Thai nhi tuần thứ 32

đăng bởi

Theo dõi thai nhi trong suốt thời gian thai kỳ là quãng thời gian vô cùng hạnh phúc của người mẹ. Khi bước sang tuần thứ 32, mẹ sẽ đón chờ những sự thay đổi nào của con đây. Mời các mẹ cùng theo dõi bài viết sau về thông tin tuần thứ 32 của mẹ bầu nhé.

 

 

Thai nhi 32 tuần phát triển như thế nào?

Theo bảng chuẩn cân nặng theo thi theo tuần tuổi thì thai 32 tuần tuổi thường sẽ nặng khoảng hơn 1,6 kg một chút, chiều dài là hơn 43 cm. Như vậy trông thai nhi sẽ giống như một củ đậu lớn. Ở thời điểm này thì bé sẽ không còn nhăn nheo và khung xương cũng dần trở nên cứng cáp hơn. 

Từ tuần thai thứ 32 trở đi, cho dù được sinh ra sớm hơn dự tình thì tỉ lệ sống sót và phát triển tốt của trẻ sẽ cao hơn rất nhiều mặc dù trẻ vẫn cần những hỗ trợ y tế đặc biệt để hô hấp. Những hỗ trợ y tế này rất cần thiết bởi phổi của trẻ vẫn chưa phát triển một cách hoàn thiện cho đến tận hết tháng thai kỳ.

Mời mẹ xem thêm: Thai nhi tuần thứ 33

Thai nhi tuần thứ 34

Móng tay và móng chân của bé bây giờ đã phát triển và hoàn thiện hoàn toàn. Nếu bé cảm thấy ngứa thì còn có thể tự mình gãi nhẹ. 

Lớp tóc trên đỉnh đầu cũng trở nên dày hơn, mặc dù sau đó chúng có thể rụng bớt sau khi sinh.

Ở giai đoạn này, thai nhi có thể đã sẵn sàng được sinh ra nếu bé đang nằm trong dạ con (đầu tử cung) của người mẹ với phần đầu hướng xuống phía dưới.

Nếu bé không đang trong tư thế đó thì mẹ bầu không cần phải lo lắng. Hầu hết trẻ sơ sinh đều sẽ quay đầu trong tuần tuổi thai thứ 36, do vậy vẫn còn rất nhiều thời gian trước khi bé ở tư thế này.

Trong thời gian này các bộ phận trên cơ thể bé đã dần trở nên hoàn thiện, cũng như các cơ quan thính giác, xúc giác, thị giác… Bên cạnh đó là việc thực hành động tác thở để phổi phát triển tốt hơn.

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

 

32 tuần là tháng thứ mấy?

Thai nhi 32 tuần, em bé đã được gần 8 tháng. Nếu tính theo thứ tự thì con đang ở tháng thứ 8.

Thai 32 tuần đạp nhiều là vì sao?

Nhiều quan niệm cho rằng thai nhi càng đạp nhiều thì các con càng khỏe mạnh. Thế nhưng trong một số trường hợp thì điều này không tốt vì một số nguyên do bé thiếu oxy do dây rốn quấn quanh cổ hay thiếu oxy, ngạt thở… nên cần được giải quyết ngay lập tức.

Chưa có con số thực sự chính xác cho tần suất đạp của bé yêu khi trong bụng mẹ để đánh giá sức khỏe của thai nhi. Nếu như quá lo lắng, bạn nên hỏi ý kiến bác sĩ và các chuyên gia sức khỏe để có thể giúp đỡ trả lời câu hỏi thích đáng.

  • Thai 32 tuần đạp nhiều có thể là do các nguyên do như:
  • Phụ nữ mang thai ăn quá no sau mỗi bữa ăn hay ăn thức ăn có nhiều mùi mạnh sẽ khiến bé đạp phản ứng.
  • Buổi tối bé thường đạp nhiều hơn vì mẹ không còn phải phân tán bởi những công việc khác, ban ngày bé bị ru ngủ bởi những hoạt động thường ngày của mẹ.
  • Ban đêm cũng là thời gian để bé có thể cảm nhận được giọng nói của mẹ và người thân rõ hơn nên thường dùng cách đạp để đáp trả.

Có thể mẹ quan tâm: Những thay đổi của cơ thể khi mang thai tuần thứ 32

Thai 32 tuần đạp nhiều là vì sao?

Thai 32 tuần đạp nhiều là vì sao?

Nhận biết thai 32 tuần ngôi đầu

Việc thai nhi 32 tuần tuổi đã quay đầu chưa cũng khiến các mẹ vô cùng quan tâm. Nhận biết thai 32 tuần ngôi đầu là khi mẹ bắt đầu nhận thấy bé xoay về ngôi thuận để chuẩn bị cho giai đoạn chào đời của mình.

Vị trí ngôi thai chuẩn là khi bé chuẩn bị chào đời mà đầu quay xuống cổ tử cung và mặt úp bên trong bụng mẹ. Thời gian từ tuần 32 đến 37 là khi bé sẽ tự quay đầu.

Thế nhưng, một số bé khác lại có vị trí mông ở bên dưới cổ tử cung, đây là vị trí tạm thời ở quý 3 của thai kỳ, thế nhưng đến tuần cuối bé vẫn không chịu di chuyển thì có thể gây khó khăn cho mẹ khi sinh nở.

Nói cách khác, tư thế của thai nhi trong bụng mẹ là căn cứ để xác định ngôi thai của bé khi chào đời. Tùy từng bé mà sẽ có các ngôi thai như ngôi chân, ngôi sau, ngôi mông, ngôi đầu…

Các mẹ thường nhận biết ngôi thai là dựa trên hình ảnh siêu âm hoặc tự phán đoán bằng tay.

Nhận biết thai 32 tuần ngôi đầu

Nhận biết thai 32 tuần ngôi đầu

Chỉ số thai nhi tuần 32 như thế nào?

Bảng dưới đây là chỉ số thai nhi tuần 32 của các bé qua các chiều dài xương đùi, chu vi bụng, chu vi đầu hay cân nặng ước tính của thai… từ đó các mẹ có thể so sánh thể trạng của em bé trong bụng mẹ với chỉ số chuẩn.

Chỉ số thai nhi tuần 32 như thế nào?

Chỉ số thai nhi tuần 32 như thế nào?

Giải thích dễ hiểu như sau:

Với tuổi thai 32+0 là thai 32 tuần tuổi, chúng có. BPD trong giới hạn 75-87mm, trung bình là 81mm. Các chỉ số còn lại là tương tự. Vậy tuổi thai 32+1 là thai 32 tuần 1 ngày…

Nếu như phần đường kính lưỡng đỉnh, phần chu vi bụng, đầu hay chiều dài xương đùi lớn hơn hoặc nhỏ hơn mức cho phép thì bác sĩ sẽ tư vấn cho các bà bầu về phương thức khắc phục.

Ngoài ra, để tìm hiểu về cân nặng thai nhi trong thai kỳ, ba mẹ có thể tham khảo bài viết Bảng cân nặng thai nhi theo tuần của POH nhé!

 

Mang thai tuần thứ 32 nên ăn gì?

Dinh dưỡng mang thai tuần thứ 32 khá quan trọng, các mẹ nên theo có một chế độ ăn uống hoàn thiện với đầy đủ các dưỡng chất.

Mức tăng trưởng nhanh chóng của thai nhi mỗi tuần khiến mẹ bên bổ sung nhiều đạm hơn. Quãng thời gian tăng trưởng của bé sẽ được hỗ trợ bởi cả nguồn đạm động vật hay từ bơ sữa, rau đậu… chúng còn sẽ giúp mẹ nhanh lành những mô tổn thương sau sinh.

Các bà bầu có thể bổ sung 70-100 gram chất đạm mỗi ngày, bên cạnh đó là các axit béo omega 3 để não bé phát triển tốt nhất, bên cạnh các chất béo hay carbohydrate….

Những chất xơ, khoáng chất và vitamin cũng vô cùng cần thiết. Những thực phẩm giàu chất xơ ở giai đoạn cuối thai kỳ để ngăn ngừa táo bón. Các chất dinh dưỡng giàu chất xơ, khoáng chất, vitamin như: Cần tây, bông cải xanh, súp lơ, các loại đậu… Với vitamin, ví dụ như Vitamin C,  đây là loại vitamin cực kỳ cần thiết và cần được cung cấp khoảng 85mg mỗi ngày để thai nhi phát triển và tốt cho sức khỏe của mẹ.

Thai 32 tuần nên ăn gì?

Thai 32 tuần nên ăn gì?

Bổ sung chất sắt là câu trả lời không thể thiếu trong việc thai 32 tuần nên ăn gì. Sắt giúp sản sinh máu để nuôi thai nhi.

Đặc biệt là ở trong tháng cuối thì mẹ càng cần máu để tránh thất thoát trong quá trình chuyển dạ. Những thực phẩm mẹ bầu có thể quan tâm là tim gan động vật, trứng hay thịt nạc…

Canxi cũng rất cần thiết ở tuần thứ 32, xương của bé đang dần cứng lên thế nên bà bầu cần bổ sung canxi để giúp bé hoàn thiện xương và tránh các bệnh về xương khớp.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo