Mang thai có kinh không? Những điều căn bản ai cũng cần biết

đăng bởi Minh Tâm

Một số người trong thời gian đầu mang thai sẽ có hiện tượng ra máu từ âm đạo giống như đang có kinh nguyệt dẫn đến việc nhầm tưởng rằng cho dù mang thai cũng sẽ có kinh. Nhưng sự thật là mẹ bầu không thể có kinh khi mang thai.

1, Mang thai có kinh không? 

Câu trả lời là không thể nào. 

Tại sao phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt?

Bởi về bản chất kinh nguyệt là một loạt các thay đổi hàng tháng mà cơ thể phụ nữ phải trải qua để chuẩn bị cho việc mang thai. Mỗi tháng, một trong hai buồng trứng sẽ giải phóng một quả trứng - một quá trình được gọi là quá trình rụng trứng. Đồng thời, sự thay đổi nội tiết tố khiến cho thành tử cung dày lên để chuẩn bị cho trứng làm tổ.  

Nếu quá trình rụng trứng diễn ra và trứng không được thụ tinh, niêm mạc tử cung sẽ bong ra và được thải ra khỏi cơ thể qua đường âm đạo. Nhiều người hay gọi chất lỏng được thải ra trong kì kinh là máu kinh, nhưng tên chính xác của nó là dòng kinh nguyệt bởi nó không chỉ có máu mà còn bao gồm cả chất nhầy cổ tử cung và các mô nội mạc tử cung. 

Vì vậy với những câu hỏi như mang thai tháng đầu có kinh nguyệt không hay  trong 9 tháng mang thai có kinh không? Thì câu trả lời đều là không. Vì lúc này niêm mạc tử cung sẽ được giữ lại trong cơ thể cho trứng làm tổ chứ không bong ra nữa, nên sẽ không thể có kinh nguyệt được.

2, Ra máu như hành kinh khi mang thai

Chảy máu hoặc ra máu có thể xảy ra ngay sau khi thụ thai, hiện tượng này là máu báo thai. Nguyên nhân là do trứng đã thụ tinh tự nhúng vào niêm mạc tử cung. Hiện tượng chảy máu này thường bị nhầm lẫn với kinh nguyệt và nó có thể xảy ra vào khoảng thời gian đến kỳ kinh nguyệt. Máu báo thai thường chỉ có một lượng nhỏ, có màu nâu hoặc đỏ tươi và kéo dài từ 2 đến 5 ngày.

Chảy máu do nội tiết tố là khi một số phụ nữ bị chảy máu nhẹ vào khoảng tuần thứ 4 đến tuần thứ 8 của thai kỳ, hoặc đôi lúc là trùng thời gian diễn ra kỳ kinh nguyệt của họ. Đây là lý do khiến nhiều người không nhận ra mình đang mang thai. Nhưng nó là một hiện tượng hoàn toàn bình thường và thường kết thúc vào khoảng tuần thứ 13 của thai kỳ vì lúc này nhau thai đã phát triển đầy đủ để sản xuất tất cả các hormone cần thiết cho việc duy trì thai kỳ.

Đây là 2 lý do phổ biến nhất khiến người ta nhầm tưởng rằng sau quan hệ có kinh nhưng vẫn có thai hoặc có thai vẫn có kinh tháng đầu. Thực chất, máu ra trong thời gian này không phải là máu kinh, nhưng bởi vì nó chảy ra từ âm đạo và thường kéo dài từ 3-5 ngày nên nhiều người mới nghĩ rằng mình đang đến kỳ kinh nguyệt.

Tuy nhiên trong vài trường hợp chảy máu như hành kinh khi mang thai là dấu hiệu của một số biến chứng sản khoa như mang thai ngoài tử cung hoặc là triệu chứng của sảy thai. Vì vậy, nếu thấy mình bị chảy máu bất thường trong thời gian mang thai, kèm với đó là những cơn đau bụng, chuột rút, cảm giác kiệt sức... mẹ bầu cần đến ngay bệnh viện để được thăm khám sớm nhất.

3, Không có kinh nguyệt có mang thai được không

Không có kinh nguyệt hay còn được gọi là vô kinh được chia làm 2 loại:

  • Vô kinh nguyên phát: Là hiện tượng phụ nữ đã đến tuổi hành kinh hoặc quá tuổi nhưng chưa từng có kinh.
  • Vô kinh thứ phát: Là hiện tượng người phụ nữ đã có kinh từ 1 lần trở lên nhưng sau đó lại bị mất kinh trong khoảng thời gian từ 3 tháng trở lên.

Đối với vô kinh nguyên phát thì nhiều khả năng là bộ máy sinh dục của người này hoạt động không bình thường nên khả năng mang thai là rất thấp, thậm chí có thể dẫn đến vô sinh, hiếm muộn. Còn vô sinh thứ phát cũng sẽ ảnh hưởng đến quá trình thụ thai và mang thai, gây ra việc khó có thai hơn người bình thường.

4, Dấu hiệu có thai

10 dấu hiệu có thai thường gặp nhất ở phụ nữ:

  • Chậm kinh.
  • Ngực căng, sưng.
  • Hay cảm thấy buồn nôn (ốm nghén) và trở nên nhạy cảm hơn với mùi của thức ăn.
  • Đi tiểu thường xuyên hơn.
  • Cảm thấy mệt mỏi.
  • Thích ngủ.
  • Táo bón.
  • Đột ngột chán ăn.
  • Tâm trạng lên xuống thất thường.
  • Đầy hơi, khó tiêu.

Ngoài ra, còn có một số mẹo vặt biết có thai theo dân gian như:

  • Lông mày, tóc mai, tóc gáy bỗng nhiên dựng đứng bất thường.
  • Gương mặt và mũi nở to ra.
  • Cổ trông gầy và dài ra đi kèm với thái dương nổi gân xanh
  • Mông nở to.
  • Âm đạo thay đổi màu sắc thành màu tím thẫm và đỏ thẫm.

Ngoài những lưu ý để có một thai kì khỏe mạnh giúp em bé sinh ra thuận lợi, thì mẹ bầu cũng đừng quên rằng giúp con phát triển về mặt tinh thần trong thai giáo cũng cực kì quan trọng nữa nha. Vì tinh thần và thể chất là luôn song hành, và sức khỏe tinh thần tốt thì sẽ có tác động vô cùng tích cực lên thể chất. Giúp em bé khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

 

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti