MỤC LỤC
Tại sao phụ nữ bị đau lưng sau sinh?
Đau lưng sau sinh kéo dài trong bao lâu?
Tại sao phụ nữ bị đau lưng sau sinh?
Nhiều thay đổi về thể chất làm đau thắt lưng khi mang thai có thể góp phần gây ra đau lưng sau sinh đấy.
Ví dụ, trong khi mang thai, tử cung của bạn mở rộng và căng ra làm yếu cơ bụng và thay đổi tư thế, tạo áp lực lên lưng.
Tăng cân trong và sau khi mang thai không chỉ khiến cho cơ bắp phải hoạt động nhiều hơn, mà còn làm tăng áp lực cho khớp của bạn.
Thêm vào đó, sự thay đổi nội tiết tố có thể làm lỏng các khớp và dây chằng. Điều không may mắn là tất cả những thay đổi này sẽ không biến mất hết ngay sau khi bạn sinh con.
Đau lưng sau sinh là hiện tượng phổ biến ở các mẹ
Ngoài ra, trong khi sinh bạn có thể đã sử dụng các cơ bắp không thường dùng đến, do đó bạn sẽ cảm thấy bị căng cơ trong một thời gian, đặc biệt là nếu quá trình chuyển dạ diễn ra dài hoặc khó khăn.
Các yếu tố khác cũng là nguyên nhân gây đau lưng trong giai đoạn sau sinh. Nhiều bà mẹ trẻ vô tình làm cho vấn đề về lưng của họ tồi tệ hơn bằng cách không dùng đúng tư thế khi cho con bú.
Trong lần đầu tiên cho bé bú, rất có thể bạn đã quá tập trung vào việc cho bé ngậm đúng cách khiến lưng phải cúi xuống, làm căng cơ cổ và cơ lưng trên.
Bên cạnh đó, sự kiệt sức và căng thẳng của việc chăm sóc trẻ sơ sinh 24/7 cũng có thể khiến bạn khó hồi phục sau tất cả những cơn đau nhức khi sinh con, bao gồm cả đau lưng nữa đấy.
Đau lưng sau sinh kéo dài trong bao lâu?
Tình trạng này thường trở nên tốt hơn trong vòng một vài tháng sau khi sinh, mặc dù một số phụ nữ sẽ tiếp tục bị đau lâu hơn thế.
Nếu các mẹ bị đau lưng trước hoặc trong khi mang thai thì sẽ có nhiều khả năng bị đau lưng kéo dài sau khi sinh, đặc biệt là nếu nó trở nên nghiêm trọng hoặc bắt đầu xuất hiện tương đối sớm trong thai kỳ. Ngoài ra, thừa cân cũng làm tăng nguy cơ đau lưng mãn tính.
Điều trị đau lưng như thế nào?
Các mẹ có thể bắt đầu bằng cách chia sẻ với bác sĩ về tình trạng đau lưng của mình. Cô ấy sẽ đề xuất cho bạn các biện pháp tự chăm sóc phù hợp để thử trước, và đánh giá tình hình nếu cần điều trị thêm.
Các biện pháp khắc phục phổ biến tại nhà cho bệnh đau lưng bao gồm:
Bài tập thể dụng nhẹ nhàng
Khi bị đau lưng thì di chuyển xung quanh có thể là điều cuối cùng bạn cảm thấy muốn làm, nhưng nó sẽ là những gì mà cơ thể bạn cần đấy nhé.
Đầu tiên bạn hãy chọn một hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, chẳng hạn như đi bộ. Đi chậm và đi bộ ngắn trong vài tuần đầu là biện pháp an toàn có thể bắt đầu ngay lập tức kể cả đối với sinh thường hay sinh mổ.
Bài tập giảm đau lưng sau sinh cho các mẹ
Khi bác sĩ cảm thấy tình trạng của bạn đã ổn định thì bạn có thể sẽ muốn thực hiện bài tập vận động vùng xương chậu hàng ngày đấy. Bạn cũng có thể bắt đầu thực hiện dần các bài tập để tăng cường cơ lưng và cơ bụng của mình.
Hãy thử các bài tập dãn cơ nhẹ nhàng hoặc yoga, nhưng tránh căng cơ hoặc sử dụng các tư thế quá khó nhé. Hãy luôn luôn lắng nghe cơ thể mình. Nếu một tư thế hay bài tập nào đó khiến cho bạn không thoải mái thì hãy dừng lại ngay.
Điều chỉnh tư thế đúng cách
Các mẹ nên ghi nhớ những lời khuyên dưới đây trong suốt cả ngày nhé.
- Đứng và ngồi thẳng.
- Chú ý đến vị trí cơ thể của bạn khi cho bé ăn, dù bạn đang cho con bú mẹ hay bú bình. Hãy chọn một chiếc ghế thoải mái với tay vịn và sử dụng nhiều gối để hỗ trợ thêm cho lưng cùng cánh tay của bạn. Nếu đang cho con bú, các mẹ có thể cân nhắc việc mua một chiếc gối cho con bú vòng xung quanh người bạn. Ngoài ra, hãy thử sử dụng một cái ghế để chân giúp giữ cho bàn chân hơi nhô lên khỏi sàn.
- Học cách giữ tư thế đúng cách trong khi cho con bú, và luôn đưa bé đến gần ngực bạn thay vì ngược lại. Bạn cũng có thể thử các tư thế cho con bú khác nhau. Nếu bị đau vai và đau lưng trên thì tư thế nằm nghiêng sẽ là tư thế thoải mái nhất đấy.
- Luôn cúi xuống bằng đầu gối của bạn, và lấy đồ vật (hoặc bế em bé lên) bằng tư thế này để giảm thiểu áp lực lên lưng của bạn.
- Hãy nhờ người khác bê giúp các đồ vật nặng, đặc biệt nếu bạn sử dụng phương pháp sinh mổ.
Chăm sóc bản thân
Giảm đau nhức căng thẳng và chăm sóc tốt bản thân có thể giúp điều trị đau lưng cho phụ nữ sau sinh hiệu quả. Ít nhất, nó có thể giúp bạn tạm thời cảm thấy tốt hơn, do đó các mẹ hãy:
Ngâm mình trong bồn tắm ấm là cách chữa đau thắt lưng sau sinh hiệu quả mẹ nên thử
- Ngâm mình trong bồn nước ấm.
- Sử dụng một miếng chườm nóng hoặc lạnh đắp lên vùng bị đau. (Hãy bọc nó lại trước đó để bảo vệ làn da của bạn nhé).
- Mát-xa để làm dịu cơ bắp và vai bị căng cùng cơn đau thắt lưng.
- Tìm hiểu các kỹ thuật thư giãn. Chúng có thể giúp bạn làm giảm khó chịu và đặc biệt hữu ích khi đi ngủ.
- Hãy thử phương pháp kích thích thần kinh bằng xung điện qua da. Một số người đã xác nhận rằng việc sử dụng một trong những thiết bị nhỏ, ít tốn kém này có thể tạm thời làm giảm đau lưng.
Có các biện pháp nào khác nữa không?
Các mẹ cũng có thể muốn cân nhắc những gợi ý sau:
- Thuốc trị đau lưng sau sinh như ibuprofen hoặc acetaminophen. Đừng dùng nhiều hơn mức được khuyến nghị và thông báo cho bác sĩ nếu bạn cảm thấy đôi lúc mình cần dùng nhiều hơn hoặc nếu thuốc không có tác dụng.
- Vật lý trị liệu. Một nhà trị liệu vật lý có thể dạy bạn các bài tập để làm giảm hoặc ngăn ngừa đau thắt lưng.
- Liệu pháp điều trị thay thế, chẳng hạn như châm cứu hoặc phương pháp nắn chỉnh cột sống. Có một vài bằng chứng cho thấy rằng những thứ này có thể giúp giảm đau.
Các dấu hiệu cần thông báo ngay cho bác sĩ?
- Hãy gọi cho bác sĩ ngay lập tức nếu bạn xuất hiện các tình trạng sau:
- Đau lưng nghiêm trọng, liên tục, hoặc ngày càng tồi tệ hơn.
- Đau lưng do chấn thương kèm theo sốt.
- Bạn mất cảm giác ở một hoặc cả hai chân, đột nhiên cảm thấy cơ thể bị yếu và không có sự phối hợp tốt.
- Bạn mất cảm giác ở mông, háng hoặc vùng sinh dục (bao gồm cả bàng quang hoặc hậu môn). Điều này có thể khiến bạn khó đi đại tiện, tiểu tiện, hoặc gây ra tình trạng mất tự chủ.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo