Nguyên nhân mang thai 4 tháng bị đau bụng dưới mẹ bầu nên biết

đăng bởi Minh Tâm

Nguyên nhân mang thai bị đau bụng dưới

Đau bụng dưới khi mang thai cần phải kể đến một số nguyên nhân dưới đây: 

  • Thai làm tổ trong buồng tử cung

Tuần đầu là sự hình thành và làm tổ của thai nhi trong buồng tử cung, khiến mẹ cảm thấy bụng hơi đau nhói. Hoặc thai 17 tuần đau bụng lâm râm, khó chịu. Bà bầu đau bụng dưới tháng thứ 5. Tuy nhiên, hiện tượng này là hết sức bình thường, rất nhiều thai phụ gặp phải tình trạng này. Và đương nhiên sẽ mất đi vài ngày sau đó. 

>>> Hiện tượng đau bụng qua các giai đoạn thai kỳ  

  • Thai phát triển ngoài tử cung

Một số trường hợp phụ nữ mang thai ngoài tử cung có hiện tượng đau bụng dưới. Nguyên nhân gây nên mang thai ngoài tử cung có thể kể đến như: Viêm nhiễm vòi  trứng, từng nạo phá thai, lậu, u nang buồng trứng, lạc nội mạc tử cung, hẹp tắc vòi trứng. 

  • Ăn uống thiếu dinh dưỡng

Có thể do mẹ chưa có chế độ ăn uống sinh hoạt phù hợp với bản thân. Tử cung chịu nhiều áp lực do thai nhi tác động lên, khiến mẹ bầu gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn 

Bên cạnh đó, lượng progesterone trong thời kỳ mang thai cao hơn so với bình thường. Gây ra tình trạng tiêu hóa kém, dẫn đến đau bụng khi mang thai, và táo bón. 

>>9 bí quyết mẹ bầu ăn vào con không vào mẹ  

  • Thai nhi đạp trong bụng mẹ

Đây là hiện tượng bình thường cho thấy em bé ở trong bụng mẹ đang phát triển rất khỏe mạnh. Đến giai đoạn thai nhi đạp mạnh cũng là lúc bụng mẹ trở nên căng cứng hơn. Mẹ  cảm giác đau vùng bụng dưới rõ ràng hơn.

Các vị trí đau bụng mẹ nên biết

  • Đau vùng bụng dưới khi mang thai

Thời gian đầu, mẹ bầu sẽ cảm thấy đau bụng lâm râm vùng bụng dưới. Lúc này thai đang làm tổ nên tình trạng bụng đau lâm râm sẽ hết dần trong 2-3 ngày. Tuy nhiên các trường hợp đau bụng dưới có thể xảy ra ở một bên như: bầu 4 tháng bị đau nhói bụng  bên phải, hay bên trái cơn đau có thể tự giảm hoặc cũng có lúc đau quặn thắt kéo dài. 

  • Đau bụng trên khi mang thai 

Mẹ bầu đau bụng trên khi mang thai gần ức do nguyên nhân: sức chèn ép của của tử cung ngày càng lớn, khi thai nhi đang ngày càng phát triển to lên, do ăn quá nhiều trong một bữa. Gây căng tức bụng khi mang thai tháng thứ 4  

  •   Đau bụng bên trái

Là vùng thuộc từ rốn đến xương chậu. Do tử cung của mẹ bầu bị kéo dài, với sự phát triển của bào thai, dây chằng sẽ bị áp lực lớn và kéo căng.  Áp lực lên dây chằng khiến mẹ bầu bị đau bụng dưới bên trái. Bầu 14 tuần đau bụng lâm râm.

Đau bụng dưới là triệu chứng thông thường ở trong thai kỳ, mà mẹ bầu nào cũng đều gặp phải. Vậy mẹ không cần quá lo lắng về những điều này nhé!

>> Hỏi- Đáp đau bụng và đau lưng khi mang thai 

Cách cải thiện tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Hiện tượng đau bụng dưới có thể khắc phục bằng một số mẹo mà POH đã sưu tầm dưới đây 

  • Thay đổi tư thế nằm, nếu mẹ có cảm giác đau bụng dưới bên trái hãy nằm nghiêng người sang phải rồi gác chân lên một chiếc gối
  • Dùng túi chườm ấm lên bụng tương tự như cách làm giảm đau bụng kinh. Lưu ý mẹ không nên chườm quá nóng ảnh hưởng đến thai nhi. 
  • Ngâm người và thả lỏng cơ thể hoàn toàn vào nước ấm. Đây cũng là một cách được khá nhiều mẹ bầu áp dụng. 
  • Xoa bóp cơ thể, ưu tiên vùng lưng xuống đến lòng bàn chân. Vừa để thư giãn và cũng thúc đẩy quá trình lưu thông máu, giảm đau bụng dưới
  • Sau những giờ làm việc mẹ cần thiết lập cho mình thời gian nghỉ ngơi và thư giãn khi có cảm giác đau bụng dưới. Bên cạnh việc nằm nghỉ mẹ có thể kết hợp nghe nhạc, đọc sách nhằm quên đi cảm giác đau bụng

Dấu hiệu nguy hiểm khi mang thai tháng thứ 4

Nếu mẹ gặp phải bất kỳ cơn đau nào dưới đây, hãy gọi cho bác sĩ hoặc đến bệnh viện ngay lập tức. 

  • Đau dữ dội ở một bên bụng dưới. Cơn đau này có thể là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung. Bao gồm các triệu chứng như. 

Chảy máu âm đạo 

Đau đầu, vai

Ngất xỉu, chóng mặt

  • Đau bụng dữ dội, cơn đau không biến mất,  không kèm chảy máu trong nhiều giờ. Đây có thể là dấu hiệu sảy thai hoặc bong nhau non 

  • Đau bụng trên 

Đau ngay dưới xương sườn là hiện tượng phổ biến trong thai kỳ sau    này vì thai nhi đang lớn và tử cung đẩy lên dưới xương sườn. Nhưng nếu    cơn đau này dữ dội hoặc dai dẳng, đặc biệt là ở bên phải, nó có thể là dấu hiệu của tiền sản giật . Các triệu chứng khác có thể bao gồm:

Sưng tấy đột ngột ở mặt, bàn tay hoặc bàn chân của bạn

Một cơn đau đầu rất nặng hoặc một cơn đau đầu âm ỉ sẽ không biến mất

  • Đau bụng dưới hoặc đau lưng âm ỉ 

Gọi cho bác sĩ của mẹ nếu bị đau một hoặc nhiều trong những trường hợp sau: 

+ Đau hoặc khó chịu khi đi tiểu

+ Nhu cầu đi tiểu thường xuyên hơn

+ Nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 27,5 oC

+ Đi tiểu có mùi hôi, vẩn đục hoặc có máu

Đây là những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Không phải là trường hợp khẩn cấp nhưng cần được điều trị càng sớm càng tốt

Giúp con phát triển khỏe mạnh và thông minh mẹ tham khảo khóa học thai giáo được cá nhân hóa cho từng mẹ bầu và bé. Mỗi mẹ bầu và bé là một chương trình riêng biệt. Chi tiết về thai giáo  mẹ tham gia Tại đây nhé!