Vàng da ở trẻ sơ sinh

đăng bởi

 

Hội chứng vàng da ở trẻ sơ sinh là gì?

Vàng da xảy ra khi trong cơ thể của bé tích tụ một lượng dư thừa bilirubin. Vàng da thường xuất hiện hai hoặc ba ngày sau khi sinh.

Bilirubin được sinh ra khi các tế bào hồng cầu hết chu kỳ sống và bị phá vỡ. Trẻ sơ sinh thường có nồng độ bilirubin cao hơn vì bé có nhiều tế bào hồng cầu. Đồng thời, gan của bé lại chưa đủ trưởng thành để lọc bỏ hết bilirubin khỏi máu.

Nếu trẻ có làn da sáng màu, vàng da sẽ khiến da bé có màu vàng. Còn nếu làn da của con sẫm màu, độ vàng sẽ thể hiện rõ hơn ở lòng trắng mắt, lòng bàn tay và lòng bàn chân.

Trẻ sơ sinh bị vàng da thường có phân màu nhạt

Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết?

Khi nồng độ bilirubin tăng cao hơn mức bình thường, màu vàng sẽ di chuyển xuống đầu và mặt của bé, trước khi lan sang ngực và bụng.

Đối với một số em bé, màu vàng thậm chí kéo xuống cả tay và chân. Vàng da ảnh hưởng đến hơn một nửa số trẻ khỏe mạnh trong tuần đầu tiên sau khi sinh và nó càng phổ biến hơn ở những trẻ bị sinh non.

Miễn là con yêu khỏe mạnh, vàng da sẽ không gây hại cho bé và sẽ tự hết trong vòng một hoặc hai tuần. Khi được hai tuần tuổi, gan của bé có khả năng lọc bỏ bilirubin tốt hơn, bởi vậy vàng da sẽ biến mất.

Triệu chứng vàng da bệnh lý ở trẻ sơ sinh

Trong một căn phòng đủ ánh sáng, các mẹ hãy thử dùng tay ấn nhẹ nhàng lên mũi hoặc trán của con. Nếu có dấu vết màu vàng nhạt trên da phía dưới chỗ ấn, mẹ nên liên hệ ngay với bác sĩ.

Nếu con có làn da tối màu, mẹ có thể thử kiểm tra độ vàng trong tròng mắt hoặc nướu răng của bé.

Các mẹ cũng có thể nhận thấy rằng con yêu:

• Buồn ngủ và chậm chạp hơn, lười hoặc kén ăn.

• Khóc thét nhiều hơn so với những trẻ sơ sinh bình thường.

• Nước tiểu màu vàng đậm và có phân nhạt màu. Các em bé khỏe mạnh thường có nước tiểu không màu hoặc vàng nhạt và phân của bé sẽ có màu vàng hoặc da cam. Phân của trẻ sơ sinh bị vàng da có màu nhạt vì không có nhiều bilirubin tới được hệ tiêu hóa.

Hãy nhanh chóng chia sẻ với nữ hộ sinh hoặc bác sĩ nếu con bị vàng da. Bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe tổng thể của bé và tư vấn cho mẹ xem con có cần điều trị hay không.

 

 

Con có nhiều khả năng bị vàng da không?

Con bạn có nhiều khả năng bị vàng da nếu:

• Bé bị sinh non.

• Bé đã có anh/chị bị vàng da trước đó.

• Bạn đã được hỗ trợ sinh nở bằng máy hút thai hoặc kẹp forceps (phóc-xép), vì trẻ sơ sinh bị bầm tím có nhiều khả năng bị vàng da hơn.

• Mẹ lựa chọn phương pháp kẹp dây rốn muộn. Con được hưởng lợi từ việc có thêm máu nhau thai, nhưng đồng thời nhiều tế bào máu của bé bị phá vỡ hơn.

Nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ có thể giúp làm giảm nguy cơ phát triển bệnh vàng da. Lời khuyên cho các mẹ là hãy cho con bú thường xuyên và nhiều nhất có thể nhé. Bé bú càng nhiều thì đại tiện càng nhiều và mỗi lần như vậy sẽ giúp con loại bỏ thêm được một chút bilirubin ra khỏi cơ thể.

Trong những tuần đầu, con có thể đi đại tiện sau mỗi lần bú sữa mẹ. Do vậy bạn có thể đánh thức bé để cho ăn thường xuyên hơn khi con buồn ngủ.

Hãy xoa bóp bụng của con mỗi ngày, chuyển động tròn theo chiều kim đồng hồ. Điều này giúp di chuyển phân của bé qua cơ thể và từ đó giúp ngăn ngừa bệnh vàng da.

Các mẹ cũng không nên cho con uống sữa bột hoặc nước để thay thế bởi sữa mẹ luôn là lựa chọn tốt nhất với nhiều dưỡng chất mà trẻ không thể tìm thấy ở bất cứ đâu.

Vàng da có nghiêm trọng không?

Vàng da hiếm khi phát triển nghiêm trọng. Nó thường xuất hiện một vài ngày sau khi sinh và tự biến mất mà không cần điều trị trong vòng một vài tuần.

Tuy nhiên, đôi khi vàng da có thể là dấu hiệu của một bệnh lý khác và được báo hiệu trước nếu mẹ thấy những dấu hiệu bất thường.

Khám vàng da ở trẻ sơ sinh nên được tiến hành sớm để có biện pháp điều trị kịp thời

Khám vàng da ở trẻ sơ sinh nên được tiến hành sớm để có biện pháp điều trị kịp thời

Hãy gọi cho bác sĩ nếu:

• Bé bị vàng da trong vòng 24 giờ sau khi sinh.

• Bé bị vàng da lần đầu tiên khi con được hơn bảy ngày tuổi.

• Vàng da của bé kéo dài hơn 21 ngày với bé sinh non.

• Vàng da của bé kéo dài hơn 14 ngày nếu bé đủ tháng.

Nguyên nhân vàng da ở trẻ sơ sinh phổ biến là:

• Tuyến giáp hoạt động kém (suy giáp), tức là tuyến giáp không sản xuất đủ hormone

. • Nhóm máu của mẹ và bé không tương thích với nhau. Những nhóm máu khác nhau có thể bị trộn lẫn trong khi mang thai hoặc khi sinh. Ví dụ, mẹ có nhóm máu Rh-âm tính còn bé có máu Rh-dương tính.

• Nhiễm trùng đường tiết niệu (UTI).

• Tắc nghẽn trong ống mật và túi mật. Các cơ quan này sản sinh và vận chuyển mật, giúp tiêu hóa chất béo.

• Thiếu hụt một loại enzyme di truyền được gọi là men Glucose-6-phosphate dehydrogenase (G6PD). Nếu bạn có tiền sử gia đình bị thiếu G6PD, hãy báo cho nữ hộ sinh hoặc bác sĩ để họ có thể theo dõi chặt chẽ các triệu chứng của con.

Ngoài ra còn có một biến chứng cực kỳ hiếm gặp của bệnh vàng da sơ sinh không thể điều trị được gọi là vàng da nhân não (Kernicterus). Vàng da nhân não chỉ ảnh hưởng đến một trong số 100.000 trẻ sơ sinh.

Về lâu dài nó có thể gây ra các vấn đề như bại não, giảm thính lực, khó khăn trong học tập, các vấn đề về mắt và răng. Cũng như bệnh vàng da nặng, vàng da nhân não khiến khả năng bú sữa của bé kém đi và chậm chạp.

Làm sao để biết con cần điều trị vàng da?

Việc con có cần điều trị tại bệnh viện hay không sẽ phụ thuộc vào mức độ bilirubin trong máu của bé. Bác sĩ có thể kiểm tra nồng độ bilirubin của con theo hai cách:

• Sử dụng một thiết bị nhỏ gọi là máy đo bilirubin. Chùm sáng sẽ chiếu vào da bé và tìm ra lượng bilirubin có trong cơ thể bằng cách kiểm tra xem da bé hấp thu hay phản xạ lại ánh sáng.

• Bằng cách lấy một mẫu máu nhỏ thông qua xét nghiệm máu gót chân. Các mẹ hãy yên tâm là con sẽ không bị quá khó chịu bởi vết chích rất nhỏ và nhanh, nó giúp bác sĩ đo được nồng độ bilirubin có trong máu của bé.

Thường thì máy đo bilirubin sẽ cung cấp tất cả thông tin mà bác sĩ cần để quyết định việc điều trị. Tuy nhiên, con bạn sẽ cần xét nghiệm máu nếu:

• Bé bị sinh non.

• Bé bị vàng da trong vòng 24 giờ đầu tiên sau khi sinh.

• Nồng độ bilirubin của bé đặc biệt cao.

Mức độ bilirubin bình thường phụ thuộc vào tuổi của bé. Nếu con được sinh ra từ 38 tuần trở lên, bảng dưới đây cho thấy mức độ bilirubin an toàn tối đa. Nếu nồng độ bilirubin của bé cao hơn mức này, con sẽ cần được điều trị.

Tuổi của bé tính bằng giờ                                   Mức độ bilirubin bình thường -

                                                                      ở mức hoặc thấp hơn (micromol / lít)

           0                                                                                            100

           6                                                                                            125

          12                                                                                          150

          18                                                                                          175

          24                                                                                           200

          30                                                                                            212

           36                                                                                           225

           42                                                                                           237

           48                                                                                           250

           54                                                                                           262

          50                                                                                            275

           66                                                                                           287

          72                                                                                           300

          78                                                                                           312

          84                                                                                           325

          90                                                                                           337

         96+                                                                                          350

Nếu nồng độ bilirubin của bé đã cao và có xu hướng tăng lên, con có thể cần điều trị tại phòng chăm sóc đặc biệt trong bệnh viện. Có nhiều mức độ điều trị khác nhau, tùy thuộc vào mức độ vàng da của bé:

Liệu pháp quang học thông thường

Bé sẽ nằm trên giường dưới một nguồn sáng phát ra các tia ở bước sóng nhất định. Ánh sáng giúp phá vỡ lượng bilirubin dư thừa trong gan của bé. Nó không giống như ánh sáng mặt trời nên sẽ không làm con bị bỏng da, nhưng sau đó có thể gây phát ban tạm thời (hoàn toàn không nguy hiểm).

vàng da

Quang trị liệu có thể làm cho bé vàng da bị nóng và mất nước.

Y tá sẽ đeo kính bảo hộ đặc biệt cho bé để bảo vệ mắt. Quang trị liệu là một phương pháp điều trị rất an toàn, nhưng nó có thể làm cho bé bị nóng và mất nước.

Do vậy, y tá sẽ thường xuyên kiểm tra nhiệt độ của con trong quá trình điều trị và dừng lại sau mỗi ba hoặc bốn tiếng để cho bé nghỉ ngơi.

Mỗi lần nghỉ thường kéo dài khoảng nửa giờ, và đó là cơ hội để các mẹ cho con bú, âu yếm và thay tã mới. Bác sĩ hoặc y tá của bạn có thể kiểm tra tã lót của bé xem có dấu hiệu mất nước hay không.

Bú sữa mẹ khi nghỉ giải lao là cách tốt nhất để cung cấp nước cho con nên bác sĩ chắc chắn sẽ khuyến khích các mẹ làm điều này.

Dù vậy, họ cũng sẽ truyền thêm nước nếu cảm thấy rằng bé đang bị mất nước. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh sử dụng liệu pháp quang học không cần đến điều này.

Phương pháp trị liệu bằng ánh sáng tăng cường

Nếu bệnh vàng da của bé không cải thiện đủ nhanh, bác sĩ sẽ khuyên bạn nên điều trị bằng liệu pháp tăng cường. Nó cũng tương tự như liệu pháp quang học thông thường, nhưng sẽ liên tục, không có thời gian nghỉ ngắt quãng để cho con bú.

Nguồn sáng được sử dụng cũng sẽ mạnh hơn, hoặc có nhiều nguồn sáng hơn trong quá trình trị liệu.

Con bạn sẽ cần được cho ăn thông qua một ống nhỏ, mềm đi từ mũi xuống bụng, nên tốt nhất các mẹ nên vắt sữa trước để cung cấp cho bé trong quá trình điều trị.

 

 

Trị liệu bằng sợi quang

Em bé của bạn sẽ được bọc trong một chiếc chăn đặc biệt có chứa các sợi quang học, giúp chiếu ánh sáng trực tiếp lên da.

Bạn vẫn có thể ôm ấp và cho bé ăn, bởi vậy con sẽ thấy yên tâm và thoải mái hơn nhờ vào sợi dây liên kết giữa mẹ và bé. Phương pháp này có thể được sử dụng nếu bé bị sinh non.

Mặc dù ánh sáng là một phương pháp điều trị hiệu quả cho trẻ bị vàng da, nhưng các mẹ tuyệt đối không nên cố gắng tự điều trị bằng cách cho bé tiếp xúc với ánh sáng mặt trời bởi nó quá nóng và có thể làm hỏng làn da của con.

Liệu pháp ánh sáng được sử dụng trong bệnh viện vẫn là an toàn và hiệu quả nhất.

Truyền thay máu

Nếu con bạn có nồng độ bilirubin trong máu rất cao, điều này có thể do vấn đề về sức khỏe tiềm ẩn, khi đó bé sẽ cần truyền thay máu. Một phần máu của bé sẽ dần dần được thay thế bằng máu phù hợp từ người hiến.

Bé sẽ được chăm sóc và quan sát cẩn thận để đảm bảo rằng bé khỏe mạnh trong suốt quá trình điều trị.

Máu mới sẽ không chứa một chút bilirubin nào, nhờ đó nồng độ bilirubin trong máu của bé sẽ giảm. Nếu con cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi, hãy tìm hiểu cách chăm sóc bé trong khoảng thời gian này.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo