Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 39

đăng bởi

 

38 tuần vừa trôi qua không phải là một quãng đường ngắn, mẹ thật tuyệt vời. Có những mẹ bầu đã rục rịch vượt cạn khi thấy những dấu hiệu sắp sinh, một số mẹ vẫn thấy “im ắng”. Ngày dự sinh vốn dĩ chỉ là một dự đoán, không nhất thiết bé yêu sẽ ra đời vào ngày này, nên mẹ đừng quá lo lắng, quan trọng là bé yêu không có dấu hiệu bất thường.

Biểu hiện mang thai tuần thứ 39

Ở những tuần cuối cùng của thai kỳ mẹ bầu rất dễ xuất hiện các triệu chứng ợ nóng, khó tiêu. Lúc này mẹ bầu nên tránh các thực phẩm giàu chất béo, đồng thời xây dựng cho mình một chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng và an toàn.

Mẹ có cảm thấy thời gian trôi qua rất nhanh kể từ khi bắt đầu mang thai cho tới nay? Tuy nhiên, những ngày cuối cùng của thai kỳ lại khác hẳn, mẹ sẽ cảm thấy thời gian dường như chậm hơn rất nhiều so với cả chín tháng trước đó.

Mẹ còn có thể cảm thấy khá lo lắng về việc sinh nở, hoặc sợ hãi rằng thai kỳ của mình sẽ kéo dài hơn bình thường. Sau khi qua lịch sinh dự kiến khoảng 10 ngày đến 14 ngày, các bác sĩ sẽ cân nhắc xem đây có phải là trường hợp chậm sinh và thực hiện các biện pháp y tế khác.

Trong thời gian chờ đợi, mẹ bầu và người bạn đời của mình có thể tích cực giao lưu trao đổi tình cảm với nhau để giải tỏa áp lực.

Quan hệ tình dục lúc này được cho là hữu ích trong việc hỗ trợ sinh sản sau đó. Ngay cả khi điều này không giúp ích quá nhiều cho việc sinh em bé thì nó vẫn có thể mang lại niềm vui cho mẹ bầu.

 

 

Cơ thể mẹ bầu thay đổi như thế nào ở tuần 39?

Tuần 39 vẫn là quãng thời gian an toàn, chưa được xem là sinh muộn. Bác sĩ sẽ giúp mẹ bầu kiểm tra xem bé yêu vẫn khỏe mạnh hay không và có nên chấm dứt thai kỳ ở thời điểm này hay không. Cụ thể là đo tim thai, độ co thắt tử cung, lượng nước ối, siêu âm đánh giá mức độ trưởng thành của bé….

Nếu như kết quả xét nghiệm không an toàn ví dụ nước ối thấp mẹ sẽ được bác sĩ can thiệp để chuyển dạ. Nếu như nghiêm trọng thì mẹ bầu sẽ được mổ lấy thai ngay lập tức.

Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 40

Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 41

Mẹ bầu tuần 39

Mẹ bầu tuần 39

Việc kiểm tra cổ tử cung đã sẵn sàng về độ mềm mỏng, giãn nở hay chưa sẽ tiếp tục được thực hiện đều đặn. Đây là yếu tố để giúp bác sĩ ra quyết định kích thích chuyển dạ khi nào. Nếu mẹ bầu không tự bắt đầu được việc chuyển dạ thì mẹ sẽ được can thiệp trong khoảng giữa tuần 40-41.

Mẹ bầu nên ghi nhớ số lần chuyển động của thai nhi trong tuần, nếu như chúng giảm đáng kể thì là điều đáng lo ngại và cần báo ngay với bác sĩ.

Cảm giác bị đè nặng lên cổ tử cung còn đó và ngày càng nhiều, khi này cổ tử cung sẽ dẫn mỏng đi để sẵn sàng dãn nở, khi dãn nở khoảng 10cm thì cơ thể bé sẽ thoát ra ngoài.

Một số bà bầu thấy dịch âm đạo tiết ra nhiều hơn, màu trắng, hơi lỏng. Đây là chất nhầy do các tế bào cổ tử cung sản xuất.

Tâm trạng của mẹ bầu tuần này cũng khá lẫn lộn. Mẹ có thể vui mừng nhưng không kém phần hồi hộp, bồn chồn, thậm chí là mệt mỏi và lo sợ. Mẹ có thể xem một bộ phim, gặp gỡ với những bà bầu sắp sinh khác.

Những câu hỏi thường gặp của việc mang thai tuần thứ 39

Ở tuần 39, phần đa lông tơ và chất nhầy ở da bé được hấp thụ vào trong, kết hợp với tế bào chết, dịch mật tạo nên phân su, được đẩy ra ngoài trong lần thải đầu tiên của bé. Bé sẽ sắp ra ngoài với mẹ và những người thân yêu khác, vậy các câu hỏi thường gặp khi này của mẹ là gì?

Thai 39 tuần có nên quan hệ hay không?

Đây có thể là thắc mắc của không ít bà bầu. Khi mang thai rất nhiều phụ nữ có thêm nhu cầu và ham muốn về quan hệ tình dục, thậm chí là nhiều hơn cả trước mang thai. Nếu như người phụ nữ có một thai kỳ khỏe mạnh và không có tiền sử sảy thai, sinh non, tiền sản giật… thì quan hệ tới tuần thứ 35. Câu trả lời cho câu hỏi thai 39 tuần có nên quan hệ hay không thì chắc chắn là không.

Thai 39 tuần có nên quan hệ hay không?

Lý do là vì, sau tuần 35 thì bụng đã to, khi này rất khó để quan hệ tình dục một cách bình thường. Mẹ nên tránh quan hệ tình dục khi này để tránh viêm nhiễm, chảy máu hay vỡ ối non… khiến cả 2 mẹ con nguy hiểm. Mẹ cũng nên nhớ rằng chỉ quan hệ khi mình thực sự muốn, đừng nên vì chiều chồng mà gắng sức, trong thai kỳ hãy quan hệ một cách nhẹ nhàng mà thôi.

Thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì sao?

Nếu như thai 39 tuần chưa có dấu hiệu sinh thì có nhiều nguyên do. Nguyên do đơn giản nhất là ngày dự sinh sai vì nhầm lẫn ngày trứng được thụ tinh khiến cho ngày dự sinh bị sai sót. Nếu như mẹ háo hức đến ngày sinh bé nhưng bé vẫn chưa ra đời thì đừng quá lo lắng vì ngày dự sinh vốn dĩ chỉ là ngày dự đoán mà thôi. Bé yêu sẽ chào đời khi mà bé thực sự muốn.

Lý do tiếp theo có thể là bé chưa di chuyển xuống khoang chậu vào ống cổ tử cung. Nếu như mẹ là vận động viên thì sẽ chuyển dạ chậm hơn vì các cơ vận động thường xuyên nên mẹ dẻo dai hơn, cơ thể căng và giữ được bé dễ dàng hơn. Bé cảm thấy thoải mái và chưa vội chui ra ngoài.

Mẹ ở tuần 39 nên chú ý tất cả các dấu hiệu khác lạ của cơ thể như đi tiểu nhiều kèm dịch âm đạo ra nhiều, bụng xuống thấp, lưng đau nhiều… Nếu như dịch chảy từ âm đạo chảy ra nhiều và không kiểm soát mẹ cần tới bác sĩ ngay lập tức.

Nếu như sau ngày dự sinh 1- 2 tuần mà chưa có động tĩnh bé đòi ra ngoài, tình trạng không thể kéo dài hơn nữa, bác sĩ sẽ dùng phương pháp “giục sinh”.

Thai 39 tuần mổ được chưa?

Thai 39 tuần đã phát triển toàn diện, rất nhiều bé đã được sinh thường tuần này. Với câu hỏi thai 39 tuần mổ được chưa thì câu trả lời chắc chắn là có. Một số bé chưa muốn chào đời, nhưng trường hợp của mẹ bắt buộc phải sinh mổ lấy con, thì từ sau tuần 37, việc sinh mổ đã khá an toàn.

Mẹ bầu lưu ý, nếu mẹ và gia đình muốn sinh mổ không phải do trường hợp khẩn cấp, thì phải tham khảo ý kiến bác sĩ sẽ xem mình có phù hợp hay không. Hầu hết thì bác sĩ sẽ khuyến khích mẹ sinh thường. Khi chăm sóc mẹ bầu sinh mổ sẽ vất vả hơn, thời gian lấy lại sức cũng nhiều hơn mẹ bầu thường.

 

 

Cuộc sống của mẹ bầu đang thay đổi như thế nào?

Các bác sĩ có thể đưa ra biện pháp quét màng để khuyến khích mẹ bầu sinh tự nhiên. Nếu đây là lần sinh con đầu tiên thì quá trình chuyển dạ sẽ diễn ra tương đối dài và và chậm, tuy nhiên vẫn có nhiều cách để tăng tốc độ sinh một cách tự nhiên hoặc nhờ vào sự can thiệp của bác sĩ.

Có thể sẽ có rất nhiều người đến thăm hỏi mẹ bầu và em bé sau khi sinh, tuy nhiên mẹ bầu không cần cảm thấy khó xử nếu không muốn tiếp đãi hoặc nói chuyện trong một hai tuần đầu sau sinh.

Ưu tiên hàng đầu lúc này của mẹ là chính sức khỏe bản thân và em bé. Mẹ sẽ cần rất nhiều thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi. Đồng thời mẹ cũng nên hạn chế việc trẻ tiếp xúc trực tiếp với người khác trong những tuần đầu tiên sau khi sinh. 

Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?

Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?

Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.

EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.

Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.

Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)

Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)

-----

POH Thai giáo có gì khác với các khóa học thai giáo hiện nay?

POH – Thai giáo là chương trình thực hành thai giáo được CÁ NHÂN HÓA cho từng mẹ bầu và bé.

Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình RIÊNG BIỆT.

Điểm khác biệt của POH – Thai giáo là App hiểu “NGÀY HÔM NAY” con bạn như thế nào và cần gì. Từ đó đưa ra các kiến thức, bài thực hành phù hợp với sự phát triển của con trong “NGÀY HÔM NAY”, giúp kích thích tốt nhất sự phát triển của bạn bé.

Các bài thực hành được chuẩn bị chi tiết, mẹ chỉ cần mở ra, tương tác và chơi với con hàng ngày. Rất tiện lợi và đơn giản.

POH là đơn vị ĐẦU TIÊN và DUY NHẤT ở Việt Nam cung cấp chương trình thực hành thai giáo được cá nhân hóa dành riêng cho bạn và bé.

Giúp con khỏe mạnh, thông minh từ trong bụng mẹ cùng POH Thai giáo

-----

Các khóa học  khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti