Lần đầu cho con ăn dặm? Mẹ nên tránh xa 5 loại thực phẩm này

đăng bởi

 

Ngoài những loại thực phẩm ăn dặm cho bé, ba mẹ nên tránh cho em ăn những thực phẩm sau khi mới tập ăn dặm cho trẻ.

Mật ong

Tin vui cho mẹ là có rất ít thực phẩm mà mẹ cần tránh cho bé ăn, cho dù bạn có cho con ăn dặm truyền thống, ăn dặm theo phương pháp BLW hay ăn dặm kiểu Nhật. Tuy nhiên, có một số thực phẩm bạn nên tránh hoặc hạn chế hoàn toàn. Kể đến đầu tiên trong danh sách là mật ong.

Mật ong có thể chứa bào tử của một loại vi khuẩn gọi là clostridium botulinum, có thể gây ngộ độc ở trẻ sơ sinh - một căn bệnh dẫn tới nguy cơ gây tử vong. Các mẹ không nên cho bé ăn mật ong cho đến khi bé được ít nhất một tuổi.

Mật ong là một trong những thực phẩm không nên cho trẻ ăn khi mới tập ăn dặm

Muối

Thực phẩm quan trọng tiếp theo các mẹ cần lưu ý tránh hoặc ít nhất là hạn chế tối đa là muối. Thận của trẻ em chưa phát triển hoàn thiện chỉ có thể hấp thụ với ít hơn 1g (0,4g natri) muối trong khoảng thời gian 24 giờ.

Một muỗng cà phê muối trung bình chứa 6g và một lát bánh mì trung bình chứa 0,5g muối.

Khi chuẩn bị bữa ăn cho bé, điều quan trọng các mẹ cần nhớ là không thêm bất kỳ loại muối nào trong quá trình nấu ăn.

Tránh cho bé ăn những thực phẩm chứa nhiều muối, như ngũ cốc ăn sáng dành cho người lớn và nước sốt mì ống mua tại cửa hàng.

Bánh quy giòn, bánh quy thường, súp làm sẵn và các loại thịt như thịt xông khói cũng có thể chứa nhiều muối, vì vậy hãy cố gắng tránh cho bé ăn những kiểu thức ăn nói trên.

 

 

Đường

Đường là một thực phẩm khác cần được hạn chế trong chế độ ăn uống của bé. Con bạn sẽ nhận được tất cả lượng đường tự nhiên cần thiết từ trái cây, rau, carbohydrate và sữa, vì vậy tốt nhất là không nên cho bé ăn bất kỳ đồ ăn nhẹ hoặc đồ uống có đường nào.

Nước ép trái cây cho bé 6 tháng tuổi nên được pha với tỉ lệ 1:10 vì chúng chứa rất nhiều đường

Cảnh giác với các loại đường ẩn trong thực phẩm, chẳng hạn như sữa chua có hương vị trái cây, nước sốt mì ống, sốt cà chua và thậm chí là hạt đậu nướng. Thay vào đó, hãy cho bé ăn sữa chua tự nhiên đầy đủ chất béo và nấu nước sốt mì ống từ đầu nếu mẹ có thể.

Tránh cho bé uống nước ép trái cây, bí và nước có hương vị hoặc sữa, tất cả những thức uống này đều chứa đường. Nước và sữa mẹ hoặc sữa công thức là tất cả những gì con cần trong năm đầu tiên. Sau đó, mẹ có thể cho bé uống sữa bò, sữa cừu hay sữa dê làm thức uống.

Dị ứng thực phẩm là hiện tượng khá phổ biến ở trẻ sơ sinh. Con có khả năng bị dị ứng thực phẩm nếu các bậc cha mẹ có tiền sử gia đình bị dị ứng, hoặc nếu con có một tình trạng dị ứng khác, chẳng hạn như bệnh chàm, hen suyễn hoặc sốt.

Mời ba mẹ tham khảo thêm: 5 loại thực phẩm tốt nhất cho trẻ ăn dặm

 

Thực phẩm dễ gây dị ứng cho bé

Các món ăn gây dị ứng thực phẩm phổ biến nhất ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là sữa, trứng, đậu phộng và các loại hạt khác như quả phỉ, quả óc chó và hạnh nhân.

Nếu lần đầu mẹ cho bé ăn bất kỳ loại thực phẩm nào nêu trên, hãy theo dõi con cẩn thận để biết các dấu hiệu phản ứng và liên hệ với bác sĩ gia đình nếu cho rằng bé có triệu chứng bị dị ứng.

Phản ứng dị ứng nghiêm trọng với thực phẩm là rất hiếm, nhưng nếu các mẹ nghi ngờ bé bị dị ứng nặng với món ăn nào đó, hãy gọi xe cấp cứu ngay lập tức.

Thực phẩm dễ mắc nghẹn

Cuối cùng, có một số loại thực phẩm dễ gây nguy cơ mắc nghẹn. Vì lý do này, các loại hạt thô nguyên chất và các loại khoai bứ (khoai lang, khoai tây luộc... khi ăn dặm BLW) dễ mắc nghẹn không được khuyến nghị là phù hợp với trẻ em mới bắt đầu ăn dặm. 

Mẹ nên cắt nhỏ hoặc xay các loại hạt để bé dễ ăn

Tuy nhiên, các loại hạt lại là một nguồn cung cấp chất béo và chất dinh dưỡng thiết yếu vì vậy trừ khi con bị dị ứng, mẹ có thể sử dụng các loại hạt hoặc khoai hấp chín xay hoặc nghiền từ lúc trẻ được sáu tháng tuổi.

Thực phẩm nhỏ và tròn, chẳng hạn như nho, cà chua và quả việt quất lớn nên được cắt đôi. Ngoài ra mẹ cũng cần chắc chắn rằng cá đã được gỡ hết xương và quả đã được tách bỏ hạt trước khi cho bé ăn.

Nguồn: Babycentre

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo