Khám hậu sản 6 tuần sau khi sinh

đăng bởi

 

Tại sao cần khám hậu sản?

Mẹ sẽ cần phải tái khám sau sinh 1 tháng hoặc 6 tuần sau khi sinh để kiểm tra sự phục hồi thể chất sau khi mang thai và sinh nở, để xem sự thay đổi cảm xúc của mẹ với các sự việc xung quanh và giúp tìm hiểu, giải quyết vấn đề của mẹ trong tương lai.

Bên cạnh đó, có thể là bạn cũng cần gặp bác sĩ của mình trước thời điểm này.

Ví dụ, nếu lựa chọn phương pháp sinh mổ thì bác sĩ sẽ kiểm tra sức khỏe sau sinh mổ, khám vết mổ của bạn một hoặc hai tuần sau khi phẫu thuật để đảm bảo rằng vết mổ đang liền lại một cách tự nhiên.


Kiểm tra vết mổ sau sinh là việc cần thiết nếu mẹ đã tiến hành phương pháp sinh mổ

Ngoài ra, bạn có thể gặp phải một số cơn đau nhức liên quan đến việc mang thai hoặc sinh nở và có một số câu hỏi về sự biến đổi trong cơ thể mình.

Bạn cũng sẽ có vài thắc mắc về việc chuyển dạ và sinh nở hay về các vấn đề sau sinh như cho con bú, kiểm soát sinh nở, tập thể dục, chuyện chăn gối và công việc.

Điều này giúp cho bạn lên danh sách những câu hỏi mình cần hỏi và bất kì vấn đề nào muốn thảo luận với bác sĩ.

Mặc dù vậy, đừng để lịch hẹn cản trở bạn nhé. Thỉnh thoảng, những vấn đề tâm sinh lý cần sự giúp đỡ ngay lập tức và khi đó bạn nên đến gặp bác sĩ ngay mà không cần đợi đến lịch hẹn.

 

 

Những chủ đề được trao đổi khi đi khám hậu sản

Các mẹ có thể đưa ra bất kỳ vấn đề nào đã xuất hiện trong suốt sáu tuần qua. Lời khuyên là bạn nên viết chúng ra một tờ giấy hoặc ghi chú lại trên điện thoại của mình, vì việc thiếu ngủ có thể gây tổn hại đến trí nhớ của bạn.

Ngoài những lo ngại cụ thể thì bác sĩ cũng có thể sẽ đưa ra một vài chủ đề như: Bất kì những biến chứng trong quá trình mang thai và sinh nở. Nếu có, bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn cách kiểm soát tốt các biến chứng đó cũng như chăm sóc sức khỏe trong kì mang thai sau.

Nếu vẫn còn thắc mắc về bất kỳ rắc rối nào gặp phải trong thời kỳ mang thai và sinh nở của mình thì đây là thời điểm thích hợp để hỏi đấy, bởi ngay cả khi bạn đã được giải thích rõ ràng ngay trong lúc đó thì cũng thật khó để nhớ được tất cả.



Mẹ không nên ngần ngại đưa ra bất kỳ thắc mắc nào liên quan đến sức khỏe sau sinh của mình

Trong quá trình mang thai, thường sẽ có những triệu chứng sinh lý như vẫn còn kinh nguyệt, không thoải mái, đau âm đạo và xương chậu, buồn tiểu nhiều lần hoặc đau ngực.

Nếu trong cuộc trao đổi bác sĩ vẫn chưa nhắc đến những triệu chứng đó thì các mẹ cũng đừng ngại ngần chia sẻ và thắc mắc nhé.

Bác sĩ cũng cần tham khảo trạng thái tâm lý của bạn, chẳng hạn như nhu cầu làm mẹ cũng như vấn đề về mặt tâm lý mà bạn đang phải chịu đựng. Đừng cảm thấy ngại ngùng mà hãy chia sẻ với bác sĩ nếu bạn cảm thấy quá nhiều, lo âu, phiền muộn.

Bạn có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ về việc nuôi con bằng sữa mẹ.

Bạn cũng có thể hỏi ý kiến bác sĩ những biện pháp tránh thai an toàn. Nếu có ý định sử dụng màng ngăn âm đạo hay đặt vòng, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ trước để xem liệu cơ thể bạn đã sẵn sàng chưa

Bạn có thể ý kiến bác sĩ về việc thời điểm nào là tốt nhất cho chuyện chăn gối. Thường thì phụ nữ sẽ không có ham muốn trong vòng vài tháng sau khi sinh. Tốt nhất là hãy chờ đợi cho đến khi cơ thể bạn sẵn sàng.

Ngoài ra các mẹ cũng có thể xin ý kiến của bác sĩ về chế độ ăn uống cũng như các bài tập thể dục tốt cho khung xương chậu của mình nhé.

Các bước khám hậu sản

Trong suốt buổi khám, bác sĩ sẽ:

  • Kiểm tra cân nặng và huyết áp của bạn.
  • Kiểm tra phần bụng để đảm bảo da bụng không bị mềm yếu. Nếu như sinh mổ thì bác sĩ sẽ kiểm tra vết khâu.
  • Kiểm tra ngực để đảm bảo không có chỗ sưng u, mềm nhũn, đỏ ửng, núm vú bị nứt hoặc bị chảy mủ.
  • Kiểm tra cơ quan sinh dục ngoài bao gồm luôn phần đáy chậu. Nếu phải tiến hành rạch âm hộ để thuận tiện cho việc sinh nở thì bác sĩ sẽ kiểm tra xem vết thương đã lành chưa.
  •  Làm một bài kiểm tra mỏ vịt để xem âm đạo và cổ tử cung có vết bầm tím, trầy xước hay có vết rách nào đã lành không. Và nếu mẹ phải làm xét nghiệm Pap (xét nghiệm Phết tế bào cổ tử cung) thì bác sĩ cũng sẽ tiến hành luôn trong quá trình kiểm tra mỏ vịt.
  • Làm một vài xét nghiệm khung xương chậu và dạ con để xem nó có co lại một cách tự nhiên không; kiểm tra cổ tử cung và buồng trứng có vấn đề không cũng như các cơ ở phần âm đạo. Có thể bác sĩ sẽ xét nghiệm luôn cả trực tràng.

 

 

Những công việc khác trong quá trình khám hậu sản

Trước khi bạn đi, bác sĩ cũng sẽ:

  • Yêu cầu xét nghiệm trong phòng thí nghiệm nếu cần thiết. Ví dụ, nếu bạn bị thiếu máu trong quá trình mang thai hoặc mất máu khi sinh, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu. Nếu bạn bị bệnh tiểu đường trong thời kỳ thai nghén, bạn sẽ có một buổi xét nghiệm dung nạp glucose.
  • Bác sĩ có thể sẽ yêu cầu chích ngừa để phòng các loại bệnh như uốn ván, yết hầu, ho gà, nóng sốt, rubella hay cúm gà. Nếu như bạn không miễn nhiễm với rubella hay thủy đậu trước khi mang thai, bạn cần phải tiêm phòng ngay sau khi sinh. Nếu không, bạn cần phải tiêm phòng ngay. Vắc-xin thủy đậu có 2 liều, nếu bạn tiêm lần đầu tiên ngay sau khi sinh thì liều thứ 2 là sẽ là thời điểm khám hậu sản.
  • Chuẩn bị kỹ những giấy tờ cần thiết. Nếu bạn xin nghỉ thai sản thì bạn cần phải mang theo giấy tờ để bác sĩ điền vào.
  • Thông báo cho bạn lịch kiểm tra phụ khoa định kỳ (bao gồm những phương pháp tránh thai bạn đã chọn) và cung cấp những thông tin khác cần thiết cho bạn.
  • Trước khi rời khỏi, đảm bảo rằng các sĩ đã giải đáp hết tất cả thắc mắc của bạn về quá trình mang thai và sinh nở cũng như cách chăm sóc con sau này.

Nguồn: Babycenter

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo