Mang thai tuần thứ 32 có nghĩa mẹ bầu ở tháng thứ 8 của thai kỳ, thời gian trôi qua thật nhanh đúng không nào? Dẫu biết phải chuẩn bị cho lúc vượt cạn thật kỹ càng, thế nhưng mẹ đừng quên điểm qua những thay đổi của cơ thể ở thời gian này để lên kế hoạch chuẩn bị để giúp cơ thể được thoải mái nhất nhé.
MỤC LỤC
Biểu hiện mang thai tuần thứ 32
Cơ thể mẹ bầu thay đổi khi mang thai tuần 32
Đau bụng lâm râm khi mang thai 32 tuần
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?
Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 32
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Biểu hiện mang thai tuần thứ 32
Bởi bé vẫn đang tiếp tục lớn lên trong bụng nên mẹ bầu cần đảm bảo rằng mình có một chế độ ăn uống đầy đủ và hợp lý trong vài tuần tiếp theo.
Dạ dày của mẹ bầu có thể hơi bị đè ép do em bé chiếm khá nhiều không gian bên trong cơ thể, tuy nhiên có đến khoảng một nửa số cân nặng mà mẹ bầu tăng lên lúc này là cân nặng của thai nhi.
Một giấc ngủ ngon trong ba tháng cuối thai kỳ là việc khá khó khăn đối với mẹ bầu, chưa kể đến việc mẹ bầu không ngon giấc cũng làm ảnh hưởng đến giấc ngủ của những người xung quanh, đặc biệt là cha đứa bé.
Mặt khác, mẹ cảm thấy muốn gần gũi với người bạn tình của mình hơn bao giờ hết nhưng lại lo sợ việc quan hệ tình dục trong những tháng cuối thai kỳ sẽ gây hại cho em bé trong bụng?
Mẹ bầu không cần lo lắng vấn đề này bởi đối với hầu hết phụ nữ, quan hệ tình dục trong thời kỳ mang thai không ảnh hưởng quá nhiều đến thai nhi, trừ khi nước ối bị vỡ.
Cơ thể mẹ bầu thay đổi khi mang thai tuần 32
Chiếc bụng bầu lùm xùm của mẹ gây không ít chú ý đến những người xung quanh. Chắc chắn không ít người sẽ hỏi thăm về bé yêu của bạn, buông ra những câu nhận xét như “bụng to chắc con lớn lắm nhỉ”, “mang bầu mà gầy thế này thì làm sao con khỏe”, “sao bầu mà kén ăn thế kia”...
Mẹ bầu ơi, chắc chắn là khi xuất hiện những lời nhận xét này sẽ khiến mẹ tủi thân thế nhưng hãy bỏ ngoài tai nhé. Chúng ta luôn biết rằng mẹ bầu đã cố gắng hết sức để nuôi dưỡng và bảo vệ bé yêu rồi mà.
Xem thêm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 33
Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 34
Mẹ bầu tuần 32
Khó thở
Mẹ bầu thường xuyên thấy khó thở vì phổi và cơ hoành thường xuyên bị o ép bởi bé yêu đang lớn dần trong tử cung. Khi ngủ, mẹ bầu nên kê gối thật cao nhé. Bên cạnh đó mẹ đừng quên tập thói quen thở sâu để cảm thấy dễ chịu hơn.
Ợ nóng, đầy bụng
Thật khó tránh tình trạng ợ nóng và khó tiêu. Để hạn chế tình trạng này mẹ bầu nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày, ăn uống đa dạng hơn và đừng quên các thực phẩm như sữa, pho mát để cải thiện tình hình.
Tê chân tay
Đôi khi mẹ sẽ thấy tê cứng ở các ngón tay, cổ tay hay bàn tay. Mô ở cổ tay như các mô khác của cơ thể làm công việc giữ nước nên tăng áp lực lên ống xương cổ tay đó.
Dây thần kinh chạy qua đường ống cổ tay bị bó chặt khiến mẹ bị ngứa ran, tê cứng hay đau nhói đó. Một thanh nẹp làm vị trí ổn định cổ tay là một gợi ý không tồi. Khi đi làm mẹ cũng nên thường xuyên duỗi tay khi nghỉ ngơi để thoải mái hơn.
Giãn tĩnh mạch
Chân của mẹ có thể bị giãn tĩnh mạch, đây là một tình trạng thường gặp ở bà bầu. Mẹ hãy ngồi gác chân lên bàn hoặc kê cao chân để giúp máu đưa về thân trên. Những đôi tất cũng sẽ giúp ích cho bà bầu bị giãn tĩnh mạch.
Thân nhiệt của bà bầu luôn cao hơn người bình thường một chút, nếu như đặt tay lên bụng mẹ bầu có thể lấy sức nóng đang được lan tỏa. Vậy nên những trang phục dành cho bà bầu nên đảm bảo thoáng mát vào mùa hè. Chẳng mẹ bầu nào muốn cơ thể vừa nặng nhọc vừa nóng bức rồi.
Việc quan hệ trong lúc mang thai vẫn có thể xảy ra thế nhưng phải đảm bảo rằng mẹ bầu cảm thấy thoải mái, các hoạt động diễn ra nhẹ nhàng nhé mẹ.
Đau bụng lâm râm khi mang thai 32 tuần
Nếu như mẹ bầu đau lâm râm khi mang thai 32 tuần nên dành cho mình thời gian nghỉ ngơi, tránh sự vận động quá mạnh mẽ như khuân vác đồ vật, thậm chí là stress. Tình trạng đau bụng này phần đa do sự lớn lên của bé yêu trong tử cung.
Khi càng phát triển thì hệ thống dây chằng lại càng phải hoạt động hết công suất để thực hiện việc nâng đỡ bào thai. Sự căng cơ không chỉ khiến mẹ cảm thấy đau lâm râm bụng mà còn cả việc đau đáy thắt lưng, hai bên hông chậu,…
Tập yoga giúp mẹ bầu giảm các cơn đau
Nếu như hiện tượng này không xảy ra quá nhiều, các cơn đau không quá kéo dài thì mẹ bầu cũng không nên lo lắng vì đây là hiện tượng bình thường thôi. Mẹ có thể cải thiện tình trạng này bằng việc:
- Mẹ hãy ngồi tựa để giảm áp lực lên phần bụng và hông. Mẹ bầu nên có điểm tựa để đứng dậy và không nên ngồi bật dậy đột ngột.
- Nằm nghiêng bên trái sẽ giúp mẹ giảm bớt gánh nặng lên các phần xung quanh và cơn đau bụng lâm râm.
- Thường xuyên massage, tham gia các lớp yoga để cơ thể có thể cảm thấy thoải mái.
Thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu?
Mẹ ngày càng tò mò về sự hoàn thiện của bé yêu. Vậy thai nhi 32 tuần nặng bao nhiêu, phát triển ra sao? Khi này bé đã nặng hơn 1,8kg và dài hơn 43 cm một chút rồi. Khung xương cứng cáp và cơ thể dần hoàn thiện.
Ngoài ra, để tìm hiểu con yêu đang phát triển như thế nào trong giai đoạn này, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Thai nhi tuần thứ 32 của POH nhé!
Những điều mẹ bầu cần biết trong tuần thai thứ 32
Để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của cả mẹ và bé, khối lượng máu trung bình mà cơ thể mẹ bầu cần lúc này đã tăng lên khoảng 40 đến 50% so với những tuần thai đầu tiên.
Lúc này tử cung của mẹ bầu đã được đẩy lên gần với cơ hoành và bắt đầu chèn ép dạ dày gây ra hiện tượng hụt hơi và ợ nóng. Để giúp giảm bớt sự khó chịu trong tuần thai này, mẹ bầu có thể thử kê thêm gối khi ngủ, đồng thời cố gắng chia nhỏ các bữa ăn của mình trong ngày.
Ba mẹ đã chuẩn bị những hành trang nào cho việc chăm sóc con yêu sau khi chào đời?
Trong quá trình chăm sóc và nuôi dạy trẻ sơ sinh, ba mẹ gặp phải không ít khó khăn trong vấn đề ăn ngủ của con yêu. Vậy làm thế nào để con được ăn no, ngủ đủ giấc và cách luyện trẻ sơ sinh tự ngủ là gì?
Hiểu được điều này, giảng viên Hachun Lyonnet đã xây dựng EASY ONE_chương trình chăm sóc trẻ sơ sinh 0 - 19 tuần trên nền tảng App của POH.
EASY ONE giúp bạn xây dựng một trình tự sinh hoạt phù hợp với nhịp sinh học của con theo từng tuần tuổi, giúp con được ăn no, ngủ đủ giấc, tự ngủ. Để con có thể phát triển tốt nhất.
Các nội dung được sắp xếp theo từng ngày tuổi của con, giúp bạn dễ dàng nắm bắt và chăm sóc con hàng ngày. Chương trình được thiết kế để bạn tham gia từ lúc mang bầu cho tới khi con được 19 tuần tuổi.
Trong quá trình tham gia, bạn sẽ nhận được sự hỗ trợ của hơn 100 mẹ đã áp dụng EASY thành công trong group của EASY ONE (gói cơ bản)
Với gói cao cấp, bạn sẽ được trực tiếp chị Hachun chat hoặc gọi điện qua messenger, hỗ trợ bạn thành công trong 19 tuần đầu tiên (100% thành công)
Nguồn: Babycenter
Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:
• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn.
• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru.
• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt
• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên
• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo