Ăn dặm tự chỉ huy BLW là gì? Ăn dặm kiểu BLW là như thế nào? Ăn dặm BLW cần lựa chọn thực phẩm như thế nào? Mẹ cần làm gì khi bé bị hóc khi ăn dặm? Làm sao để trẻ ăn dặm BLW thành công? Cùng tìm hiểu với bài viết dưới đây nhé!
MỤC LỤC
Ăn dặm BLW là như thế nào? Khi nào mẹ nên cho con ăn dặm BLW?
Những loại thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm BLW
Hầu như ai cũng đã quen thuộc với hình ảnh bố và mẹ chật vật đút đồ ăn xay nhuyễn cho con. Thế nhưng, với nhiều bố mẹ đang cho con ăn dặm tự chỉ huy BLW (Baby Led Weaning), khung cảnh giờ ăn lại có nhiều khác biệt: bé sẽ ngồi trên ghế ăn dặm và tự bốc ăn.
Ăn dặm BLW đã trở nên phổ biến trên toàn thế giới, nhất là với những bố mẹ bé muốn con có nếp ăn chủ động, tích cực từ sớm.
Hãy cùng tìm hiểu những lợi ích của phương pháp này cũng như những mẹo nhỏ để bắt đầu quá trình ăn dặm BLW của con.
BLW là gì?
Nói ngắn gọn, ăn dặm BLW có nghĩa là bỏ qua giai đoạn cho con ăn đồ xay nhuyễn bằng thìa và bắt đầu luôn với việc để con tự ăn những món ăn cầm tay khi con được 6 tháng tuổi.
Mẹ có thể tham khảo thêm: Thực phẩm tốt nhất cho bé ăn dặm BLW
Phương pháp ăn dặm tự chỉ huy BLW bắt đầu bằng những món ăn cầm tay
Lợi ích của ăn dặm BLW
- Ăn dặm BLW giúp điều chỉnh sự phát triển vận động như sự phối hợp tay-mắt, kỹ năng nhai, sự khéo tay và thói quen ăn uống lành mạnh.
- Tạo điều kiện cho bé khám phá hương vị, kết cấu, mùi hương và màu sắc của nhiều loại đồ ăn khác nhau.
- Đây cũng là một bước phát triển sớm và quan trọng để bé học cách điều tiết bản thân - đó là ngừng ăn khi cảm thấy no. Các bé ăn dặm BLW thường không bị ép ăn nhiều hơn nhu cầu của mình. So với ăn đút, nhiều bố mẹ hay ép con ăn thêm vài thìa nữa ngay cả khi con đã no. Nếu điều này lặp lại thường xuyên, bé sẽ hình thành thói quen ăn nhiều hơn mức cơ thể cần
- Nhiều chuyên gia đã nghiên cứu về phương pháp này và nhận thấy ảnh hưởng lâu dài của ăn dặm BLW đến sở thích, thói quen ăn uống và khẩu vị của bé. Bé ăn đa dạng rau, củ, quả, đạm, tinh bột... thay vì chỉ thích ăn một món duy nhất.
- Hơn nữa, nếu áp dụng phương pháp này, mẹ sẽ không cần phải nghiền bột, mua máy xay, nồi ninh xương, nấu cháo… Sau 1-2 tuổi, con có thể ăn cùng đồ ăn của gia đình thay vì phải nấu riêng.
Tuy nhiên, mẹ cần lưu ý rằng không phải bé nào cũng nên ăn dặm BLW khi được 6 tháng tuổi. Những bé chậm phát triển hay có vấn đề về thần kinh nên bắt đầu ăn dặm theo cách truyền thống hơn. Ngoài ra, mẹ cũng nên thận trọng với việc con bị hóc hay dị ứng thức ăn.
Ăn dặm BLW là như thế nào? Khi nào mẹ nên cho con ăn dặm BLW?
Để ăn dặm BLW, con cần ngồi được trên ghế ăn dặm mà không cần đỡ. Xương cổ chắc và có khả năng đưa được thức ăn vào vòm họng bằng cử động lên xuống của hàm.
Hầu hết những bé bén 6 tháng tuổi phát triển khỏe mạnh đều có thể ăn dặm BLW được. Tuy nhiên, kỹ năng nhai chỉ phát triển hoàn thiện khi bé được 9 tháng tuổi. Quá trình ăn dặm BLW sẽ giúp bé phát triển những kỹ năng cần thiết này.
Tuy nhiên, dưới 1 tuổi ăn dặm không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sữa vẫn là nguồn cung cấp dinh dưỡng chính cho đến khi bé được 10 đến 12 tháng tuổi.
Những loại thức ăn tốt nhất cho bé ăn dặm BLW
Khi đến giai đoạn ăn dặm BLW, bé có thể cho vào miệng bất cứ loại đồ ăn nào có trong tay. Tuy nhiên, không phải vì thế mà mẹ cho con ăn nhiều loại thức ăn cùng một lúc. Bé nên ăn từng loại một (mỗi loại 3-5 ngày) để dễ xác định nguyên nhân nếu không may dị ứng thức ăn.
Những thức ăn cầm tay đầu tiên mẹ nên cho bé ăn bao gồm chuối, bơ, (để lại cùi cho bé cầm), bông cải xanh hấp, táo, thịt hầm xé, thịt cá hồi, mì ống, và thịt gà cắt miếng...
Thực phẩm tốt cho bé ăn dặm
Thức ăn nên được chế biến với kích thước vừa phải, to bằng ngón tay trỏ của mẹ và hấp mềm (nên cắt thành hình răng cưa và không quá mềm để bé dễ cầm mà không bị nát).
Rất ít bé từ 6 đến 8 tháng tuổi thành thạo kỹ năng gọng kìm (sử dụng ngón cái và ngón trỏ) nên thường sẽ lấy đồ ăn bằng cả lòng bàn tay.
Khi bé được 8 đến 9 tháng và biết cách nắm gọng kìm, mẹ hãy cho bé ăn những món thái miếng nhỏ như miếng xoài chín, đậu nấu chín, rau chân vịt hấp thái nhỏ và một ít mì ống.
Kết cấu của thức ăn cũng quan trọng khi bé ăn dặm BLW. Thức ăn cho bé phải mềm và dễ tách ra. Với những thức ăn như hoa quả cứng và rau, mẹ nên hấp trước khi cho con ăn.
Khi con đã tập ăn và quen với một vài loại thức ăn, mẹ có thể cho con ăn những món khác với nhiều nguyên liệu hơn, giàu năng lượng, sắt, kẽm, protein và chất béo tốt. Mẹ nhớ không nên cho muối hoặc chỉ cho rất ít vào thức ăn của bé vì cơ thể bé chưa thể chuyển hóa natri.
Mẹ cần làm gì khi bé bị hóc thức ăn?
Hầu hết bé đều rất thành thạo khi ăn thức ăn cầm tay. Tuy nhiên, nôn trớ là điều không thể tránh khỏi trong những ngày đầu mới tập ăn, khiến bé chảy nước mắt, ho và nói lắp bắp. Lúc này, bố mẹ đừng quá lo lắng mà nên hiểu rằng nôn trớ là phản xạ an toàn giúp bé loại bỏ thức ăn khó ăn ra khỏi cơ thể.
Mặt khác, hóc thức ăn xảy ra khi thức ăn bị mắc kẹt ở họng, khí quản và gây khó thở vì vậy khi bị hóc, bé sẽ không thể nói rõ ràng hay thở như bình thường.
Để tránh tình trạng này, mẹ nên tránh cho con ăn những loại thức ăn dễ gây hóc như nho, xúc xích, nho khô, bỏng ngô, rau tươi và bơ dẻo từ các loại hạt. Mẹ cũng cần tìm hiểu thủ thuật sơ cứu để hỗ trợ khi bé bị hóc. Tốt hơn hết, mẹ nên ở cùng con trong lúc ăn và đảm bảo con ở tư thế ngồi thẳng.
Để đảm bảo an toàn cho con, mẹ cần:
- Ở cùng con trong bữa ăn.
- Con được ngồi ghế ăn dặm, cài dây an toàn và đảm bảo con ngồi thẳng khi ăn.
- Cho bé ăn thực phẩm phù hợp với từng giai đoạn. Ví dụ giai đoạn đầu không nên để bé ăn các loại khoai củ dễ gây nghẹn hoặc quá mềm khiến bé khó cầm nắm và nguy cơ hóc, nghẹn cao.
- Tham gia lớp học sơ cấp cứu để phòng khi cần
- Không vội vàng giúp con khi con nôn trớ mà phải bình tĩnh và để con có thời gian với phản ứng của cơ thể.
Những mẹo nhỏ giúp con ăn dặm BLW thành công
Kết hợp nhiều phương pháp. Nếu cho ăn bằng thìa khiến cả mẹ và con đều thoải mái thì không cần dừng ngay phương pháp này khi con tập ăn dặm BLW. Trong thời gian 1 đến 2 tháng đầu của quá trình tập ăn, bé sẽ có nhiều động tác như liếm, nếm và khám phá đồ ăn hơn là ăn thực sự.
Do đó, các món xay nhuyễn giúp bé ăn no hơn và hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng. Hơn nữa, có một số bé đến 6 tháng tuổi vẫn chưa sẵn sàng cho việc ăn thức ăn cầm tay.
Kết hợp nhiều phương pháp cho ăn giúp bé làm quen với thức ăn cầm tay và giảm thiểu nguy cơ thiếu chất. Mẹ có thể cho bé ăn các món cầm tay ngay trước hoặc sau chế độ ăn xay nhuyễn và cải tiến thực đơn xay nhuyễn với nhiều món có dạng sệt để bé phát triển kỹ năng nhai.
Mẹ có thể tham khảo POH Easy Two để được tư vấn chuyên sâu về ăn dặm kết hợp
Chuẩn bị tinh thần cho sự lộn xộn. Khi ăn dặm BLW, bé có cơ hội khám phá đồ ăn, nghĩa là bé có thể ném, làm bẩn, vứt đồ ăn và thậm chí là tạo ra một “bãi chiến trường” vào mỗi bữa ăn.
Đó là một mốc quan trọng trong quá trình học tập để bé biết yêu quý, trân trọng thức ăn. Sàn nhà sẽ rất bẩn nên mẹ có thể đặt một túi đựng rác hay khăn trải bàn bằng nhựa dưới chân ghế để dễ dàng lau dọn hơn khi bữa ăn kết thúc.
Thêm nữa, nên dùng áo khoác thay cho yếm và cân bằng giữa các loại thức ăn nhão và khô như ngũ cốc khô hay bánh mì nướng.
Ăn cùng nhau. Mẹ hãy để bé ngồi cùng bàn với gia đình trong bữa ăn và tốt hơn là cho bé cùng ăn những loại thức ăn giống với cả nhà.
Cho bé dùng những đồ dùng an toàn. Bố mẹ nên khuyến khích bé tự ăn khi còn nhỏ. Hãy để con tự lấy thìa và đưa vào miệng. Mẹ có thể giúp hoặc không miễn rằng con chủ động trong giờ ăn.
Bé cũng nên bắt đầu dùng nĩa và thìa có chất liệu và thiết kế an toàn, tuy nhiên mẹ đừng kỳ vọng quá nhiều rằng bé có thể xúc thức ăn và đưa vào miệng một cách gọn gàng. Mẹ nên tránh cho con dùng tăm hay xiên que vì những vật này rất dễ gây nguy hiểm.
Yên tâm rằng con đang hấp thụ đầy đủ chất dinh dưỡng. Bé vẫn đang hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu từ sữa mẹ và sữa công thức, vì vậy mẹ đừng lo lắng quá nếu con không ăn được nhiều từ BLW.
Nếu bé có vẻ khó chịu và không hài lòng với bữa ăn, mẹ có thể cân nhắc cho bé ăn cả thức ăn cầm tay và thức ăn xay nhuyễn cho đến khi bé quen với việc tự ăn.
Nguồn: Parents.com
Đừng quá nóng vội và nhạy cảm. Ăn uống là một phần không thể thiếu trong ngày của bé. Mẹ hãy để quá trình đó diễn ra một cách tự nhiên, không nên khen ngợi, thúc ép hay la rầy con.
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo