Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Cách sử dụng sữa để ngăn mát an toàn

đăng bởi Hoài Anh

Để bảo quản sữa mẹ được lâu hơn sau khi vắt ra, hầu hết các mẹ sẽ trữ trong tủ đông hoặc ngăn mát tủ lạnh. Nhiệt độ thấp không chỉ giúp kéo dài thời gian sử dụng sữa mà còn giữ nguyên các chất dinh dưỡng trong sữa. Nhưng sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu? Làm thế nào để bảo quản và sử dụng sữa đã trữ trong ngăn mát tủ lạnh một cách an toàn nhất? POH sẽ giải đáp cho mẹ với bài viết sau!

Sữa mẹ để ngăn mát được bao lâu?

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh là phương pháp đơn giản và rất tiện lợi. Mỗi khi bé đến cữ ăn, mẹ có thể chủ động lấy sữa ra hâm nóng cho bé ăn một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn cho bé, mẹ cần biết thời gian tối đa trữ sữa trong ngăn mát mà vẫn giữ được chất lượng tốt nhất.

Theo khuyến cáo từ các chuyên gia y tế, sữa mẹ có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh ở nhiệt độ từ 0 đến 4 độ C trong khoảng thời gian từ 3 đến 5 ngày. Để đảm bảo chất lượng tối ưu, mẹ nên sử dụng sữa mẹ đã bảo quản trong ngăn mát trong vòng 3 ngày đầu tiên. Sữa mẹ để lâu hơn có thể vẫn an toàn, nhưng hàm lượng dinh dưỡng và kháng thể có thể giảm đi.

Thời gian an toàn khi bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát là 3-5 ngày

Tuy nhiên, thời gian bảo quản sữa còn phụ thuộc vào một vài yếu tố khác như:

  • Nhiệt độ tủ lạnh: Nhiệt độ ngăn mát tủ lạnh là yếu tố quan trọng nhất quyết định thời gian bảo quản sữa mẹ. Ngăn mát tủ lạnh trữ sữa phải có nhiệt độ ổn định trong khoảng từ 0 đến 4 độ C. Nếu nhiệt độ tăng giảm bất thường, hoặc có sự cố ngắt điện, sữa mẹ trữ trong tủ có thể nhanh chóng bị hỏng.
  • Chất lượng túi trữ sữa: Túi trữ sữa mẹ hoặc bình đựng cần đảm bảo chất lượng cao, không chứa BPA, và phải được đậy kín để ngăn chặn vi khuẩn xâm nhập. Túi trữ sữa kém chất lượng hoặc không được dán, đậy kín sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, khiến sữa mẹ dễ bị hỏng hơn và cũng không an toàn cho bé dùng.
  • Độ tươi của sữa: Sữa mẹ càng tươi thì thời gian bảo quản càng lâu. Sữa mẹ được vắt ra và cho vào tủ bảo quan ngay lập tức sẽ giữ được chất lượng tốt hơn so với sữa đã để ở nhiệt độ phòng trong một thời gian trước khi đưa vào ngăn mát.

Để đảm bảo an toàn cho bé, tốt nhất là sau khi lấy sữa từ ngăn mát ra và hâm lại, mẹ kiểm tra chất lượng sữa trước khi cho bé sử dụng. Nếu nhận thấy các dấu hiệu sữa mẹ đã hỏng như mùi lạ, màu sắc thay đổi, hoặc bị đóng váng không đều, mẹ nên bỏ đi để tránh nguy cơ cho sức khỏe của bé.

Với các mẹ ít kinh nghiệm vắt sữa và bảo quản, chắc chắn sẽ có nhiều băn khoăn và lo lắng như sữa mẹ vắt ra để được bao lâu ở nhiệt độ thường? Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng? Sữa mẹ vắt ra để trong máy hâm sữa được bao lâu? Mẹ hãy tham khảo bài viết Sữa mẹ hút ra để ngoài được bao lâu? để hiểu rõ hơn nhé!

Lưu ý bảo quản sữa trong ngăn mát tủ lạnh tránh nhiễm khuẩn

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh không chỉ đơn giản là đặt sữa vào tủ mà cần tuân theo những quy tắc nhất định để đảm bảo sữa không bị nhiễm khuẩn và giữ nguyên chất dinh dưỡng. 

Nếu có thể bảo quản sữa trong một tủ riêng biệt sẽ giảm được tối đa nguy cơ nhiễm khuẩn. Tuy nhiên không phải gia đình nào cũng có điều kiện để trữ sữa riêng mà thường phải bảo quản chung với các loại thực phẩm khác trong tủ. Và dưới đây là một số điều có thể làm để mẹ bảo quản sữa một cách an toàn.

Mẹ nên lựa chọn các loại túi trữ sữa chuyên dụng, không chứa BPA và được thiết kế đặc biệt để bảo quản sữa mẹ. Nếu sử dụng hộp nhựa hoặc thủy tinh, cần có nắp đậy kín và đảm bảo không chứa chất gây hại như BPA. Không nên dùng các loại túi hoặc hộp đựng kém chất lượng bởi nó sẽ làm sữa nhanh hỏng, ám mùi và tăng nguy cơ nhiễm khuẩn.

Sử dụng túi hoặc bình trữ sữa chuyên dụng để tránh nhiễm khuẩn

Nếu có ý định trữ sữa, ngay sau khi hút sữa xong, mẹ hãy đổ sữa vào bình hoặc túi đã chuẩn bị sẵn, sau đó đậy kín trước khi đặt vào ngăn mát. Đặt các túi và bình này ở vị trí sâu bên trong ngăn mát, vì đây là nơi có nhiệt độ ổn định nhất. Mẹ không nên đặt sữa ở cửa tủ lạnh, vì khi mở đóng tủ nhiệt độ ở khu vực này thường thay đổi liên tục, làm sữa nhanh hỏng.

Nếu có thể mẹ nên dành một ngăn riêng trong tủ chỉ để trữ sữa, tránh để cùng với các loại thực phẩm khác, đặc biệt là đồ tươi sống hoặc có mùi. Ghi rõ ngày và giờ vắt sữa trên mỗi túi hoặc hộp đựng để dễ dàng theo dõi và sử dụng sữa theo thứ tự. Sữa vắt sau để bên trong, sữa vắt trước để bên ngoài và ưu tiên sử dụng trước.

Trong trường hợp mẹ vắt sữa nhiều lần trong ngày, nên hạn chế trộn sữa đã bảo quản trước đó với sữa mới vắt. Nếu muốn trữ chung, mẹ làm lạnh sữa mới vắt trước rồi mới cho vào cùng với sữa đã trữ trong ngăn mát.

Hạn chế trộn sữa cũ và sữa mới để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn

Cẩn thận không bao giờ thừa. Bằng cách tuân thủ các bước bảo quản và kiểm tra sữa kỹ lưỡng, mẹ sẽ yên tâm rằng bé yêu sẽ có bữa ăn đảm bảo dinh dưỡng và an toàn.

Với sữa được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh, mẹ nên hâm nóng trước khi cho bé sử dụng. Ở phần tiếp theo POH sẽ hướng dẫn và đưa ra những lưu ý quan trọng khi sử dụng sữa mẹ lấy từ ngăn mát ra.

Cách sử dụng sữa mẹ để ngăn mát an toàn

Sữa mẹ để ngăn mát có cần hâm nóng? Câu trả lời là Có.

Sữa mẹ trữ trong tủ lạnh nên được làm nóng ở 40 độ trước khi cho bé ăn. Cách hâm nóng sữa mẹ để tủ lạnh tốt nhất là dùng máy hâm sữa. Mẹ chỉ cần đặt túi hoặc bình sữa vào máy hâm chuyên dụng, chọn nhiệt độ phù hợp và đợi cho sữa ấm dần lên. Không nên hâm nóng sữa ở nhiệt độ quá cao vì có thể làm mất đi các chất dinh dưỡng quan trọng.

Nếu không có máy hâm sữa, mẹ cũng có thể làm ấm sữa bằng cách đặt túi hoặc bình sữa vào một bát nước ấm (tuyệt đối không dùng nước sôi). Mẹ có thể cẩn thận dùng nhiệt kế đo nhiệt độ nước trước khi hâm sữa để đảm bảo dinh dưỡng. Nhẹ nhàng xoay bình sữa trong nước ấm cho đến khi sữa đạt nhiệt độ phù hợp. Tránh lắc mạnh vì điều này có thể làm phân tách lớp váng béo của sữa.

Sau khi hâm nóng, mẹ kiểm tra nhiệt độ sữa bằng cách nhỏ một giọt sữa lên cổ tay. Nếu sữa ấm vừa phải, mẹ có thể yên tâm cho bé dùng rồi.

Mẹ nên kiểm tra độ ấm của sữa trước khi cho bé ăn

Sữa mẹ sau khi đã hâm nóng nên được sử dụng ngay và không để lại quá lâu. Nếu bé không uống hết, mẹ có thể giữ lại cho bé uống trong vòng không quá 2 giờ nhưng tuyệt đối không hâm lại hoặc trữ lại. Tốt nhất là phần sữa dư nên bỏ đi để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn. Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết: Sữa mẹ bé bú không hết để được bao lâu? Những điều cần biết về bảo quản sữa mẹ còn dư để biết cách sử dụng phần sữa dư nhé!

Có hai lưu ý nhỏ cho mẹ là không nên dùng lò vi sóng để hâm sữa và không trộn sữa đã hâm nóng với các phần sữa khác. 

Lò vi sóng không chỉ làm sữa nóng không đều mà còn phá hủy các kháng thể và dưỡng chất quan trọng trong sữa mẹ. Hơn nữa, việc hâm nóng sữa bằng lò vi sóng có thể làm một vài điểm sữa nóng hơn hẳn, dễ gây bỏng cho bé.

Mẹ cũng không nên trộn sữa đã hâm nóng còn dư với sữa mới vắt hoặc sữa mới hâm bởi điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và ảnh hưởng đến chất lượng sữa.

Bảo quản sữa mẹ trong ngăn mát tủ lạnh là phương pháp thuận tiện cho các mẹ nuôi con nhỏ. Tuy nhiên, cần chú ý lựa chọn dụng cụ lưu trữ phù hợp, hâm nóng đúng cách, và sử dụng sữa trong thời gian khuyến nghị để tránh những rủi ro không mong muốn mẹ nhé!

Để chăm sóc bé yêu một cách toàn diện và khoa học, mẹ có thể tìm hiểu thêm về khóa POH EASY. Ngoài những hướng dẫn nuôi theo theo EASY & Tự ngủ, khoá học còn cung cấp các thông tin và kiến thức hữu ích về nuôi con bằng sữa mẹ, từ cách kích sữa, bảo quản tới hướng dẫn cho bé bú. Đây sẽ là nguồn tài nguyên quý báu giúp mẹ tự tin hơn trong hành trình nuôi dưỡng và chăm sóc bé yêu. Mẹ tham khảo POH EASY tại đây!

Câu hỏi thường gặp

Sữa mẹ để ngăn mát có mất chất không?

Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh nếu được bảo quản đúng cách sẽ giữ nguyên phần lớn các chất dinh dưỡng cần thiết cho bé. Tuy nhiên, thời gian bảo quản càng lâu thì một số dưỡng chất, đặc biệt là vitamin và các kháng thể, có thể bị giảm đi một phần. Vì vậy, mẹ nên sử dụng sữa mẹ trong vòng 3 ngày đầu tiên để đảm bảo chất lượng tốt nhất cho bé.

Sữa mẹ để ngăn mát đóng váng có sao không ?

Sữa mẹ để trong ngăn mát tủ lạnh thường sẽ xuất hiện một lớp váng béo nổi lên trên bề mặt. Đây là hiện tượng tự nhiên do sự phân tách của chất béo trong sữa mẹ khi bị làm lạnh. Điều này là hoàn toàn bình thường và không phải dấu hiệu của sữa bị hỏng. Khi hâm nóng hoặc lắc nhẹ, lớp váng này sẽ hòa tan trở lại với phần sữa phía dưới. 

Sữa mẹ rã đông để ngăn mát được bao lâu?

Sữa được cấp đông sẽ ở dạng đông đá. Sau khi rã đông, sữa mẹ có thể được bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh từ 24 đến 48 giờ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn và chất lượng, mẹ nên sử dụng sữa đã rã đông càng sớm càng tốt, tránh để quá thời gian khuyến nghị. Đặc biệt, sữa mẹ đã rã đông không nên đông lại lần nữa vì điều này có thể làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và giảm chất lượng dinh dưỡng.

Sữa mẹ vắt ra để ngoài có cần hâm nóng?

Nếu sữa mẹ vừa mới vắt ra và để ngoài trong khoảng thời gian ngắn, mẹ có thể cho bé uống trực tiếp mà không cần hâm nóng. Tuy nhiên, nếu sữa đã để ngoài lâu hoặc đã được bảo quản trong ngăn mát, mẹ nên hâm nóng trước khi cho bé uống để đảm bảo chất lượng sữa và an toàn cho bé.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo