MỤC LỤC
Các thực phẩm cần tránh khi ăn dặm
Các thực phẩm cần hạn chế khi ăn dặm
Những thực phẩm nào là tốt nhất cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi?
Khi được 10 tháng tuổi, con vẫn chưa sẵn sàng để ăn mọi thứ bạn có thể ăn, vì hệ tiêu hóa của bé vẫn đang phát triển.
Bé đang dần tập và hoàn thiện kĩ năng dùng thìa của mình
Nhưng bé vẫn có thể tham gia với các bữa ăn gia đình, miễn là bạn tránh đưa ra các loại thực phẩm sau:
Các thực phẩm cần tránh khi ăn dặm
- Mật ong: mật ong đôi khi có thể chứa vi khuẩn gây ra một căn bệnh hiếm gặp được gọi là ngộ độc ở trẻ sơ sinh. Mật ong cũng là một loại đường, có thể có hại cho răng mới mọc của bé.
- Một số loại cá: cá mập, cá kiếm và cá cờ xanh đều chứa hàm lượng thủy ngân cao, có thể ảnh hưởng đến hệ thần kinh đang phát triển của bé. Ngoài ra, không nên cho con ăn sò sống, vì điều này dễ dẫn tới nguy cơ ngộ độc thực phẩm.
- Một số loại trứng sống: hầu hết trứng được bán ở Anh đều có tem Sư tử của Anh: những quả trứng này hoàn toàn an toàn cho bé, cho dù là sống, lòng đào hay nấu chín. Tuy nhiên, trứng không có tem Sư tử Anh phải luôn được nấu chín cho đến khi cả lòng trắng và lòng đỏ đều đông lại.
- Thực phẩm ít chất béo và ít calo: trẻ cần rất nhiều năng lượng từ thức ăn của mình, vì vậy những đồ ăn này sẽ không cung cấp đủ năng lượng cho bé.
- Các loại hạt nguyên chất: không cho con ăn các loại hạt nguyên chất đến khi bé năm tuổi, vì có nguy cơ bị mắc nghẹn. Tuy nhiên, hạt đã nghiền và bơ hạt dẻ lại rất tốt cho trẻ.
Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Chế độ ăn cho bé 10 tháng
Các thực phẩm cần hạn chế khi ăn dặm
Bạn cũng nên kiểm soát hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm sau ở mức tối thiểu nếu có thể:
- Muối: quá nhiều muối có hại cho thận của bé, vì vậy đừng thêm vào thức ăn của con. Cố gắng hạn chế lượng thức ăn mặn mà bé ăn, chẳng hạn như phô mai, xúc xích và thịt xông khói.
Một số thực phẩm chế biến sẵn, từ nước sốt đến ngũ cốc, có thể chứa lượng muối khá cao. Vì vậy, mẹ hãy kiểm tra tem nhãn trước khi cung cấp cho bé. Bé dưới một tuổi nên có ít hơn 1g muối (0,4g natri) mỗi ngày.
- Đường: thực phẩm và đồ uống có đường có hại cho răng của bé và có thể khuyến khích bé trở thành người hảo ngọt. Nếu bạn cảm thấy thức ăn của bé rất cần thêm chút đồ ngọt, hãy thêm các loại trái cây như chuối nghiền, hoặc sữa bé ăn hằng ngày, thay vì đường.
- Chất béo bão hòa: thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa bao gồm khoai tây chiên giòn, bánh quy và bánh ngọt. Những thứ này dễ khiến con no bụng mà không cung cấp nhiều vitamin, vì vậy, tốt nhất là tránh cho bé ăn những đỗ ăn này.
Mẹ tìm hiểu kỹ hơn các thực phẩm cần tránh tại bài viết: Ăn dặm và dinh dưỡng khoa học cho bé
Bên cạnh những thực phẩm này, bé có thể chia sẻ bữa ăn giống như mọi thành viên trong gia đình.
Con thích thú khi được ăn cùng cả nhà
Con sẽ thích ăn đồ ăn giống mẹ, và khi thấy bạn thưởng thức các loại thực phẩm sẽ giúp con trở nên thích thú khám phá hơn.
Nếu mọi người trong gia đình cần ăn thêm muối hoặc đường, mẹ chỉ cần lấy ra một phần riêng cho bé trước khi thêm gia vị vào phần còn lại.
Con cũng trở nên tự giác trong thói quen ăn uống. Vào thời điểm 10 tháng, nhiều bé đã cố gắng tự ăn bằng thìa, mặc dù bé chưa thể hoàn toàn kiểm soát cách sử dụng.
Giúp đỡ và khuyến khích con bằng cách để bé cầm thìa của mình khi mẹ cho bé ăn bằng một thìa khác. Mẹ cũng nên cho con nhiều thức ăn cầm tay, để cho bé cơ hội thử nghiệm việc tự ăn.
Những thực phẩm nào là tốt nhất cho bé từ 10 đến 12 tháng tuổi?
Bé 10 tháng tuổi ăn bao nhiêu là đủ?
Con bạn sẽ sớm có tới ba bữa ăn mỗi ngày. Ngoại trừ các thực phẩm được liệt kê ở trên, chế độ ăn uống lành mạnh của bé khá giống với chế độ ăn uống lành mạnh cho các thành viên còn lại trong gia đình.
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ dưới 1 tuổi nhiều rau và trái cây
Điều quan trọng là mẹ hãy cung cấp cho con một loạt các loại thực phẩm từ bốn nhóm thực phẩm chính:
- Nhiều loại trái cây và rau quả ăn dặm khác nhau bổ sung vitamin và khoáng chất
- Thực phẩm giàu tinh bột như bánh mì, gạo, mì ống và khoai tây để cung cấp năng lượng
- Nguồn protein dồi dào như thịt, cá, trứng và đậu giúp cho sự tăng trưởng và phát triển
- Các sản phẩm sữa đầy đủ chất béo như phô mai, sữa chua và sữa trứng giúp cho răng và xương khỏe mạnh
Sữa mẹ hay sữa công thức vẫn là một phần quan trọng trong chế độ ăn uống của bé.
Đây nên là thức uống chính của con, mặc dù bạn cũng có thể cho bé uống nước lọc hoặc nước trái cây pha loãng (1 phần nước ép pha thêm 10 phần nước) trong bữa ăn.
Sử dụng sữa bò trong bữa ăn của bé có thể chấp nhận được, nhưng mẹ không nên coi đó như một thức uống cho đến khi bé tròn 1 tuổi (đảm bảo rằng sữa có đủ chất béo).
Khi nào cho con ăn nhẹ?
Hãy để con trở thành người hướng dẫn, và cho bé ăn vặt nếu bé còn đói giữa các bữa ăn. Khi bé tròn 1 tuổi, thức ăn dặm sẽ cung cấp hầu hết năng lượng bé cần.
Điều đó bao gồm đồ ăn nhẹ lành mạnh giữa các bữa ăn, chẳng hạn như trái cây và rau, bánh mì nướng và bánh gạo.
Mẹ có thể tham khảo thêm bài viết Chế độ ăn cho bé 1 tuổi
Con có thể bú mẹ ít hơn khi nhận được nhiều dinh dưỡng từ thực đơn ăn dặm
Bạn có thể thấy rằng con bỏ một hoặc hai lần ăn sữa khi con bắt đầu nhận được nhiều năng lượng hơn từ chế độ ăn cho trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi.
Nếu con mọc răng, việc gặm thức ăn cứng hơn sẽ trở nên dễ dàng hơn đối với bé. Mẹ hãy thử những miếng táo hoặc cà rốt, vỏ bánh mì hoặc bánh mì.
Cẩn thận với những thực phẩm nhỏ, tròn, chẳng hạn như nho và cà chua bi bởi có thể gây nghẹn ở bé. Để giữ cho bé an toàn, hãy cắt đôi chúng trước khi đưa cho bé ăn.
ĐỂ ĂN DẶM THÀNH CÔNG, BA MẸ CẦN NHỮNG GÌ ?
Nếu chỉ đơn thuần tập trung vào ăn dặm, vào cách chế biến món ăn thật ngon cho con, bạn sẽ không thể giải quyết được vấn đề “Ăn” của con. Bởi vì lịch sinh hoạt (ăn sữa - ăn dặm - ngủ) liên quan chặt chẽ và ảnh hưởng đến nhau.
Ăn sữa cách ăn dặm bao lâu? Kết hợp chúng với nhau thế nào? Ngày ăn mấy bữa? Mỗi giai đoạn điều chỉnh thế nào cho phù hợp? Làm sao để con vẫn đảm bảo đủ lượng sữa yêu cầu mà vẫn đảm bảo ăn dặm hiệu quả.
Ăn và ngủ liên quan chặt chẽ với nhau, ăn không tốt thì ngủ không ngon, ngủ không đủ thì ăn sẽ kém. Nếu xây dựng lịch sinh hoạt không phù hợp con sẽ bị biếng ăn, lười ăn. Sau đó là sợ ăn.
Nên POH EASY Two sẽ giúp bạn giải quyết toàn diện tất cả các vấn đề của con.
Ở EASY Two có gì?
- Lịch sinh hoạt phù hợp của con trong giai đoạn từ 12-49 tuần** (điều kiện tiên quyết giúp con ăn dặm thành công)
- Hướng dẫn bé lớn tự ngủ (không cam kết tự ngủ 100% nếu 0-12 tuần chưa biết tự ngủ)
- Các kiến thức về tâm sinh lý ở độ tuổi ăn dặm, các rắc rối thường gặp và các tuần khủng hoảng
- 4 phương pháp ăn dặm kèm theo thực đơn của từng bữa trong tất cả các ngày:
+ Ăn dặm truyền thống kiểu EASY Two,
+ Ăn dặm kiểu Nhật - EASY Two,
+ Ăn dặm BLW,
+ Ăn dặm kết hợp kiểu EASY Two (Ăn dặm kiểu Nhật + BLW, Ăn dặm truyền thống + BLW).
Tham gia “EASY Two (12-49w): Ăn dặm kiểu EASY” ngay bây giờ tại:
Lưu ý: POH nhận các bé dưới 40 tuần tham gia EASY Two.
---
Nguồn: Babycenter
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo