MỤC LỤC
Tại sao phải đợi trẻ đến sáu tháng để bắt đầu ăn dặm?
Nên chú ý gì nếu mẹ vẫn muốn cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi?
Khi nào cho trẻ ăn dặm?
Ăn dặm là quãng thời gian khá lộn xộn nhưng không kém phần thú vị dành cho mẹ và bé, tốt nhất là thời điểm khi bé được khoảng sáu tháng tuổi. Cho đến lúc đó, sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ cung cấp cho con tất cả các chất dinh dưỡng mà bé cần.
Mẹ tập ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi
Trẻ mấy tháng ăn dặm được?
Từ sáu tháng tuổi, con sẽ cần nhiều vitamin và khoáng chất, chẳng hạn như sắt nhiều hơn so với những gì bé nhận được từ sữa thông thường.
Tuy nhiên, sữa vẫn sẽ là nguồn dinh dưỡng chính của con, bên cạnh những thực phẩm ăn dặm, cho đến khi con được ít nhất một tuổi.
Tại sao phải đợi trẻ đến sáu tháng để bắt đầu ăn dặm?
Mặc dù một số loại thực phẩm trẻ em được công bố là phù hợp cho trẻ từ bốn tháng tuổi, hay trẻ ăn dặm 5 tháng nhưng tốt nhất các mẹ nên đợi đến sáu tháng trước khi cho bé ăn dặm, vì những lý do sau:
- Cho bé ăn dặm sớm có thể có nghĩa con sẽ bỏ lỡ một số chất dinh dưỡng thiết yếu từ sữa mẹ. Điều này có nghĩa là con có thể không nhận được tất cả năng lượng, vitamin và khoáng chất cần thiết để giúp bé phát triển.
- Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển và hoàn thiện. Đến sáu tháng tuổi, bé sẽ dễ dàng tiêu hóa thức ăn hơn.
- Sự phối hợp các cơ vẫn đang phát triển. Sau sáu tháng, bé sẽ thấy dễ dàng hơn để xử lý và nuốt thức ăn, giúp giảm nguy cơ bị nghẹn.
- Sữa mẹ hoặc sữa công thức cung cấp cho bé tất cả các chất dinh dưỡng cần thiết trong sáu tháng đầu tiên. Do vậy, trước thời điểm này, các mẹ không cần phải cho con dặm để giúp con phát triển hoặc tăng trưởng toàn diện.
Nếu các mẹ vẫn cảm thấy chưa yên tâm, hoặc bé tỏ ra đói, hãy nói chuyện với điều dưỡng viên hoặc bác sĩ gia đình. Điều này đặc biệt quan trọng con bạn sinh non, vì bé có thể sẽ cần cai sữa vào một thời điểm khác muộn hơn.
Nên chú ý gì nếu mẹ vẫn muốn cho bé ăn dặm trước 6 tháng tuổi?
Nếu các mẹ cảm thấy em bé của bạn đã sẵn sàng cho ăn dặm sớm hơn mốc sáu tháng tuổi, hãy nhờ sự tư vấn từ bác sĩ trước khi áp dụng cho bé.
Trẻ 4 tháng tuổi đòi ăn có nguy cơ bị nhiễm trùng và dị ứng cao hơn trẻ 6 tháng tuổi
Mẹ nên chú ý không bao giờ cho bé ăn thức ăn đặc trước khi bé bốn tháng tuổi, vì nó có thể làm tăng nguy cơ bé bị nhiễm trùng hoặc phát triển bệnh dị ứng.
Nếu bạn quyết định bắt đầu cho bé ăn dặm trong khoảng từ bốn đến sáu tháng, lựa chọn an toàn nhất là không cho bé ăn những thực phẩm có thể gây dị ứng. Những thực phẩm này bao gồm:
- sữa và các sản phẩm từ sữa như sữa chua và phô mai
- các loại đồ ăn có chứa gluten, có trong lúa mì, lúa mạch, lúa mạch đen và yến mạch
- các loại thực phẩm chứa hạt, đậu phộng hoặc hạt
- cá và động vật có vỏ
- trứng
- các sản phẩm có chứa đậu nành, như đậu phụ, một số loại thực phẩm dành cho trẻ em và hầu hết các loại bánh mì
Thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa các chất gây dị ứng ẩn, vì vậy mẹ hãy kiểm tra nhãn thành phần cẩn thận trước khi cho bé thử một loại thực phẩm mới.
Khi bé được sáu tháng tuổi, bạn có thể bắt đầu cho bé làm quen với những thực phẩm này, từng loại một và với số lượng nhỏ. Mẹ nên theo dõi bé cẩn thận để kiểm tra liệu có bất kỳ phản ứng bất thường nào xảy ra.
Mẹ cũng nên chờ khoảng ba ngày sau khi lần đầu cho bé thử một trong số các loại thực phẩm dễ gây dị ứng liệt kê ở trên, trước khi cho bé ăn món khác. Theo cách đó, nếu con có phản ứng, các bác sĩ sẽ dễ dàng hơn trong việc tìm hiểu loại thực phẩm nào gây ra.
Dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm?
Mẹ nên chú ý những biểu hiện của bé đòi ăn dặm
Khi con được gần sáu tháng, mẹ có thể bắt đầu nhận thấy một số dấu hiệu cho biết bé đã sẵn sàng để ăn dặm:
- Bé giữ tư thế ngồi cân bằng
- Bé có thể giữ đầu ổn định
- Bé biết cách tự mình lấy thức ăn và đưa vào miệng
Nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu này và đang thử cho con ăn dặm, hãy quan sát con cẩn thận để xem liệu bé có nuốt không, hay chỉ đẩy thức ăn ra khỏi miệng. Nếu con nuốt đồ ăn xuống, đây là một dấu hiệu tốt cho thấy bé đã sẵn sàng.
Đôi khi, bé có thể làm những việc khiến mẹ nghĩ rằng bé đã hoàn toàn sẵn sàng ăn dặm trong khi thực tế không phải như vậy. Những dấu hiệu dưới đây là hoàn toàn bình thường cho sự phát triển của trẻ, không phải là dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng cho ăn dặm:
- ngậm nắm tay
- đòi ăn thêm sữa
- thức dậy trong đêm (ngay cả khi bé đã ngủ say giấc trước đó)
Nếu con bạn thường ngủ không yên giấc vào ban đêm, ba mẹ thường cho bé ăn bổ sung với hy vọng rằng điều này sẽ giúp bé ngủ ngon hơn.
Tuy nhiên, không có bằng chứng nào cho thấy ăn dặm sẽ giúp con bạn ngủ ngon hơn. Nếu con thức dậy vào ban đêm, nhưng không có dấu hiệu thể hiện bé đã sẵn sàng như nêu trên, các mẹ hãy cho bé bú thêm sữa.
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo