Thai nhi tuần thứ 26

đăng bởi

Cùng theo dõi sự phát triển của thai nhi tuần thứ 26 ngay nào!

Thật không khó tránh được việc các mẹ bầu mang thai lần đầu tiên chưa có đầy đủ kiến thức về thai nhi từng tuần một, rằng bé phát triển ra sao, mẹ cần lưu ý những gì. Sau đây là bài viết về sự phát triển thai nhi tuần thứ 26 để mẹ có thể bổ sung thêm kiến thức về bé yêu cho mình.

 

 

Thai nhi tuần thứ 26 phát triển như thế nào?

Thai nhi ở tuần thứ 26 có nghĩa là ở tuần cuối của kỳ tam cá nguyệt thứ 2, bé đang phát triển mạnh mẽ ở mọi mặt, từ các cơ quan như mắt, phổi hay mô mão.

Bé yêu nặng khoảng từ 900 gram đến 1000 gram là phát triển bình thường, chiều dài của bé cũng khoảng 35cm. Vậy nên việc thai nhi 26 tuần nặng 1kg là chuyện bình thường mẹ không nên quá lo lắng.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 27

Thai nhi tuần thứ 28

  Thai nhi tuần 26

Thai nhi tuần 26

Trong giai đoạn này, bé sẽ ngủ nhiều hơn với các giấc ngủ nông để hoàn thiện bộ não. Vì quá quen thuộc với giờ giấc trong bụng mẹ nên bé sơ sinh ra ngoài ngủ nhiều hơn là thế đấy.

Sự phát triển của thai nhi giờ đây được hỗ trợ rất lớn bởi hệ thống cột sống gần như hoàn thiện của mình, bao gồm 150 khớp nối, 33 vòng và 1.000 dây chằng.

Phản ứng của bé đối với âm thanh ngày càng trở nên nhạy cảm bởi bộ não lúc này đã phát triển hơn rất nhiều. Trong thời gian này thậm chí bé đã có thể nghe, phản ứng và phân biệt được giọng nói của ba và mẹ mình. Việc trẻ nhận thức sớm được điều này cũng sẽ giúp tăng sự gắn bó giữa bé với ba mẹ mình trước khi ra đời.

Phổi của thai nhi trong tuần tuổi này vẫn có xu hướng tiếp tục phát triển, các mạch máu quan trọng cũng tăng trưởng và phân nhánh ra nhiều hướng mới, dần tạo ra một hệ thống hô hấp hoàn thiện.

Ở cuối hệ thống hô hấp, các túi khí (những tế bào nhỏ như hình quả nho được gọi là tế bào phổi) sẽ hình thành. Sau khi bé chào đời và hô hấp, các túi này sẽ được bơm đầy không khí. Oxy theo đó sẽ được hấp thụ vào trong máu của trẻ thông qua các mạch máu nhỏ.

 

 

Nếu mẹ bầu đang mang trong mình một bé trai thì lúc này tinh hoàn của bé vẫn đang tiếp tục di chuyển từ xương chậu về phía bìu ốc.

Chúng sẽ tiếp tục di động đến điểm cuối cùng và ổn định ngay trước khi bé ra đời. Tuy vậy có rất nhiều trường hợp bé hoàn thiện quá trình này trong vòng sáu tháng đầu tiên sau khi chào đời.

Vị giác của bé bây giờ đã phát triển đầy đủ, lỗ mũi bắt đầu mở, miệng và môi của bé trở nên nhạy cảm hơn. Lợi trên của trẻ dần hình thành các chân răng, những chân răng này sẽ phát triển thành răng cửa và răng nanh khi trẻ trưởng thành.

Mẹ sẽ thấy sự phản ứng của bé khi có ánh sáng chiếu vào bụng, bé có thể phản ứng bằng cách quay đầu, thì có nghĩa bé đang hoàn thiện mắt đấy.

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

Thai nhi 26 tuần tuổi đạp nhiều là dấu hiệu gì?

Thực ra việc thai nhi đạp nhiều hay ít không có con số có thể chứng minh chính xác. Bé có thể đạp nhiều hơn khi hưng phấn, là do sự kích thích của nhiều yếu tố, thế nhưng bé cũng có thể im ắng ở ngày hôm sau.

Việc bé đang lớn dần nên sẽ phản ứng mọi chuyện tốt hơn. Thai nhi 26 tuần đạp nhiều có thể do việc mẹ ăn nhiều và no hay mẹ nằm nghiêng sang trái, bé cảm nhận được âm thanh hay ánh sáng…

Thế nhưng ngoài những yếu tố tích cực thì mẹ cũng nhớ rằng bé đạp nhiều có thể do gặp vấn đề về dinh dưỡng hay dây rốn quốn cổ làm giảm đi lượng oxy cần thiết cho bé. Mẹ nên đi khám thai định kỳ để giúp bé phát triển tốt nhé.

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Các mẹ biết đấy, trọng lượng mẹ sẽ thay đổi để phù hợp với sự lớn lên của trẻ. Bé phát triển rất nhanh trong tử cung của mẹ và mỗi phút có thể sản sinh 100.000 tế bào.

Từ tuần thứ 26 đổ đi, mỗi thai nhi có thể tăng đến 30 gram mỗi ngày. Vì vậy mà mẹ cần nạp thêm năng lượng dù là mẹ bầu thừa cân.

Thai nhi 26 tuần tuổi mẹ nặng bao nhiêu kg?

Thai 26 tuần mẹ tăng bao nhiêu kg?

Mỗi mẹ bầu sẽ tăng cân khác nhau, không phải mẹ nào cũng như mẹ bầu nào.

Trung bình mẹ sẽ mang theo trẻ có khối lượng 3200 gram - 3600 gram, nhau thai có khối lượng từ 500 gram - 900 gram, dịch ối có khối lượng khoảng 900 gram, sự phì đại tuyến vú khoảng 500 gram, thể tích máu tăng khoảng 1400 gram. Mỡ cơ thể tăng khoảng 2300 gram, mô và dịch cơ thể có thể tăng 1800 gram.

Việc mẹ bầu tăng cân phụ thuộc và nhiều yếu tố như hoạt động nghỉ ngơi làm việc của mẹ và dinh dưỡng mẹ hấp thu. Hầu hết các mẹ sẽ tăng khoảng 10-12kg khi mang bầu. Tháng đầu mẹ sẽ tăng 1kg, trung bình 3 tháng giữa tăng 5-6kg, những tháng cuối cùng sẽ tăng 4-5kg.

Mẹ tìm hiểu kĩ hơn về sự thay đổi của cơ thể mình khi mang thai tuần thứ 26 tại: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 26

Cách dưỡng thai 26 tuần tuổi

Để bé phát triển tốt nhất thì bạn nên có phương pháp dưỡng thai phù hợp về cả dinh dưỡng và chế độ sinh hoạt hàng ngày.

Mẹ nên cũng lưu ý sử dụng ghế tựa khi đi làm việc và có thể vắt chân nếu muốn để không bị đau mỏi. Tuy chứ có chứng minh đích cho việc ngồi máy tính hại đến thai nhi, thế nhưng mẹ nên sử dụng máy tính mẹ nên 15-20 phút thì đứng lên đi lại cho thoải mái và tuần hoàn máu tốt hơn.

Tử cung sẽ tốt hơn nếu như được theo dõi tại nhà để tránh các vấn đề về sức khỏe cho thai nhi, thế nhưng không phải ở đâu cũng có dịch vụ này. Mẹ nên đi khám thai định kỳ để theo dõi thai nhi nhé.

Dinh dưỡng cho thai nhi là rất quan trọng. Thay vì các món thịt thì mẹ có thể tập ăn cá nhiều hơn để tốt cho thai nhi, thời gian mang thai lâu hơn và con nặng hơn.

Omega 3 trong cá có thể ngăn ngừa  sinh non. Omega 3 có nhiều trong cá hồi, cá thu, cá đối, cá trích… axit béo omega 3 có ở dạng thuốc và mẹ có thể sử dụng không quá 2,4g mỗi ngày.

thai 26 tuần nên ăn gì

Thai 26 tuần nên ăn gì?

Thế nhưng vẫn có một số loại cá có nguy cơ nhiễm độc, mẹ nên hết sức cẩn thận khi sử dụng chúng để không ảnh hưởng tới con. Thậm chí đã có nghiên cứu chỉ ra hơn 60000 trẻ mỗi năm có nguy cơ mắc bệnh về thần kinh có liên quan đến việc khi mang thai mẹ ăn hải sản.

Tất nhiên các dinh dưỡng cần thiết như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin, khoáng chất, canxi, sắt… cũng nên được các ông bố bà mẹ đưa vào thực đơn hàng ngày một cách hợp lý. Mẹ đừng quên uống nước đầy đủ trong thời gian này.

Các ông bố nên tạo cho vợ tư tưởng thoải mái, dẫn vợ đi thư giãn, giải trí, tham gia các lớp yoga hay tư vấn tâm lý khi sinh nở.

 

 

Thai giáo giúp tối ưu sự phát triển thai nhi tuần 26

Thai giáo là gì?

Thai giáo là phương pháp khoa học nhằm tạo ra môi trường phù hợp giúp con yêu phát triển tốt nhất cả về thể chất và trí tuệ.

Thông qua các hoạt động tương tác giữa ba mẹ với thai nhi, tạo ra các kích thích tích cực tới các giác quan và não bộ, giúp con yêu phát triển toàn diện về thể chất và trí tuệ, để con yêu có một khởi đầu vượt trội.

Đồng thời, các nghiên cứu khoa học cho thấy việc áp dụng các phương pháp thai giáo cho con yêu đúng thời điểm theo sự phát triển của thai nhi giúp kích thích con yêu phát triển các giác quan, não bộ, trí tuệ và thể chất một cách toàn diện.

Nắm bắt được tầm quan trọng của việc thai giáo, nuôi dạy con ngay từ trong bụng mẹ, POH đã nghiên cứu và xây dựng nên một chương trình thai giáo online Thai giáo 280 ngày yêu thương. Đây được coi là một cuốn cẩm nang thai giáo, có chứa đầy đủ giáo trình thai giáo đồng hành cùng mẹ bầu trong suốt 280 ngày.

Nguồn: Babycenter

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti