Trong suốt quá trình phát triển của bé, ăn dặm là một trong những cột mốc quan trọng. Hiện nay, có rất nhiều phương pháp ăn dặm phổ biến được nhiều ba mẹ áp dụng cho con, trong đó có phương pháp ăn dặm tự chỉ huy (Baby led Weaning - BLW).
Vậy BLW là gì, BLW có những lợi ích gì và cách thực hiện ra làm sao? Ba mẹ có thể tìm hiểu câu trả lời trong bài viết dưới đây.
MỤC LỤC
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là gì?
Mẹ nên bắt đầu với BLW như thế nào?
Những lợi ích của phương pháp BLW
Liệu BLW có gây rủi ro cho bé không?
Ăn dặm tự chỉ huy (BLW) là gì?
BLW là phương pháp ăn dặm mới, giúp bé làm quen và tự ăn các món cầm tay thay vì ăn đồ xay nhuyễn bằng thìa. Giống như phương pháp ăn dặm truyền thống và ăn dặm kiểu Nhật, phương pháp này phù hợp với các bé từ 6 tháng tuổi trở lên. Bé thích bắt chước hành động của mọi người trong gia đình nên sẽ chủ động lấy thức ăn và cho vào miệng. Như vậy, quá trình ăn dặm của bé sẽ dễ dàng hơn với cả mẹ và bé.
Mời mẹ tham khảo kĩ hơn về BLW tại: Ăn dặm BLW là gì?
Ăn dặm tự chỉ huy cho bé 6 tháng tuổi trở lên
Mẹ nên bắt đầu với BLW như thế nào?
Để áp dụng phương pháp BLW, mẹ hãy chuẩn bị những món ăn cầm tay giàu dinh dưỡng, phù hợp với độ tuổi của bé và cho bé ngồi ăn cùng cả nhà. Ngồi cùng với gia đình giúp bé cảm thấy được hòa nhập và có nhiều động lực để ăn hơn khi bắt chước ba mẹ và mọi người.
Mẹ nên cho bé ăn các món ăn có dạng hình tròn hoặc có cuống để cầm như ngọn bông cải xanh nấu chín vì ở độ tuổi này, bé vẫn chưa phát triển kỹ năng “gọng kìm” (dùng ngón cái và ngón trỏ để lấy thức ăn). Phải đến vài tháng sau thì bé mới thành thạo được kỹ năng ăn này còn hiện tại, bé sẽ chỉ lấy được thức ăn bằng cả lòng bàn tay.
Mới đầu, bé sẽ chỉ chơi với đồ ăn, sau đó lấy thức ăn bằng bàn tay và mút nên sẽ không hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng từ thức ăn. Do vậy, sữa mẹ và sữa công thức vẫn là nguồn dinh dưỡng chính cho bé trong giai đoạn này. Khi bé đã ăn được nhiều hơn, mẹ có thể giảm dần lượng sữa để cân bằng chế độ dinh dưỡng của con.
Mẹ có thể tham khảo thêm: Thực phẩm tốt nhất cho bé ăn dặm BLW
Những lợi ích của phương pháp BLW
Phương pháp BLW tạo cơ hội cho bé khám phá đa dạng các loại thức ăn thuộc 4 nhóm dinh dưỡng chính. Như vậy, bé sẽ làm quen và thích ứng được với tất cả các kết cấu của đồ ăn ngay từ khi mới bắt đầu ăn dặm.
Các ba mẹ đã thử áp dụng BLW đều rất hài lòng với những lợi ích mà phương pháp này mang lại. Bé ăn được đa dạng các loại đồ ăn, giúp mẹ bớt đi một phần lo lắng khi cho con làm quen với chế độ dinh dưỡng mới.
Một nghiên cứu đã chứng minh rằng các bé tự ăn từ lúc mới bắt đầu ăn dặm thường muốn ngồi ăn cùng cả nhà và ăn được đa dạng các món trong mâm cơm. Ngoài ra, nghiên cứu khác cho biết BLW khuyến khích bé ăn những món lành mạnh, tránh được nguy cơ béo phì thời thơ ấu.
Sau khi bé đã thực sự quen với chế độ ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn các món có lẫn một chút gợn mềm để bé học nhai vì đến giai đoạn hơn 10 tháng tuổi, các bé có xu hướng từ chối đồ ăn và không muốn thử kết cấu và hương vị mới.
Cho con ăn dặm theo phương pháp BLW giúp mẹ tiết kiệm được nhiều thời gian chuẩn bị đồ ăn hơn so với phương pháp truyền thống. Mẹ sẽ không cần vất vả chế biến món xay nhuyễn cầu kì mà thay vào đó là các món cầm tay đơn giản và giàu dưỡng chất.
Mẹ có thể tham khảo thêm: Mẹ cho bé ăn bao nhiêu khi tập ăn dặm BLW?
Liệu BLW có gây rủi ro cho bé không?
Ngay cả những mẹ “trung thành” nhất với phương pháp BLW cũng phải công nhận rằng quá trình cho bé ăn rất lộn xộn và lãng phí nhiều đồ ăn. Hầu hết thức ăn sẽ rơi xuống sàn và bé sẽ chỉ hấp thụ được một lượng ít chất dinh dưỡng mà thôi.
Các bé vẫn chưa thể nhai thành thạo các món cầm tay như thịt nấu chín - một món ăn giàu sắt. Từ 6 tháng tuổi trở đi, bé bắt đầu cần hấp thụ nhiều sắt hơn từ thức ăn vì sữa mẹ và sữa công thức không thể cung cấp đủ.
Các món ăn dặm tự chỉ huy rơi vãi khiến con không nhận đủ chất dinh dưỡng
Thức ăn xay nhuyễn hay nghiền kỹ là cầu nối giữa các món lỏng và món cầm tay. Mẹ sẽ dễ dàng xác định được lượng thức ăn mà bé đã ăn nếu đút bé ăn bằng thìa. Khi được 6 tháng tuổi, bé có thể lấy thức ăn từ thìa bằng môi trên thay vì chỉ mút thức ăn. Dần dần, bé có thể nhai và nuốt thức ăn có gợn mềm khi được 8 tháng tuổi.
Mẹ nên cho bé ăn món nghiền kỹ hoặc xay nhuyễn song song với thức ăn cầm tay ở giai đoạn đầu ăn dặm. Các chuyên gia dinh dưỡng cũng khuyến nghị mẹ cho bé tiếp xúc và làm quen với nhiều kết cấu khác nhau của đồ ăn.
Bé có bị hóc nghẹn khi ăn dặm BLW không?
Lo lắng con bị hóc nghẹn hoặc ọe khi ăn dặm là điều không thể tránh khỏi đối với nhiều ba mẹ. Những người ủng hộ phương pháp BLW cho rằng tình trạng này sẽ không xảy ra nếu bé có thể ngồi thẳng.
Mẹ có thể phân biệt ọc và hóc tại đây: Sự khác nhau giữa ọe và hóc ở trẻ sơ sinh
Các miếng táo thô hay đồ ăn cứng chỉ nên dùng khi tập ăn dặm chỉ huy cho bé 8 tháng hoặc cho trẻ có kỹ năng xử lý thức ăn tốt để tránh bị nghẹn
Khi bé có thể điều khiển lượng thức ăn trong miệng và đưa vào cuống họng thì nguy cơ hóc nghẹn hay ọe là rất thấp. Tuy nhiên, mẹ cần ngồi cạnh và giám sát trong giờ ăn của con. Ngoài ra, tuyệt đối không cho bé ăn món cứng như táo tươi cho đến khi bé lớn hơn.
Những trường hợp không nên cho bé ăn dặm BLW
Với các trường hợp dưới đây, ba mẹ nên nhờ đến sự tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa hoặc các bác sĩ gia đình trước khi cho con thử phương pháp BLW:
- Bé chưa ngồi được mặc dù đã chèn chăn, gối xung quanh ghế
- Bé chưa đủ 6 tháng
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo