Hội chứng ống cổ tay không chỉ phổ biến ở các mẹ bầu trong thai kỳ, một số mẹ có thể bị căn bệnh này sau sinh.
Mặc dù đây không phải là một hội chứng phổ biến ở các bà mẹ sau sinh nở bằng các bà mẹ đang mang thai nhưng các mẹ đừng quên tham khảo thông tin trong bài viết này của POH để kịp thời đối phó khi không may gặp phải nhé!
MỤC LỤC
Khi nào hội chứng ống cổ tay biến mất?
Hội chứng ống cổ tay sau sinh như thế nào?
Tôi đã sinh con vài ngày trước nhưng cảm giác đau và tê ở tay cùng ngón tay khi mang thai vẫn còn. Khi nào nó sẽ biến mất?
Mẹ bị hội chứng ống cổ tay sau sinh gây ảnh hưởng đến đời sống tinh thần và chăm sóc em bé sơ sinh
Điều này sẽ tùy thuộc ở mỗi người mẹ. Cơn đau thường biến mất dần khi vết sưng do thai nghén giảm. Nếu nó vẫn tồn tại ngay cả khi vết sưng đã hết thì có thể bạn sẽ cần phải đeo nẹp cổ tay hoặc có một cuộc tiểu phẫu để khắc phục vấn đề đấy.
Điều gì gây ra hội chứng này?
Cơn đau và tê sẽ bắt đầu trong giai đoạn mang thai khi ống cổ tay ở cổ tay sưng lên. Ống cổ tay là đường ống mà các dây thần kinh sẽ đi qua để đến ngón tay của bạn.
Tình trạng sưng tấy này liên quan đến việc mang thai chứ không liên quan gì đến việc cử động tay quá nhiều (rất nhiều mô trong cơ thể người mẹ thường bị sưng khi mang thai), tuy nhiên triệu chứng của chúng lại giống nhau.
Áp lực từ đường ống cổ tay bị sưng sẽ gây tê, ngứa ran, nóng rát và đau ở ngón tay cũng như cánh tay.
Hội chứng ống cổ tay sau sinh như thế nào?
Một vài phụ nữ sau khi con chào đời thấy đau và tê ở tay và ngón tay giống giống như khi mang thai. Hội chứng ống cổ tay hay còn gọi là hội chứng đường hầm cổ tay; chúng là tên gọi chung cho tình trạng bị đau, tê ở phần ngón tay.
Chúng có thể đau như kiến cắn thậm chí dần già còn mất cả cảm giác. Cụ thể là thần kinh ở phần trong ống cổ tay bị chèn ép vậy nên gây sưng viêm hay tê tới các ngón trỏ, ngón giữa…
Không chỉ phổ biến trong thai kỳ, nhiều mẹ sau sinh mắc hội chứng ống cổ tay
Với hội chứng này thì bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng việc đo điện cơ EMG để xác định vị trí thần kinh bị chèn ép là ở đâu, khuỷu tay hay cổ tay. Song song là xác định mức độ thần kinh bị tổn thương là nhẹ hay nặng để lập phác đồ điều trị hội chứng ống cổ tay.
Tùy thuộc vào mức độ đau mà bác sĩ sẽ cho mẹ tiêm thuốc giảm đau như cortisone (loại thuốc an toàn cho bà mẹ cho con bú) hay đeo nẹp cổ tay_một phương pháp điều trị đã được các chuyên gia chứng minh là hữu ích với nhiều mẹ mắc hội chứng ống cổ tay.
Hội chứng ống cổ tay điều trị ra sao?
Những người bị hội chứng ống cổ tay ở cấp độ nhẹ có thể dùng phương pháp mang nẹp cổ tay khi sinh hoạt. Ở nhà, người bệnh có thể dùng biện pháp matxa, ngâm tay nước muối. Ngoài ra có thể đến các trung tâm vật lý trị liệu để thực hiện các biện pháp điều trị khác.
Nếu như ở tình trạng nặng hơn phải dùng thuốc thì các bà mẹ phải thực sự cẩn thận khi đến khám và chữa trị tại các cơ sở y tế có chuyên khoa thần kinh hay chấn thương chỉnh hình uy tín.
Các mẹ sau sinh có thể uống Cortisone và mẹ nên nhớ uống thuốc theo đơn kê của bác sĩ để không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ và việc cho con bú.
Với phương pháp bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay thì đây là phương pháp tác động trực tiếp. Chúng sẽ tác động vào các khí huyết bị ách tắc trong lòng bàn tay để giảm đau, căng thẳng và giảm viêm hiệu quả.
Để bấm huyệt chữa hội chứng ống cổ tay hiệu quả thì các mẹ nên kết hợp với các phương pháp điều trị khác để đạt kết quả nhanh chóng.
Nếu như tình trạng hội chứng ống cổ tay sau sinh nặng, mẹ có thể hỏi bác sĩ về việc có nên thực hiện phẫu thuật ống cổ tay hay không. Phẫu thuật được thực hiện khi các phương pháp điều trị trên không hiệu quả và giảm khả năng tái phát.
Một vết rạch nhỏ sẽ được tạo ra trong lòng bàn tay, nhờ đó bác sĩ có thể cắt dây chằng ngang cổ tay (thứ đã đẩy vào dây thần kinh giữa khiến ống cổ tay sưng lên, ngăn chặn dây thần kinh hoạt động bình thường).
Sau khi cắt dây chằng, áp lực sẽ được giảm bớt, cho phép dây thần kinh giữa thực hiện chức năng của mình. Cuộc phẫu thuật này không gây đau đớn nhưng quá trình phục hồi có thể mất từ sáu đến tám tuần.
Bác sĩ xác định phác đồ điều trị hội chứng ống cổ tay cho mẹ sau sinh
Với vấn đề mổ hội chứng ống cổ tay bao nhiêu tiền thì rất khó để xác định. Bệnh nhân có thể xem giá phẫu thuật hội chứng ống cổ tay ở các cơ sở uy tín để tham khảo và lựa chọn.
Chi phí điều trị phụ thuộc vào mẹ có bảo hiểm hay không, chi phí ăn uống, đi lại, phẫu thuật hay bồi bổ sau điều trị… Con số cho ca phẫu thuật này có thể hơn 10 triệu đồng.
Để chăm sóc sau mổ hội chứng ống cổ tay thì người nhà cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết cho người bệnh như vitamin, protein…
Việc quan trọng nhất là khích lệ người bệnh tập vật lý trị liệu để vết thương mau lành, tránh đau, dính sẹo, thần kinh sớm phục hồi và hạn chế teo cơ.
Mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ nếu cơn đau và tê làm cản trở giấc ngủ hoặc thói quen hàng ngày của mẹ. Đồng thời mẹ không nên được dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không hỏi ý kiến nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe của mẹ trước nhé.
Nhiều mẹ có thể đã nghe nói việc uống vitamin B6 hàng ngày có thể giúp ích khi mắc hội chứng ống cổ tay, thế nhưng điều này chỉ đúng với những mẹ bị thiếu B6 thôi nhé.
Nếu mẹ đang có một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh, mẹ vẫn sẽ nhận được đủ lượng vitamin cần thiết mà không cần phải bổ sung thêm.
Khi nào nên đi khám bác sĩ?
Các mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc y tá nếu cơn đau và tê nhức làm cản trở giấc ngủ hay thói quen hàng ngày của mình. Đừng dùng bất kỳ loại thuốc giảm đau nào mà không hỏi trước ý kiến của chuyên gia chăm sóc sức khỏe nhé.
Lưu ý: Mặc dù các mẹ có thể đã nghe nói rằng uống vitamin B6 hàng ngày sẽ có hiệu quả, nhưng điều đó chỉ đúng với những người bị thiếu B6; còn với một chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh thì bạn sẽ luôn nhận được đủ lượng vitamin cần thiết đấy.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo