Nhiễm trùng sau sinh là gì?
Cơ thể đang phục hồi sẽ dễ bị tổn thương sau khi sinh con. Một số bệnh nhiễm trùng sau sinh đã bắt đầu tích tụ trong khi chuyển dạ, mặc dù chúng thường không rõ ràng trong nhiều ngày hoặc thậm chí vài tuần sau khi sinh.
Việc chăm sóc mẹ sau sinh mổ là đặc biệt quan trọng để tránh nhiễm trùng vết mổ
Nhiễm trùng thường gặp bao gồm:
- Viêm nội mạc tử cung, nhiễm trùng nội mạc tử cung (niêm mạc tử cung)
- Viêm vú, nhiễm trùng vú
- Nhiễm trùng vết mổ sau sinh
- Nhiễm trùng đường tiết niệu
Viêm nội mạc tử cung
Các mẹ sẽ có nguy cơ cao bị nhiễm trùng nội mạc tử cung nếu lựa chọn phương pháp sinh mổ, và nguy cơ thậm chí còn cao hơn nếu bạn chuyển dạ trước đó.
Tỷ lệ cũng cao hơn nếu cơn chuyển dạ kéo dài hoặc có một khoảng thời gian dài khi nước ối bị vỡ cho tới khi sinh con. Đối với phụ nữ sinh thường, nguy cơ bị viêm nội mạc tử cung sẽ cao hơn ở những người sinh con có sử dụng thiết bị hỗ trợ.
Viêm vú
Viêm vú, nhiễm trùng vú ảnh hưởng đến 1/10 số bà mẹ cho con bú và xảy ra nhiều hơn ở những người bị nứt núm vú.
Chưa có bằng chứng rõ ràng cho thấy những người không nuôi con bằng sữa mẹ sẽ bị viêm vú, mặc dù điều đó có thể xảy ra khi ngực bị căng cứng trước khi hết sữa.
Vết mổ bị nhiễm trùng
Nếu các mẹ sinh mổ thì có khả năng vết mổ của bạn sẽ bị nhiễm trùng đấy. Tối đa 16% những người phụ nữ lựa chọn phương pháp sinh mổ xuất hiện dấu hiệu nhiễm trùng, thường là trong vòng một tuần sau khi sinh.
Đối với sinh thường, nhiễm trùng có thể xảy ra tại vị trí vết rách hoặc rạch tầng sinh môn, tuy nhiên điều này không quá phổ biến.
Nhiễm trùng đường tiết niệu
Bạn sẽ dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu sau khi sinh, đặc biệt nếu sử dụng ống thông trong bàng quang hoặc gây tê ngoài màng cứng.
Các triệu chứng của nhiễm trùng sau sinh là gì?
Đau bụng dưới có thể là biểu hiện mẹ bị nhiễm trùng sau sinh
Nhiều bệnh nhiễm trùng đi kèm với sốt, ớn lạnh, hoặc cảm giác khó chịu, yếu ớt do bệnh, và đôi khi đây là những triệu chứng rõ ràng duy nhất. Các triệu chứng khác cần chú ý bao gồm:
- Đau bụng dưới, sốt nhẹ, sản dịch có mùi hôi (dấu hiệu của viêm nội mạc tử cung).
- Bị đau, cứng, ấm, đỏ tại một vùng trên ngực (thường chỉ ở một bên ngực) và sốt, ớn lạnh, đau cơ, mệt mỏi hoặc đau đầu (dấu hiệu của bệnh viêm vú).
- Đỏ ửng, chảy mủ, sưng tấy, ấm nóng hoặc cơn đau tăng lên xung quanh vị trí vết mổ hoặc vết thương (vết mổ khi sinh, vết rạch tầng sinh môn hoặc vết rách) hay vết mổ trông giống như bắt đầu tách ra.
- Đi tiểu khó khăn, đau đớn, bạn có cảm giác cần đi tiểu thường xuyên và khẩn cấp nhưng ít hoặc không tiểu được, nước tiểu đục màu hoặc có máu (dấu hiệu nhiễm trùng đường tiết niệu).
Nên làm gì khi có dấu hiệu nhiễm trùng?
Vì nhiễm trùng không được điều trị có thể nhanh chóng trở nên nghiêm trọng, do đó điều quan trọng là bạn phải thông báo sớm cho bác sĩ nếu bị sốt hoặc xuất hiện bất kỳ triệu chứng nào được mô tả ở trên.
Có thể các mẹ đã nghe nói rằng bầu ngực bị căng tức sữa khiến cho nhiều phụ nữ bị sốt nhẹ.
Mặc dù điều này có khả năng xảy ra, tuy nhiên đừng cho rằng căng tức ngực là nguyên nhân gây sốt sau sinh. Thay vào đó hãy gọi cho bác sĩ để được chẩn đoán nguyên nhân chính xác nhất nhé.
Các mẹ sẽ được dùng kháng sinh để điều trị nhiễm trùng. Hãy thông báo với bác sĩ nếu đang cho con bú bởi điều đó sẽ ảnh hưởng đến loại thuốc được kê cho bạn.
Chị em nên thăm khám để nhận tư vấn về những loại thuốc phù hợp khi nuôi con bằng sữa mẹ
Các loại thuốc kháng sinh thường sẽ là đủ cho bạn, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể cần dùng kháng sinh tiêm tĩnh mạch hay biện pháp điều trị khác. Ví dụ, nếu có vết thương bị nhiễm trùng thì bạn sẽ cần mổ và làm sạch vết thương.
Bạn có thể sẽ bắt đầu cảm thấy tốt hơn trong vài ngày kể từ khi bắt đầu dùng kháng sinh, nhưng điều quan trọng là phải uống thuốc đầy đủ, ngay cả khi các triệu chứng dần biến mất.
Hãy hỏi bác sĩ khoảng thời gian để thuốc bắt đầu có tác dụng và cho cô ấy biết nếu dường như chúng không hiệu quả khoảng thời gian đó. Bạn có thể sẽ cần phải chuyển sang một loại thuốc khác, hay sử dụng phương pháp khác để điều trị đấy.
Bên cạnh đó, các mẹ cũng cần uống nhiều nước để tránh mất nước và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt nhằm giúp cơ thể bạn chống lại nhiễm trùng nhé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo