu tăng cân chuẩn

Mẹ bầu thực hiện chế độ dinh dưỡng hợp lý để con yêu tăng cân chuẩn

Hãy nhớ rằng các cậu bé sẽ dài hơn và nặng hơn con gái và mỗi em bé đều khác nhau. Vì vậy, đừng lo lắng nếu các số đo trong ghi chú thai sản của mẹ khác với các số liệu được liệt kê dưới đây. Sự tăng trưởng của con sẽ được kiểm tra trong suốt thai kỳ  tại các cuộc kiểm tra dưới đây:

Trong quá trình siêu âm định kỳ vào khoảng  tuần 1, kỹ thuật viên siêu âm sẽ đo bé từ đầu đến cuối. Đây được gọi là chiều dài đỉnh đầu (crown - rump length - CRL) và nó sẽ được sử dụng để tính ngày sinh.

Khi siêu âm trong khoảng tuần 20, con sẽ hoạt động nhiều hơn, có nghĩa là CRL không chính xác. Thay vào đó, kỹ thuật viên siêu âm sẽ kiểm tra chu vi đầu (head-circumference - HC), chu vi bụng (abdominal-circumference - AC) và chiều dài xương đùi ( femur length - FL).

Bảng dưới đây sử dụng các phép đo chiều dài đỉnh đầu từ tám tuần đến 19 tuần, sau đó đo sử dụng phép đo từ đầu đến gót chân cho đến 42 tuần.

Mời mẹ tham khảo khảo: Tất tần tật về cân nặng thai nhi và cách tính cân nặng thai nhi cực chuẩn

 

Bảng cân nặng thai nhi chuẩn 2020

Việc biết cân nặng thai nhi là vô cùng quan trọng trong thai kỳ vì đây là yếu tố để ba mẹ biết con yêu có đang phát triển khỏe mạnh hay không.

Khi thực hành siêu âm, bác sỹ cho mẹ bầu biết chỉ số thai nhi theo tuần, từ đó mẹ bầu có thể xác định và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, tập luyện và nghỉ ngơi phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất.

Mẹ bầu có thể tham khảo bảng cân nặng thai nhi chuẩn quốc tế được WHO cập nhật mới nhất năm 2018 dưới đây để biết con yêu của mình có đang phát triển mạnh khỏe không nhé.   

Tuần mang thai

Chiều dài (cm)

Cân nặng (g)

8

1,6

1

9

2.3

2

10

3.1

4

11

4.1

7

12

5.4

14

13

7.4

23

14

8.7

43

15

10.1

70

16

11.6

100

17

13

140

18

14.2

190

19

15.3

240

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần

Chiều dài dưới đây được đo từ đỉnh đầu đến gót chân của bé

Tuần

Chiều dài (cm)

Cân nặng (g/kg)

20

25.6

300g

21

26.7

360g

22

27.8

430g

23

28.9

500g

24

30

600g

25

34.6

660g

26

35.6

760g

27

36.6

875g

28

37.6

1kg

29

38.6

1.2kg

30

39.9

1.3kg

31

41.1

1.5kg

32

42.4

1.7kg

33

43.7

1.9kg

34

45

2.1kg

35

46.2

2.4kg

26

47.4

2.6kg

37

48.6

2.9kg

38

49.8

3.1kg

39

50.7

3.3kg

40

51.2

3.5kg

41

51.5

3.6kg

42

51.7

3.7kg

Chiều dài được đo từ đỉnh đầu đến gót chân của bé

Bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần ở trên cung cấp thông tin về chiều dài và cân nặng thai nhi, cũng chính là những chỉ số thai nhi theo tuần mà bác sỹ có thể kiểm tra để tư vẫn thai phụ về chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý.

Mẹ bầu chú ý:

  • Trước 20 tuần tuổi, thai nhi thường cuộn tròn trong bụng mẹ nên chiều dài của em bé sẽ được đo từ đầu đến mông – hay còn gọi là chiều dài đầu mông.
  • Bước sang tuần 20, chiều dài thai nhi sẽ được đo từ đầu đến gót chân. Lúc này, chỉ số thai nhi sẽ tăng dần đều theo từng tuần.
  • Thai nhi được 30 tuần tuổi, cân nặng của con yêu sẽ tăng một cách nhanh chóng, mạnh mẽ để chuẩn bị cho cuộc sống bên ngoài tử cung của mẹ.

Mẹ bầu cũng cần nhớ bảng cân nặng thai nhi 2018 trên là để các mẹ tham khảo để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình cho phù hợp.

Các mẹ không nên quá cứng nhắc bắt buộc theo vì chuẩn chiều cao cân nặng của trẻ em việt nam có thể không giống với các quốc gia khác trên thế giới. Điều quan trọng là mẹ bầu vẫn khỏe mạnh, vui vẻ, thoải mái, và con yêu được phát triển tốt nhất nhé!

Những yếu tố ảnh hưởng đến cân nặng thai nhi

Cân nặng ở mỗi trẻ là có sự khác nhau. Do một số những yếu tố có thể ảnh hưởng đến cân nặng chuẩn thai nhi như:

  • Yếu tố di truyền: chủng tộc của bố mẹ
  • Sức khỏe của bà bầu: Theo đó mẹ bầu bị tiểu đường, béo phì thường có khả năng sinh con nặng cân hơn
  • Vóc dáng của người mẹ
  • Mức tăng cân của mẹ bầu trong thai kỳ: Mẹ bầu tăng cân hợp lý trong từng giai đoạn của thai kỳ, thì chỉ số thai nhi theo tuần mới là lý tưởng.
  • Số lượng bào thai trong bụng mẹ: Theo đó mẹ bầu mang đa thai, song thai thì con có thể nhẹ cân hơn thai nhi của mẹ bầu 1 con.
  • Chế độ dinh dưỡng trong thai kỳ của mẹ bầu. Ba mẹ đọc thêm bài viết Dinh dưỡng thai kỳ để có một chế độ dinh dưỡng hợp lý nhé.

 

 

Cân nặng của mẹ và sức khỏe con yêu

Các chuyên gia và thực tế đã chứng minh được rằng mức tăng cân của mẹ bầu khi mang thai liên quan chặt chẽ tới cân nặng của con yêu khi chào đời.

Theo đó những phụ nữ thừa cân, béo phì từ trước khi mang thai (BMI > 25) hay tăng quá nhiều cân trong thai kỳ phải đối mặt với nhiều nguy cơ như chứng tiền sản giật và tiểu đường thai kỳ trong suốt quá trình mang thai. Nguy cơ em bé bị thừa cân cũng cao hơn, dẫn đến mẹ bầu phải sinh mổ là điều thường thấy.

Ngược lại, người mẹ nhẹ cân từ trước thai kỳ hoặc không tăng đủ cân trong khi mang thai thì gặp phải những nguy cơ như sinh non, con yêu không nhận đủ chất dinh dưỡng. Do đó con sinh ra sẽ bị nhẹ cân (dưới 2,5kg).

Đồng thời, con yêu sẽ gặp những vấn đề về sức khỏe như chậm lớn, suy dinh dưỡng, kém phát triển về mặt trí tuệ.

Mời chị em cũng tham khảo những bài viết Bảng tăng cân của bà bầu, Dinh dưỡng cho mẹ bầu thiếu cânDinh dưỡng cho mẹ bầu thừa cân của POH nhé.

Cân nặng mẹ và thai nhi có mối liên kết chặt chẽ với nhau

Cân nặng mẹ và thai nhi có mối liên kết chặt chẽ với nhau

Trên đây là toàn bộ những thông tin về bảng cân nặng và chiều dài thai nhi theo tuần mà POH muốn đem đến cho các bà mẹ.

Nguồn: Babycenter

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo cho con yêu để mẹ bầu tận hưởng những trải nghiệm thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con yêu phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ. Từ đó đưa ra các bài thực hành phù hợp với sự phát triển của bạn bé trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti