Liệu có khả năng mang thai vẫn có kinh?

đăng bởi Thanh Thanh

 

Tại sao phụ nữ mang thai không có kinh nguyệt?

Bạn có thể bị ra máu âm đạo khi đang mang thai, nhưng bất kỳ hiện tượng chảy máu nào bạn có thể có khi mang thai thực ra đều không phải là kinh nguyệt. Kinh nguyệt thực sự là khi niêm mạc tử cung bong ra vào cuối chu kỳ kinh nguyệt. Khi một quả trứng không được thụ tinh, nồng độ một số hormone trong cơ thể bạn giảm xuống khiến cho lớp niêm mạc tử cung, vốn đã dày lên trong nửa đầu chu kỳ để chuẩn bị sẵn sàng cho một quả trứng đã được thụ tinh, bong ra và chảy ra ngoài theo đường âm đạo. Đó là kinh nguyệt.

Nếu bạn đang mang thai, trứng đã được thụ tinh và làm tổ trong thành tử cung. Các hormone thai kỳ giúp cho cơ thể bạn duy trì lớp niêm mạc tử cung và vì nó không bong ra nên bạn sẽ không còn kinh nguyệt nữa. Chậm kinh là một trong những dấu hiệu sớm nhất của việc mang thai.

Tuy nhiên, một số người lại gặp hiện tượng ra máu như hành kinh khi mang thai hay cụ thể hơn là ra máu như hành kinh khi mang thai tháng đầu. Thực ra, có nhiều nguyên nhân giải thích cho hiện tượng này nhưng nguyên nhân phổ biến nhất đó là chảy máu do cấy ghép. 

Một số người thì chỉ chảy một ít máu, nhiều người khác chảy máu vào khoảng sau khi thụ tinh 10 - 14 ngày, và thường là có liên quan đến việc cấy ghép. Một số chuyên gia cho biết hiện tượng chảy máu khi cấy ghép xảy ra từ 5-10 ngày. 

Do đó, nhiều người không tính chuẩn xác ngày mang thai khi thấy chảy máu cấy ghép thường thắc mắc rằng mang thai tuần đầu có kinh nguyệt không? Nhưng thực chất, họ chỉ đang bị chảy máu cấy phôi. Một khi bạn đã mang thai, bạn hoàn toàn không thể có kinh trong thời gian thai kỳ. 

Chảy máu cấy ghép xảy ra khi trứng đã thụ tinh tự làm tổ trong tử cung, điều này tác động đến lớp thành tử cung, gây chảy máu.. Nó thường kéo dài từ một đến ba ngày và xảy ra một tuần trước kỳ kinh nguyệt bình thường trước đó (hoặc đôi lúc xảy ra vào khoảng thời gian bình thường của kỳ kinh). 

Vậy nên, nhiều người nghĩ rằng mình đang bị kinh nguyệt sớm hoặc lần dâu rụng này của mình khá nhẹ nhàng. Cũng vì thế, nhiều người đã gặp trường hợp vừa có kinh xong thử que 2 vạch gây bối rối. 

Vậy, làm thế nào bạn có thể nhận ra sự khác biệt giữa chảy máu làm tổ và kinh nguyệt? Không giống như máu kinh thường có màu đỏ, máu làm tổ sẽ có màu hồng nhạt hoặc nâu, thường sẽ ra ít máu hơn và không nặng dần lên như chu kỳ kinh nguyệt bình thường.

Bụng to nhưng vẫn có kinh

Thông thường, nếu bạn đã chắc chắn về việc mình đang mang thai với kết quả siêu âm, xét nghiệm chính xác từ bác sĩ, nhưng bạn vẫn có kinh hàng tháng, đấy là một dấu hiệu đáng báo động. Bởi phụ nữ mang thai không thể có kinh nguyệt được vì vậy việc chảy máu âm đạo khi bụng đã to thường là dấu hiệu của các biến chứng thai kì nghiêm trọng như mang thai ngoài tử cung, nhau bong non, viêm nhiễm cổ tử cung,... Bạn cần đến các cơ sở y tế và gặp bác sĩ càng sớm càng tốt để thăm khám về tình trạng sức khỏe của mình và thai nhi. Tránh để lâu dễ dẫn đến những trường hợp đáng tiếc xảy ra. 

Có kinh đều hàng tháng nhưng vẫn không có thai

Có kinh nguyệt đều đặn chắc chắn là một yếu tố sức khỏe quan trọng trong quá trình cố gắng mang thai. Nhưng nhiều người dù có kinh nguyệt đều đặn hàng tháng vẫn không thể có thai, vậy nguyên nhân do đâu? 

Nếu bạn đã từng bị nhiễm trùng vùng chậu, lạc nội mạc tử cung hoặc phẫu thuật vùng chậu, những thứ này đều có thể dẫn đến sẹo và làm hỏng ống dẫn trứng. Khiến cho trứng không thể tiếp cận với tinh trùng, không thể thụ thai, do đó, tuy bạn có kinh nguyệt hàng tháng nhưng vẫn không thể mang thai. 

Ngoài nguyên nhân là tổn thương ống dẫn trứng một số nguyên nhân khác dẫn đến tình trạng này là nguyên nhân về nội tiết tố bất thường, lạc nội mạc tử cung, nguyên nhân của cổ tử cung, tử cung bất thường và do cả hệ thống miễn dịch. 

Chúc mẹ sớm đón thiên thần nhỏ của mình bình an mạnh khỏe. Mẹ cũng đừng chỉ chăm chú vào chăm sóc thể chất nhưng lại bỏ qua phương diện tinh thần nhé. Mẹ hãy nhớ phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, thì em bé mới dễ chịu được, đừng quá lo lắng, bất an, như vậy rất có hại cho cả mẹ và bé.

Để làm được điều này, giúp con khỏe mạnh thông minh từ trong bụng mẹ, mời mẹ tham khảo khóa học POH Thai giáo nhé!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti