Mang thai không nghén -  mẹ có cần lo lắng?

đăng bởi Vân Minh

Điều gì sẽ xảy ra nếu mẹ không cảm thấy bụng của mình đang sôi lên và buồn nôn vào mỗi buổi sáng khi đang mang thai? Em bé liệu có vẫn đang phát triển và khỏe mạnh? Không ốm nghén có ảnh hưởng gì đến sức khỏe (hoặc giới tính) của em bé không? Đừng lo lắng, hãy cùng tìm hiểu về vấn đề này với POH nhé…

1, Mang thai nhưng không có dấu hiệu gì?

Ba tháng đầu của thai kỳ (tuần 1 - tuần 13) là khi hầu hết mọi người gặp phải các triệu chứng phổ biến như mệt mỏi, ốm nghén, nhạy cảm với mùi và đau nhức vú.  Nhìn chung, các triệu chứng mang thai sớm xuất hiện vào khoảng năm đến sáu tuần sau ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Tuy nhiên, không phải tất cả bà bầu đều sẽ xuất hiện các dấu hiệu mang thai. Điều này còn tùy thuộc vào thể chất và cơ địa của từng người. Nhưng dấu hiệu mang thai phổ biến nhất là ốm nghén lại luôn được các mẹ bầu quan tâm hơn cả. Vậy bầu không nghén có sao không?

Đối với một số mẹ bầu, ốm nghén chỉ là một dấu hiệu mang thai mà họ không bao giờ gặp phải. Về cơ bản, không có cảm giác buồn nôn và không nôn mửa khi mang thai không phải là một điều gì đó quá bất thường.

Theo ước tính 70% - 80% số người mang thai bị buồn nôn hoặc nôn. Vì vậy, vẫn có 20% - 30% số người còn lại không bị ốm nghén!

Nếu thấy mình có thai mà không có cảm giác buồn nôn, mẹ có thể cảm thấy may mắn, bối rối hoặc thậm chí là lo lắng. Vì ốm nghén là một triệu chứng thường gặp nhất trong tam cá nguyệt đầu tiên, nên có vẻ bất thường nếu mẹ không bị. Tuy nhiên, mẹ có thể không cần quan tâm đến điều này.

2, Mang thai 5 tuần không có dấu hiệu gì

Ở tuần thứ 5, mẹ có thể không có các triệu chứng thường gặp vì cơ thể chưa có phản ứng mạnh đối với sự gia tăng của hormone. Đây cũng là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng có thai 5 tuần mà không nghén. Bởi em bé trong bụng vẫn chưa phát triển đầy đủ chức năng và nhịp tim, vì vậy bé chưa cần nhiều năng lượng từ mẹ.

Kích thước em bé bây giờ chỉ khoảng từ 5-6mm nên chưa thể tạo ra sự thay đổi đáng kể trong các chức năng của cơ thể mẹ. 

3, Bầu 7 tuần mà không nghén

Ở mốc thời gian tuần thứ 7 mà mẹ vẫn không nghén, thì đôi khi mẹ không bị ốm nghén có thể là do nồng độ hormone thấp hơn nhiều so với bình thường, điều này có thể làm tăng nguy cơ sẩy thai, nhưng mẹ không cần quá lo âu. Mẹ không nên lo lắng về việc không cảm thấy ốm nghén miễn là mẹ không có dấu hiệu sẩy thai và bác sĩ cho rằng mức độ hormone của mẹ vẫn trong ngưỡng ổn định

Cũng có thể cơn ốm nghén chỉ xuất hiện muộn một chút. Mặc dù hầu hết những người mang thai đều bị ốm nghén trong khoảng thời gian từ 8 đến 14 tuần của thai kỳ, nhưng mỗi người và mỗi thai kỳ đều khác nhau, và mẹ có thể nhận thấy rằng mình bị nghén muộn hơn so với những người khác. Nhưng nếu mẹ đã bước sang tam cá nguyệt thứ hai mà không có cảm giác buồn nôn, nhiều khả năng nguyên do chỉ đơn giản là mẹ là một người mang thai không nghén.

4, Có bầu không nghén sinh con trai hay gái?

Mẹ có thể đã nghe nói rằng ốm nghén ít hoặc không nghén có nghĩa là đang mang thai con trai. Điều này dựa trên niềm tin rằng nồng độ hormone sẽ cao hơn khi mang thai bé gái và nồng độ hormone cao hơn có thể gây ra cảm giác buồn nôn nhiều hơn, mạnh hơn. Vì vậy, người ta đồn đại rằng sinh con gái sẽ trải qua những ngày ốm nghén dữ dội, và việc mang thai bé trai sẽ thuận buồm xuôi gió hơn. Tuy nhiên, những nghiên cứu để chứng minh giả thuyết này còn hạn chế.

5, Bầu không nghén con có thông minh không?

Theo Reuters Health - Những đứa trẻ có mẹ bị ốm nghén khi mang thai có thể có đầu óc nhạy bén hơn các bạn cùng lứa tuổi, theo kết quả từ một nghiên cứu nhỏ cho thấy.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng trong số 121 trẻ em Canada ở độ tuổi 3 và 7, những người có mẹ bị ốm nghén đạt điểm trung bình cao hơn trong các bài kiểm tra về IQ, trí nhớ và kỹ năng ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, nghiên cứu phát hiện "buồn nôn và nôn trong thai kỳ không có hại và trên thực tế có thể tăng cường sự phát triển tâm thần lâu dài của trẻ em", tiến sĩ Irena Nulman, thuộc Bệnh viện Trẻ em bị ốm ở Toronto, nói với Reuters Health trong một e-mail. Nulman cho biết tất cả những đứa trẻ đều đạt điểm từ trung bình trở lên trong các bài kiểm tra IQ. Nhưng trung bình, điểm số các bài kiểm tra nhất định cao hơn ở nhóm trẻ có mẹ cho biết bị ốm nghén. Và điểm số có xu hướng tăng cùng với mức độ nghiêm trọng của tình trạng ốm nghén.

Mẹ cũng đừng chỉ chăm chú vào chăm sóc thể chất nhưng lại bỏ qua phương diện tinh thần nhé. Mẹ hãy nhớ phải luôn giữ tinh thần vui vẻ, thoải mái, thì em bé mới dễ chịu được, đừng quá lo lắng, bất an, như vậy rất có hại cho cả mẹ và bé.

Để làm được điều này, giúp con khỏe mạnh thông minh từ trong bụng mẹ, mời mẹ tham khảo khóa học POH Thai giáo nhé!

Chương trình POH Thai giáo là chương trình đầu tiên và duy nhất có các bài thực hành bài bản theo ngày, cá nhân hóa cho mẹ và bé. Với POH Thai giáo, mỗi ngày mẹ chỉ cần mở app lên, chơi và hoạt động với con là đã giúp thai giáo đạt hiệu quả tối ưu, con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ.

POH Thai giáo: Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ!

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti