Trái cây, rau - 2 thực phẩm lý tưởng cho bé ăn dặm

đăng bởi

 

Nên cho trẻ ăn hoa quả vào thời gian nào?

Mẹ có thể bắt đầu ăn dặm cho bé bằng trái cây hoặc rau quả. Khi bé được sáu tháng tuổi, mẹ nên cho bé thử các loại củ hấp chín như cà sốt, củ cải, su su, bí xanh... và một số trái cây mềm.

 Điều quan trọng là mẹ nên cho bé thử nhiều hương vị và kết cấu mềm dễ ăn ngay sau khi bé 6 tháng tuổi. Lưu ý mẹ nên cho bé ăn 1 loại duy nhất trong vòng 3-5 ngày để thử dị ứng.

Mời ba mẹ tham khảo thêm: 10 thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé


Trái cây cho bé 6 tháng tuổi có thể là món hoa quả nghiền cho bé rất dễ làm

Cách chọn thực phẩm ăn dặm khác nhau ở mỗi gia đình. Vì vậy hãy làm những gì mẹ thấy là phù hợp nhất với bản thân và bé yêu. Khuyến nghị từ NHS về các loại thực phẩm ăn dặm sau đây có thể giúp các mẹ chọn lựa dễ dàng hơn:

  • Các loại rau cho bé ăn dặm nấu chín, nghiền nhuyễn như rau mùi tây, khoai tây, khoai mỡ, khoai lang hoặc cà rốt... Nếu bé ăn dặm BLW mẹ nên hấp mềm và tránh các loài khoai bứ.
  • Các loại trái cây như chuối nghiền, bơ, lê hoặc táo nấu chín
  • Trái cây mềm, chín, như đào hoặc dưa - được nghiền hoặc thái dài cỡ ngón tay
  • Rau lá nhỏ nấu chín nghiền

Bạn không nên cho bé ăn trái cây thay rau. Vì vị chính của trái cây là vị ngọt. Trong khi rau, củ có vị nhạt, thậm chí hơi đắng. Hãy nhớ, trái cây không thay thế được rau củ, nên mẹ không nên sử dụng trái cây để thay thế nhé!

Đúng là bé thường thích các loại có vị ngọt, vì sữa mẹ có vị ngọt tự nhiên. Nhưng bé sẽ học được cách thích các hương vị khác nếu mẹ bắt đầu cho bé ăn đúng cách.

 

 

Khi nào mẹ nên kết hợp các loại rau củ cho bé ăn dặm với trái cây?

Nếu mẹ bắt đầu cho bé ăn dặm với trái cây, tốt nhất là chuyển khẩu phần ăn của con sang rau ngay sau đó. Bé có nhiều khả năng chấp nhận đồ ăn từ sớm trong quá trình cai sữa. Điều này thậm chí có thể bắt đầu cho bé một thói quen ăn uống lành mạnh sẽ kéo dài khi lớn lên.

Nếu lúc đầu con không chấp nhận ăn một loại rau mới, mẹ không cần cố gắng vỗ về hoặc mua chuộc bé ăn bởi việc này sẽ chỉ khiến bữa ăn trở nên căng thẳng hơn cho cả mẹ và bé, và có thể khiến bé trở thành một người ăn uống cầu kỳ.

Con có thể chỉ cần thời gian để học cách thích một hương vị mới. Nếu con không thích một món ăn mới, hãy để món ăn đó ra khỏi thực đơn trong một ngày và sau đó thử lại.

Nếu con  thực sự không thích mùi vị của một loại rau nào đó, bạn có thể thử một loại rau củ có vị ngọt hơn, chẳng hạn như rau mùi tây hoặc khoai lang. Các bé thường ít có khả năng ăn được các loại rau có hương vị mạnh như cải xoăn hoặc cải bi xen.

Nếu mẹ muốn bé ăn rau có màu lá xanh đậm, hãy thử trộn chúng với một loại rau củ nhạt khác.. Bạn có thể trộn các hương vị mới với những hương vị bạn biết chắc bé sẽ thích, và tăng dần tỷ lệ của thức ăn mới. Sự kiên trì của mẹ trong một vài tuần thường được đền đáp xứng đáng sau đó.

Hãy kiên nhẫn, và cho phép bé có nhiều thời gian và cơ hội để thử một cái gì đó mới. Mẹ có thể cần phải cho bé thử một hương vị hoặc kết cấu mới tới tám lần trong một vài tuần trước khi bé cuối cùng chấp nhận nó.

Mẹ có thể thấy rằng bé thể hiện khuôn mặt hoặc biểu cảm kỳ quặc khi đang lần đầu thử thức ăn. Nó không có nghĩa là con không hài lòng với đồ ăn đó. Có thể bé chỉ đang biểu hiện sự ngạc nhiên của mình khi thử hương vị hoặc kết cấu mới.

Mẹ có thể hấp bông cải xanh cho con yêu ăn

Nếu con thích thực phẩm cắt thái dài hơn là được đút ăn bằng thìa và thức ăn nghiền kỹ, rau quả là sự lựa chọn khá lý tưởng. Mẹ hãy cho bé thử những miếng cà rốt nấu chín, hoặc những bông hoa cải xanh hấp hoặc súp lơ.

Hãy làm cho bữa ăn trở nên thú vị cho bé. Cũng giống như người lớn, trẻ sơ sinh có thể chán nếu ăn cùng một loại thực phẩm mỗi ngày, vì vậy mẹ nên thường xuyên giới thiệu những hương vị mới. Bạn có thể thử một vài hương vị khác nhau mỗi ngày nếu thích.

 

 

Những thực phẩm ăn dặm dinh dưỡng cho bé

Nếu mẹ đợi cho đến khi bé được sáu tháng tuổi trước khi bắt đầu ăn dặm, bé có thể thử hầu hết các loại thực phẩm, bao gồm:

  • thịt gia cầm và thịt
  • các loại đậu
  • hạt và bơ hạt
  • sản phẩm sữa như sữa chua, phô mai và sữa trứng
  • ngũ cốc và gạo cho bé trộn cùng với sữa mẹ, sữa công thức hoặc một ít sữa bò

Nếu gia đình bạn có tiền sử dị ứng, hoặc nếu con bị hen suyễn hoặc bệnh chàm, hãy tham khảo sự tư vấn từ bác sĩ trước khi giới thiệu cho bé thực phẩm có chứa các loại hạt hoặc sản phẩm từ sữa.

Các loại rau quả dinh dưỡng ít có khả năng gây dị ứng cho con yêu

Mẹ có thể thích cho bé bắt đầu ăn dặm với những thực phẩm không có khả năng gây ra phản ứng dị ứng (hoặc ít gây dị ứng). Dưới đây là một số ví dụ:

  • các loại rau củ như cà rốt, đu đủ, khoai lang, rau mùi tây
  • các loại trái cây như táo, lê, chuối, mận, đào, mơ và bơ
  • rau chân vịt, bông cải xanh, đậu xanh, bí, súp lơ
  • khoai tây, khoai mỡ, chuối xanh

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo