Cẩm nang ăn dặm cho bé: Nên cho con ăn dặm như thế nào là hợp lý?

đăng bởi Tiên Tiên

Nhiều mẹ đang cho con bú thường băn khoăn không biết nên cho con ăn dặm như thế nào? Trẻ mấy tháng ăn dặm? Có nên cho con bú trước hoặc sau khi ăn không? Nếu mẹ vẫn chưa tìm ra câu trả lời, hãy cùng tham khảo những gợi ý sau đây nhé!

 

 

Trẻ mấy tháng ăn dặm?

Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (AAP) khuyến nghị: Trong 6 tháng đầu đời, mẹ ưu tiên cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức hoàn toàn  vì đây là nguồn cung cấp dinh dưỡng quan trọng nhất. 

Tuy nhiên, sau 6 tháng, bé cần nhiều dưỡng chất hơn từ thức ăn, đặc biệt là sắt, protein, kẽm - những chất mà sữa không cung cấp đủ.

Trẻ 6 tháng tuổi cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng 

Trẻ 6 tháng tuổi cần được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng 

Tại khóa học ăn dặm POH Easy Two (12-49 tuần) mẹ sẽ được tư vấn thời gian ăn dặm phù hợp với con mình. Ba mẹ được hướng dẫn quan sát một số dấu hiệu để biết con đã sẵn sàng ăn dặm như:

  • Bé có thể ngồi trên ghế ăn dặm và giữ đầu thẳng mà không cần sự trợ giúp
  • Bé hứng thú với đồ ăn và bắt chước cách mẹ ăn
  • Bé nắm các đồ vật và cho vào miệng
  • Bé không còn đẩy lưỡi cho thức ăn ra ngoài mà tự đút thìa thức ăn vào miệng và nuốt 
  • Bé đã bắt đầu biết nhai

Ngoài ra, tại POH Easy Two ba mẹ còn được hướng dẫn từ A đến Z quá trình ăn - ngủ- ăn dặm của con giai đoạn từ 12-49 tuần.

 

 

Kết hợp ăn dặm và bú sữa như thế nào?

Bú sữa mẹ và sữa công thức vẫn là một phần không thể thiếu trong khẩu phần dinh dưỡng của bé ngay cả khi đã ăn bột. 

Các chuyên gia khuyến nghị mẹ nên tiếp tục cho con bú trực tiếp hoặc bú sữa công thức song song với ăn dặm trong thời gian ít nhất 1 năm vì ăn dặm không thể thay thế được việc bú sữa mẹ.

Trong giai đoạn bé ăn dặm, mẹ dần bổ sung các loại thực phẩm bổ dưỡng vào thực đơn và chỉ nên xem đó là một phần phụ trong chế độ ăn của con. 

Mẹ nên bắt đầu ăn dặm cho con như thế nào?

Khi bé được 6 tháng tuổi, mẹ hãy dần đưa thức ăn đặc (ăn bột) vào thực đơn ăn dặm. Bắt đầu với rau củ xay nhuyễn.

Sau đó là món ăn giàu sắt, protein như thịt xay nhuyễn (thịt gà tây, thịt gà, thịt bò) và ngũ cốc tăng cường chất sắt và những món ăn vặt phù hợp với độ tuổi của bé. 

Dưới đây là một số gợi ý cho mẹ để bắt đầu cùng bé ăn dặm. 

  • Cho bé ăn thử một vài thìa thức ăn sau khi cho bé bú. Vì giai đoạn này sữa là nguồn dinh dưỡng chính của bé. Ban đầu, bé có thể sẽ từ chối thức ăn hoặc gặp khó khăn khi ăn. Đây là điều hoàn toàn bình thường và mẹ nên kiên nhẫn hoặc thử lại vào ngày hôm sau.
  • Mẹ cần kiên nhẫn vì con cần thời gian để tập ăn và vẫn tiếp tục cho con bú như bình thường.
  • Thêm sữa mẹ vào ngũ cốc của bé hoặc trộn sữa với ngũ cốc cho bé ăn. Để bé làm quen, mẹ chỉ nên trộn loãng, sau đó tăng dần độ sệt. 
  • Chỉ cho bé ăn từng món một và vài ba ngày sau đó mới cho ăn món khác để xem phản ứng của bé với các món ăn. (Phương pháp thử dị ứng 3-days-wait)
  • Bắt đầu cho bé ăn thức ăn cầm tay như ngũ cốc khô, bánh quy, rau củ thái nhỏ nấu chín và hoa quả mềm. Mẹ nên tránh cho bé ăn những loại thức ăn dễ gây hóc như nho khô, đậu phộng, quả nho, xúc xích hay bỏng ngô.
  • Chọn thời điểm thích hợp cho bé ăn. Nếu cho bé bú sáng sớm vào lúc thức dậy và bé có vẻ muốn ăn thêm thức ăn đặc, mẹ hãy cho bé ăn. Nếu không, mẹ có thể chờ đến lúc bé sẵn sàng, ngay cả đến bữa chiều cũng không có vấn đề gì, miễn là cả mẹ và bé đều cảm thấy thoải mái.

Việc xác định chính xác khoảng cách giữa các lần cho bú và ăn thức ăn thực sự rất khó vì mỗi bé có một nhu cầu khác nhau.

Chẳng hạn, một số bé cần đến ba bữa một ngày nhưng cũng có những bé không ăn được một bữa trọn vẹn. Khi bé đã quen với sự thay đổi trong chế độ ăn, bú sữa trước hay ăn thức ăn trước cũng không còn quá quan trọng. 

Trong giai đoạn từ 6 đến 9 tháng, thức ăn đặc vẫn đóng vai trò như bữa phụ trong chế độ ăn của bé.

Vì vậy, mẹ nên chú ý tần suất cho bé bú sữa để đảm bảo con đủ chất dinh dưỡng. Nếu mẹ cho bé bú sữa bình, hãy đảm bảo lượng sữa bé hấp thu phù hợp với cân nặng.

 

 

Thức ăn đặc và phân của bé

Nhiều mẹ sẽ để ý đến màu sắc và độ rắn của phân bé trong thời kỳ chuyển sang ăn dặm. Phân sẽ đặc hơn, dạng cục và có thể giống với màu thức ăn mà bé đã ăn. Ngoài ra, ăn dặm cũng khiến bé dễ bị táo bón hơn nên mẹ cần chú ý hơn đến lượng chất lỏng mà bé nạp vào trong giai đoạn này. 

Nếu mẹ thay thế sữa bằng thức ăn quá nhanh thì chế độ dinh dưỡng của bé sẽ thay đổi đột ngột và dẫn đến thiếu hụt lượng chất lỏng trong cơ thể. Để tránh cho con bị táo bón, mẹ nên cho bé bú thường xuyên hơn.

Gợi ý thời gian biểu cho bé

Ở khoảng thời gian từ 6 đến 9 tháng, bé sẽ tập ăn dặm và cần một đến hai bữa chính trong ngày. Theo thời gian, mẹ có thể tăng lượng thức ăn của bé lên. Khi bé được 9 tháng tuổi, mẹ nên lập cho bé một thời gian biểu ăn uống khoa học và nhất quán.

Từ 9 đến 12 tháng, bé có thể ăn hai đến bốn bữa tùy theo nhu cầu và lượng sữa tối thiểu của bé một ngày. 

Dưới đây là gợi ý về lịch sinh hoạt gồm ăn sữa - ăn dặm - ngủ một ngày dành cho bé dưới 1 tuỏi (Easy 234) mà các mẹ có thể tham khảo:

7 giờ sáng

Thức dậy, bú sữa mẹ/ bú bình

9-11 giờ sáng

Bé ngủ giấc ngắn thứ 1 và mẹ có thời gian cho mình

11 giờ sáng

Bé ăn sữa và ăn dặm ngay sau đó. Bé thức 3 tiếng (đã bao gồm giờ ăn và thủ tục đi ngủ)

14-15 giờ (hoặc 15:30)

Bé ngủ giấc ngắn thứ 2 và mẹ có thời gian cho mình

15 giờ (hoặc 15:30)

Thức dậy, bú sữa mẹ/ bú bình

18:00 (18:30)

Bé tắm, ăn dặm và thực hiện trình tự ngủ đêm bao gồm cả uống sữa

19:00

Ngủ đêm


Thời điểm thay thế sữa mẹ bằng thức ăn

Khi được 1 tuổi, khẩu phần ăn của bé sẽ tăng lên và đa dạng hơn trước rất nhiều. Thức ăn sẽ trở thành nguồn cung cấp dinh dưỡng chính khi bé được 18 đến 24 tháng tuổi và sữa chỉ dành cho bữa phụ.

Ở độ tuổi này, bé có thể uống sữa bò, sữa công thức, hoặc tiếp tục bú sữa mẹ. Trong quá trình ăn dặm, mẹ không nhất thiết phải cai sữa mà vẫn có thể tiếp tục cho bé bú để đảm bảo cung cấp đủ dưỡng chất.

Khi đó, bác sĩ nhi khoa sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp nhất về lượng sữa bé cần tiêu thụ trong một ngày, thường là từ 460ml đến 680 ml.

Nguồn: Verywellfamily.com

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo