Những triệu chứng bất thường khi mang thai mẹ bầu không thể bỏ qua

đăng bởi

Cơ thể của mẹ thay đổi rất nhanh trong suốt quá trình mang thai, do vậy rất khó để xác định xem những cơn đau nhức gặp phải là bình thường hay bất thường, và khi đó liệu mẹ có cần gọi bác sĩ hoặc thậm chí đến phòng cấp cứu hay không.

Nếu cảm thấy không an toàn hoặc đang lo lắng điều gì thì mẹ nên tới bệnh viện để nhận được sự tư vấn và giúp đỡ kịp thời nhé!

 

 

Khi nào mẹ cần tới bệnh viện kiểm tra?

Điều đó còn tùy thuộc nhiều yếu tố, ví dụ đối với nhiều mẹ một số triệu chứng có thể ít nghiêm trọng hơn so với những mẹ khác do đang ở giai đoạn mang thai an toàn hoặc thể chất của họ vốn rất tốt.

Tâm trạng thất thường là dấu hiệu có thai phổ biến ở nhiều mẹ

Ngoài các mốc khám thai quan trọng, mẹ nên thăm khám bác sĩ khi có dấu hiệu bất thường

Hãy hỏi ý kiến bác sĩ về vấn đề này trong các buổi khám thai định kỳ lịch khám thai để tìm hiểu rõ hơn những gì mình cần. Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng nào dưới đây, mẹ hãy gọi ngay cho bác sĩ để được tư vấn.

  • Em bé di chuyển hoặc hoạt động ít hơn bình thường. Mẹ sẽ bắt đầu cảm nhận được sự chuyển động của em bé ở tuần thai thứ 16, và nếu tần suất cử động của bé đột ngột giảm đi, đây có thể là dấu hiệu của một vấn đề. Hãy gọi cho bác sĩ nếu con có vẻ yên tĩnh hơn bình thường. Ngoài ra, hãy hỏi xem liệu mẹ có nên theo dõi hoạt động của bé bằng cách đếm "số lượng cú đá" hàng ngày hay không. Các bác sĩ sẽ hướng dẫn mẹ thực hiện công việc này một cách cụ thể (về cách tính và thời điểm).
  • Chảy máu âm đạo một cách bất thường. Tuy nhiên mẹ nên nhớ rằng việc rò rỉ máu âm đạo sau khi quan hệ hoặc sau khi thực hiện một cuộc kiểm tra âm đạo lại là hiện tượng bình thường.

 

 

  • Thay đổi chất dịch âm đạo: từ màu trắng sữa sang dạng nước lỏng, nhầy, hoặc kèm theo nhiều máu. Tuy nhiên mẹ bầu 3 tháng cuối thai kỳ có sự thay đổi chất dịch âm đạo còn có thể là dấu hiệu chuẩn bị chuyển dạ.
  • Áp lực vùng chậu (cảm giác bé bị đẩy xuống), đau lưng vùng dưới (đặc biệt nếu hiện tượng này xuất hiện lần đầu), cơn đau giống như đau bụng kinh hoặc đau dạ dày, xuất hiện khoảng hơn sáu cơn co thắt trong một giờ trước tuần thai thứ 37 (ngay cả khi không đau). Nếu thấy những triệu chứng này, mẹ hãy uống một ít nước và nghỉ ngơi để xem liệu chúng có giảm bớt hay biến mất trong vòng một giờ hay không. Nếu chúng không những không giảm đi mà còn có dấu hiệu nghiêm trọng hơn, hãy tới bệnh viện kiểm tra ngay.
  • Đi tiểu đau hoặc rát, cảm thấy muốn đi tiểu liên tục sau vài phút, đi tiểu ít hoặc thậm chí không đi, nước tiểu có bọt, có máu, hoặc có mùi nồng cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang.
  • Lạnh, sốt 100.4 độ F hoặc cao hơn
  • Nôn mửa kèm theo đau hoặc sốt

Mời mẹ tham khảo thêm: 19 bệnh lý nguy hiểm trong thai kỳ mẹ bầu cần biết

Ốm nghén ở các mẹ bầu

Bà bầu nôn ra máu nên đến bác sĩ ngay để kiểm tra

  • Thay đổi thị lực đột ngột hoặc gặp các vấn đề về thị giác, chẳng hạn như nhìn mờ, thấy các điểm nhấp nháy, chói hoặc thấy "chấm tròn" (các điểm tròn trong tầm nhìn của bạn). Đây có thể là dấu hiệu của tiền sản giật.
  • Đau đầu dai dẳng hoặc dữ dội không biến mất ngay cả khi bạn nghỉ ngơi hoặc uống acetaminophen. Cảm giác đau nhức đầu bất kỳ kèm theo thị lực mờ, nói nhảm hoặc tê liệt.
  • Phù mặt, vùng quanh mắt, hoặc trong bàn tay. Phù nặng hoặc đột ngột vùng bàn chân hoặc mắt cá chân, đặc biệt là vào buổi sáng.
  • Tăng cân quá nhanh
  • Chấn thương vùng bụng, chẳng hạn như  do bị ngã hoặc tai nạn xe hơi
  • Ngứa dai dẳng vùng bụng, cánh tay, chân, lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân hoặc cảm giác ngứa ngáy khắp cơ thể
  • Đau dai dẳng ở vùng bụng trên hoặc vai, đặc biệt là dưới xương sườn ở phía bên phải
  • Cúm hoặc triệu chứng cúm. Hãy cho bác sĩ biết ngay nếu mẹ tiếp xúc gần gũi với người bị cúm, hoặc nếu có bất kỳ triệu chứng cúm nào. Các triệu chứng này có thể là sốt, đau họng, ho, sổ mũi hoặc nghẹt mũi, kiệt sức, đau nhức cơ thể và ớn lạnh. Mẹ cũng có thể bị nôn mửa hoặc tiêu chảy. Để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh cúm, hãy tiêm ngừa cúm ngay khi vào mùa thu. Cúm rất nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai.
  • Trầm cảm hoặc quá lo lắng. Nếu cảm thấy buồn bã hoặc thất vọng, có cảm giác hoảng sợ, cảm thấy không thể xử lý tốt các công việc hàng ngày, thậm chí có ý nghĩ làm hại bản thân, hãy tìm sự giúp đỡ ngay lập tức.

Nếu mẹ có bất kỳ vấn đề sức khỏe nào khác, hãy gọi cho bác sĩ ngay cả khi chúng không quá liên quan đến thai kỳ (như bệnh hen suyễn nặng hơn hay triệu chứng cảm lạnh ngày càng tệ). Nếu ngày sinh của mẹ sắp tới, hãy lưu ý các dấu hiệu chuyển dạ để biết khi nào nên tới bệnh viện.

Ngoài ra, mẹ có thể tham khảo những bài viết dưới đây của POH để nắm rõ những dấu hiệu mang thai phổ biến trong những tuần đầu tiên của thai kỳ nhé! Dấu hiệu có thai sau 1 tuần - Dấu hiệu mang thai 2 tuần - Dấu hiệu có thai 1 tháng - Dấu hiệu mang thai bé trai và Dấu hiệu mang thai bé gái

Khi nào bạn cần đi cấp cứu?

Gọi 911 hoặc đến bệnh viện ngay lập tức nếu có bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Đau ngực, hoặc tim đập nhanh
  • Ho ra máu
  • Ngất xỉu, chóng mặt thường xuyên hoặc đột ngột, hay nhầm lẫn
  • Sốt cao ngay cả sau khi uống acetaminophen
  • Tiêu chảy nặng kéo dài hơn 24 giờ
  • Đau bụng dữ dội hoặc dai dẳng
  • Ói mửa nặng hoặc dai dẳng
  • Khó thở hoặc thở gấp

Nguồn: Babycenter

 

 

Để thai kỳ là quãng thời gian hạnh phúc của mẹ bầu

Các nhà khoa học cho thấy, bên cạnh việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng thiết yếu để mẹ bầu khỏe mạnh, con yêu phát triển thể chất, cân nặng và não bộ tốt trong thai kỳ, ba mẹ còn nên thực hành thai giáo để mẹ bầu tận hưởng thai kỳ tuyệt vời nhất cũng như tối ưu sự phát triển não bộ và đánh thức các giác quan của con phát triển vượt trội.

Do đó, POH xây dựng khóa thực hành thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Điểm đặc biệt trong chương trình của POH là mẹ sẽ cung cấp ngày dự sinh của con, phần mềm sẽ tính được hôm nay bạn bé đang ở ngày thứ bao nhiêu của thai kỳ.

Từ đó đưa ra bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong ngày hôm nay, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của con yêu.

Thai giáo còn là cơ hội để người chồng thể hiện tình yêu thương với mẹ bầu và con yêu để tình cảm gia đình thêm gắn kết cũng như sợi dây kết nối ba mẹ và con yêu được bền chặt hơn. Do đó, các ông bố hãy cùng vợ thực hành thai giáo cho con yêu mỗi ngày để người vợ cảm thấy mình được yêu thương và quan tâm nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti