Những dấu hiệu cho thấy bé bị ngộ độc
Cho dù mẹ có cẩn thận như thế nào, tai nạn vẫn có thể xảy ra. Trẻ đột ngột không khỏe có thể là dấu hiệu của việc ngộ độc.
Trẻ bị ngộ độc sữa đối với một số loại sữa bột bị nhiễm khuẩn
Nếu mẹ nghi ngờ điều này xảy ra với bé, hãy chú ý tới những dấu hiệu sau:
- Buồn ngủ
- Buồn nôn và ói mửa
- Tiêu chảy
- Đau bụng
- Đau hoặc rát xung quanh mũi hoặc miệng
- Sốt hoặc ớn lạnh
- Đau đầu hoặc khó chịu
- Khó thở
- Ăn không ngon miệng
- Khó nuốt
- Chảy nước miếng
- Nổi phát ban
- Môi và da xanh xao
- Co giật
- Bất tỉnh hoặc không phản ứng
Các dấu hiệu cho thấy bé nuốt phải vật gì đó
Nếu bé cố nuốt một vật rắn, bé có thể bị sặc. Mẹ sẽ nhận thấy rằng con đột nhiên không thể thở, nói hoặc ho đúng cách. Lúc này, mẹ cần sơ cứu cho bé ngay lập tức.
Tuy nhiên, đôi khi, mẹ có thể không chắc chắn liệu có phải bé nuốt phải thứ gì không. Nếu vật lạ bị mắc kẹt trong dạ dày hoặc trong thực quản của bé, theo thời gian, mẹ có thể nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Chảy nước dãi nhiều hơn bình thường
- Gặp khó khăn khi nuốt
- Nôn khan hoặc nôn
- Dường như đang cảm thấy đau hoặc khó chịu ở cổ, ngực hoặc bụng
- Không chịu ăn
- Sốt
Mẹ phải làm gì khi bé nuốt phải thứ gì đó nguy hiểm?
Cố gắng giữ bình tĩnh để có thể suy nghĩ rõ ràng. Khi mẹ bình tĩnh, mẹ mới có thể giữ cho bé bình tĩnh.
Tìm hiểu xem bé đã nuốt phải thứ gì và nuốt bao nhiêu.
Đưa bé đi cấp cứu ngay lập tức nếu bé phải nuốt phải những thứ sau:
- Hóa chất gia dụng, như thuốc tẩy, chất tẩy rửa lò nướng, chất tẩy rửa nhà vệ sinh…
- Hóa chất làm vườn, chẳng hạn như thuốc diệt cỏ dại hoặc viên sên.
- Pin nút: soda từ pin nút sẽ rò rỉ ra khi bị nuốt, gây bỏng từ bên trong
- Vật sắc nhọn như thủy tinh, hoặc ghim.
Nếu có thể, hãy mang hộp đựng vật đó, hoặc một mẫu của nó, để cho bác sĩ thấy.
Con bạn có thể bị nhuốm màu, đau hoặc phồng rộp quanh miệng nếu nuốt phải thứ gì đó có tính ăn mòn, như thuốc tẩy hoặc chất tẩy rửa khác. Khuyến khích bé nhấm nháp sữa hoặc nước để làm dịu cơn đau.
Nếu mẹ nghĩ rằng bé đã nuốt phải thuốc, hãy đưa bé đến bác sĩ. Cố gắng giữ cho bé tỉnh táo.
Nếu mẹ không chắc chắn liệu bé có nuốt phải thứ gì hay không, vẫn hãy cứ đưa bé đến bệnh viện để kiểm tra.
Làm thế nào để bảo vệ bé khỏi việc nuốt phải vật nguy hiểm?
Trẻ nhỏ thích cho mọi thứ vào miệng. Đó là cách bé khám phá và tìm hiểu về thế giới. Đó là một lý do khiến bé thường nuốt phải thứ gì đó không nên.
Mẹ nên để các chất tẩy rửa tránh xa tầm với của con để tránh bị ngộ độc
Để giữ cho bé an toàn, hãy để các chất độc hại và các vật nhỏ ra khỏi tầm với của bé. Tất cả những vật dụng sau đây là những mối nguy hiểm tiềm tàng:
- Sản phẩm tẩy rửa gia dụng và chất tẩy rửa viên nang
- Pin nút
- Sơn, tẩy sơn và các sản phẩm trang trí khác
- Thuốc trừ sâu
- Thuốc tây
- Rượu, thuốc lá, và thuốc lá điện tử
- Nam châm
- Các vật sắc nhọn như kính vỡ, ghim, kim, đinh ấn dao cạo và kẹp tóc
- Đồng xu
- Đồ chơi nhỏ, như viên bi
- Bút chì, bút
- Cây cối, nấm
- Đồ trang điểm
- Dầu thơm
- Nước hoa, nước thơm dùng sau khi cạo râu, và chất khử mùi
Đây là cách để giữ các vật phẩm có hại nằm ngoài tầm với của bé:
- Cất giữ bất cứ thứ gì có thể gây hại trong tủ cao hoặc có khóa.
- Nhớ rằng không có hộp đựng hay loại chai lọ nào là hoàn toàn an toàn cho bé. Không có nắp chai nào chắc chắn đến mức bé không thể mở ra được. Bé hoàn toàn có thể mở hộp thuốc ra khi ngồi một mình trong một khoảng thời gian.
- Đừng để thuốc trong phòng.
- Đừng mang thuốc trong túi của mẹ. Không cho phép bé chơi với hộp đựng thuốc rỗng. Vì bé có thể học cách mở nắp chống trẻ em sau khi chơi với chiếc lọ rỗng.
- Giữ thuốc, thuốc trừ sâu và các sản phẩm làm sạch trong hộp. Không bao giờ đặt các sản phẩm độc hại trong các thùng đã từng được sử dụng cho thực phẩm và đồ uống, vì bé có thể nhầm với những thứ bé có thể ăn.
- Không bao giờ giả vờ rằng loại thuốc nào đó có vị ngọt. Ngay cả khi mẹ cố gắng cho bé uống thuốc, đừng nói với bé thuốc là một thứ tốt để ăn. Bé có thể học từ việc bắt chước, bởi thế mẹ nên tránh uống thuốc trước mặt bé.
Việc uống thuốc của mẹ có thể khiến con làm theo, vì vậy mẹ nên tránh để con thấy mẹ uống thuốc nhé
- Rửa sạch hộp thuốc cũ hoặc hộp đựng mỹ phẩm và vứt đi. Mang thuốc cũ hoặc thuốc không sử dụng đến nhà thuốc địa phương để xử lý an toàn.
- Kiểm tra xem những đồ chơi nào đã bị mòn rách, đặc biệt là những đồ chơi có chứa pin. Bé có thể lấy pin ra khỏi đồ chơi đã mòn. Nếu mẹ mua đồ chơi từ chợ, cửa hàng giảm giá, cửa hàng trực tuyến, hãy cố gắng đảm bảo những món đồ chơi này tuân thủ các quy định an toàn.
- Khi mẹ đi nghỉ và ở nhà người khác, ghi chú lại nơi nào để thuốc và các chất nguy hiểm khác. Không phải tất cả mọi người trong nhà đều nhớ đến sự xuất hiện của em bé mới chỉ biết bò hay những em bé vừa mới biết đi đầy hiếu kỳ.
- Để túi xách của khách ở ngoài tầm với. Túi xách thường chứa thuốc giảm đau và các loại thuốc khác.
- Mua các sản phẩm tẩy rửa có chứa chất gây đắng, chẳng hạn như Bitrex. Hương vị kinh khủng sẽ khiến bé phải nhổ nó ra nếu đang cố gắng uống.
Khi nói đến sự an toàn của đồ chơi, tốt nhất bé nên chơi những món đồ phù hợp với tuổi của bé (thường có ghi trên bao bì).
Nếu em bé hoặc trẻ mới biết đi có anh chị lớn hơn, hãy giúp các anh chị của bé học cách giữ những món đồ chơi nhỏ nhắn của mình tránh xa em bé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo