Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Ăn dặm thế nào để nhanh lớn và khỏe mạnh?

đăng bởi Minh Tâm

Khi bé đạt 7 tháng tuổi cũng là lúc nhu cầu ăn dặm ngày càng cao, mẹ loay hoay với những vấn đề của ăn sữa và dặm cùng những thắc mắc về cân nặng và chiều cao tương ứng. Làm sao để bé tăng cân ổn định mà vẫn khỏe mạnh và xây dựng được thói quen ăn uống tốt? Mẹ hãy đọc bài viết này để cùng POH tìm hiểu trẻ 7 tháng nặng bao nhiêu kg và chuyện ăn sữa – ăn dặm có tác động như thế nào để giúp bé nhanh lớn và khỏe mạnh nhé!

Trẻ 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg?

Trẻ 7 tháng tuổi nên cân nặng bao nhiêu? Trong đó bé trai 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg? Bé gái 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu?

Ở độ tuổi này, các bé có thể thay đổi khá nhiều. Dưới đây là chiều cao và cân nặng của trẻ 7 tháng tuổi theo số liệu của Tổ chức y tế thế giới WHO:

Bé trai

  •   Cân nặng trung bình cho trẻ 7 tháng tuổi: 8,3kg
  •   Chiều dài trung bình cho trẻ 7 tháng tuổi: 69,2cm

Bé gái

  •   Cân nặng trung bình cho trẻ 7 tháng tuổi: 7,6kg
  •   Chiều dài trung bình cho trẻ 7 tháng tuổi: 67,3cm

Số liệu này chỉ là mức trung bình mà thôi! Các bác sĩ sẽ theo dõi con số này theo thời gian để đánh giá sự phát triển về thể chất của bé. Bé 7 tháng tuổi nặng bao nhiêu kg không quan trọng bằng chuyện làm sao để bé lớn lên khỏe mạnh và vui vẻ mỗi ngày phải không mẹ?

Các yếu tố như mức độ hoạt động và ăn uống của bé sẽ ảnh hưởng đến cân nặng cũng như chiều cao. Ngoài ra, từ 6 đến 9 tháng, tốc độ tăng trưởng của bé sẽ chậm lại một cách tự nhiên. Đó một phần là do em bé hiếu động của mẹ đang tiêu hao nhiều năng lượng hơn. Đó cũng là cách em bé phát triển và lớn lên mỗi ngày. 

Để tìm hiểu thêm về điều này, mẹ tham khảo thêm bài viết: Bảng theo dõi sự phát triển của bé theo từng tháng.

Bé gái 7 tháng nặng bao nhiêu kg?

Trẻ 7 tháng tuổi ăn như thế nào để nhanh lớn và khỏe mạnh?

7 tháng tuổi là thời điểm bé đã có thời gian để làm quen với việc ăn dặm, đồng thời hệ tiêu hóa cũng đang đáp ứng được nhiều chất dinh dưỡng hơn từ thức ăn dặm. Bởi sữa đóng vai trò cung cấp nguồn năng lượng chính cho bé, đồng thời chất dinh dưỡng bổ sung từ thức ăn dặm cũng không thể thiếu, nên mẹ cần cân đối lượng sữa và lượng thức ăn.

Mục tiêu về cân nặng ở tháng này là bé bú được đủ lượng sữa cần thiết và nguồn sữa mẹ được duy trì. Đồng thời, bé được kích thích cảm giác thèm ăn để hình thành phản xạ ăn uống theo nhu cầu.

Theo đó, lượng sữa cho bé 7 tháng vào khoảng… Lịch ăn cũng cần không nên quá dày mà vẫn nên duy trì ở mức 1-2 bữa/ngày và được sắp xếp vào những thời điểm bé vui vẻ và hào hứng với bữa ăn. Ngoài ra, mẹ có thể cho bé làm quen với cốc tập uống bằng cách cho sữa mẹ, sữa công thức hoặc một lượng nhỏ nước vào cốc để bé thử.

>> Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi
>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh qua từng tháng (0-12 tháng)

Để cân đối một cách hợp lý, mẹ cần quan sát bé để có sự kết hợp nhịp nhàng giữa ăn sữa và ăn dặm. Có 2 cách để mẹ kết hợp như sau:

  • Cách 1: Cho bé ăn theo thứ tự ăn sữa – ăn dặm – ăn sữa. Đúng như tên gọi, mẹ cho bé bú một ít sữa trước, rồi ăn dặm với lượng phù hợp và kết thúc là bú sữa theo nhu cầu.  
  • Cách 2: Cho bé ăn sữa trước khi ăn dặm. Đầu tiên mẹ cho bé ăn một lượng sữa vừa phải trước nhưng không no hoàn toàn. Sau khoảng 30 phút, mẹ mới bắt đầu mời bé ăn dặm. Bé vừa ăn được sữa vừa tự điều chỉnh nhu cầu ăn dặm.

Bên cạnh đó, khi bé có xu hướng ăn dặm quá nhiều mà “bỏ bê” chuyện ăn sữa, mẹ hãy cắt giảm số lượng thức ăn dặm một cách khéo léo để giữ tốc độ tăng cân bình thường của bé. Mẹ ghi chép tổng lượng sữa một ngày của bé. Khi lượng sữa giảm quá nhiều so với mức được khuyến nghị bên trên, mẹ có thể giảm số bữa hoặc cắt hẳn ăn dặm một thời gian để trở lại chế độ ăn chỉ gồm sữa mẹ hoặc sữa công thức. Nhờ đó tổng lượng sữa sẽ dần tăng lên. 

Nếu lượng sữa có giảm nhưng không quá nhiều, mẹ cắt giảm khẩu phần ăn dặm một cách từ từ. bé sẽ thích nghi với sự thay đổi dễ dàng hơn hơn khi mẹ kết hợp với việc cho bé theo cách 1 ở trên.

Ngược lại, khi bé vẫn “đam mê” với sữa mà chẳng thiết tha đến chuyện ăn dặm, dẫn đến tình trạng “biếng ăn”, mẹ sử dụng cách thứ 2. Ngoài ra mẹ cần tìm hiểu nguyên nhân vì sao bé 7 tháng biếng ăn. Bé có thể mọc răng, ốm sốt, mẹ cho ăn chưa đúng cách hoặc ti tỉ lý do khác nhau. ĐIều quan trọng là mẹ cần kiên nhẫn để khuyến khích bé ăn thay vì vướng vào những sai lầm như cho bé ăn rong, bé vừa chơi vừa ăn hoặc ép bé ăn dẫn đến biếng ăn tâm lý rất khó khắc phục.

Bên cạnh đó, mẹ hãy cho bé tham gia vào các bữa ăn của cả gia đình. Không khí đầm ấm vui vẻ giúp bé phát triển nhận thức tốt và học được cách ăn uống tự nhiên từ việc quan sát những người thân yêu.

Bé 7 tháng ăn dặm vui vẻ hào hứng

Những lưu ý cho mẹ về cách chăm sóc trẻ 7 tháng tuổi giúp bé tăng cân ổn định

Ngoài ăn uống là yếu tố trực tiếp tác động đến cân nặng thì giấc ngủ, mức độ vận động cũng như lịch sinh hoạt để phối hợp nhịp nhàng những yếu tố này cũng rất quan trọng. Mẹ hãy lưu ý những điểm sau nhé!

  •   Giữ vệ sinh môi trường xung quanh bé: Bé 7 tháng ưa vận động và đa phần các bé có thể bò chéo chi thành thạo từ tháng này. Bé hăm hở bò khắp nơi, bám tay lên mọi bề mặt có thể để tập vị đứng, đồng thời “nhấm nháp” mọi vật trong tầm tay để khám phá. Bởi thế mẹ đừng quên giữ sạch sàn nhà cũng như đồ đạ xung quanh để tránh nhiễm bệnh cho bé. Hệ miễn dịch của bé lúc này vẫn chưa hoàn thiện. Ốm sốt thường xuyên do viêm nhiễm cũng là nguyên nhân khiến bé sụt cân nhanh chóng.
  •   Giữ cho bé thói quen ngủ tích cực: Một số em bé 7 tháng tuổi có thể rơi vào khủng hoảng ngủ do lo sợ xa cách hoặc quá bận rộn loay hoay với những kỹ năng mới mẻ mà trở nên khó ngủ và hay bị thức dậy giữa chừng. Lúc này một thói quen ngủ tốt luôn là công cụ đắc lực để hỗ trợ mẹ và bé vượt qua giai đoạn này.
  •   Tăng cường mối liên kết giữa mẹ và bé: Đây là nhân tố giúp bé luôn cảm thấy an toàn và được yêu thương. Nhờ đó bé vui vẻ, khỏe mạnh và dễ dàng thích nghi hơn. Để củng cố mối liên kết này, mẹ chỉ đơn giản là chơi với bé thật nhiều thông qua những trò chơi vận động dành cho trẻ 7 tháng, đọc sách hoặc nói chuyện với bé thật nhiều.

Nếu mẹ còn đang băn khoăn với việc làm sao để thiết lập lịch sinh hoạt phù hợp cho bé, chơi với bé như thế nào cũng như kết hợp ăn sữa và ăn dặm cụ thể cho từng bé ra sao, xây dựng thực đơn cách nào, mẹ hãy đến với POH Easy Two nhé!

POH Easy Two giúp mẹ giải quyết tất tận tật những vấn đề trên, Giúp con Easy - Ăn dặm thành công đồng thời giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Mẹ tham khảo ngay TẠI ĐÂY nhé!

 

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo