MỤC LỤC
Thóp ở đầu của trẻ sơ sinh là gì?
Thóp đầu sơ sinh được hình thành như thế nào?
Một số trẻ sơ sinh mới chào đời trên phần đầu có xuất hiện vết lõm, mềm gọi là thóp. Do cấu trúc xương sọ nên bé sẽ có thóp trước và thóp sau. Có bé sinh ra với vết lõm mềm rõ ràng và chuyển động theo nhịp thở. Vậy tình trạng đầu trẻ sơ sinh bị lõm như vậy có đáng lo ngại hay không?
Thóp ở đầu của trẻ sơ sinh là gì?
Các điểm mềm được gọi là cái thóp. Có hai cái thóp trên đầu em bé và chúng có thể thay đổi kích thước một chút. Hiểu đơn giản thì đây là các điểm mà xương sọ chưa toàn toàn khép kín nên có cảm giác mềm hơn các vùng xung quanh.
Điểm mềm ở phía sau đầu của em bé được gọi là thóp sau, thường nhỏ hơn các thóp khác và có hình tam giác. Điểm mềm trên đỉnh đầu là thóp trước, lớn hơn và có hình kim cương. Sau sinh, các điểm thóp này có thể hơi lõm hoặc lồi lên một chút. Tình trạng này là hoàn toàn bình thường.
Trẻ sơ sinh đầu bị lõm phía sau có ảnh hưởng gì đến sức khỏe em bé sơ sinh không?
Thóp đầu sơ sinh được hình thành như thế nào?
Trong quá trình sinh nở, xương sọ của trẻ sơ sinh mềm và dễ dàng biến dạng để giúp bé chui qua kênh sinh nở. Quá trình này được gọi là tạo khuôn - một điều thú vị của tự nhiên.
Đầu là phần lớn nhất của trẻ sơ sinh, vì vậy, tạo khuôn là cách tự nhiên nhất để tạm thời làm cho nó nhỏ hơn. Sự linh hoạt của xương sọ giúp đầu bé tạm thời thu nhỏ để chào đời dễ dàng hơn.
Sau sinh, các bác sĩ sẽ kiểm tra thóp bé để đảm bảo không có điều gì bất thường. Mẹ cũng không cần làm gì với thóp trên đầu trẻ. Cuối cùng, xương sọ sẽ gặp nhau và hợp nhất do các điểm mềm đóng lại. Thóp sau thường khó cảm nhận và thường biến mất sau sáu tuần, khi xương sọ phát triển.
Thóp trước rõ ràng hơn và có thể dễ dàng cảm nhận một vùng da hơi mềm trên đỉnh đầu và thường biến mất khi trẻ từ 10 tháng đến 18 tháng hoặc lâu hơn.
Tuy thóp đầu mềm và có thể lõm một chút so với các phần xung quanh, nhưng vì thóp được bao phủ bởi một lớp màng bảo vệ cứng nên chạm hoặc rửa sẽ không vấn đề gì.
Tuy nhiên, hãy để ý đến những cái thóp vì nó có thể tiết lộ những dấu hiệu quan trọng về tình trạng sức khỏe của bé. Thóp chìm có thể là một dấu hiệu mất nước. Thóp phồng lên có thể là triệu chứng của một bệnh gì đó nghiêm trọng, chẳng hạn như viêm màng não. Tuy nhiên, mọi phán đoán đều không chính xác 100%, vì vậy, tốt nhất hãy đưa bé đi thăm khám.
Sau khi sinh, bác sĩ sẽ kiểm tra các thóp. Đây là kiểm tra định kỳ và không có khả năng tìm thấy bất kỳ vấn đề nào.
Trong quá trình phát triển, bác sĩ sẽ thường xuyên kiểm tra xem xương đầu của bé có phát triển bình thường hay không.
Mời mẹ tham khảo thêm bài viết: Đầu trẻ sơ sinh bị lệch thì có bị làm sao không?
Thóp trẻ như thế nào là bình thường?
Có thể mẹ chưa biết rằng thóp đầu là tên gọi phần đỉnh đầu, có một phần xương chưa được khép hoàn toàn của trẻ. Thóp đầu có 2 phần là thóp trước và thóp sau. Thóp trước thường có hình thoi, chúng là khe hở của xương đỉnh đầu và xương trán. Còn thóp sau là hình tam giác, chúng là khe hở giữa xương chẩm và xương đỉnh đầu.
Trẻ sơ sinh dù sinh đủ tháng hay sinh non đều có thóp như nhau. Thóp sau gần như sẽ được khép lại khi trẻ chào đời (chúng có thể rất nhỏ và chậm nhất là 4 tháng sau sinh sẽ được khép lại). Thóp trước lại được trải qua một quá trình thay đổi.
Kích thước trung bình của thóp trước là 2.1cm (dao động trong khoảng 0.6 đến 3.6cm). Sau 2-3 tháng thì thóp rộng ra theo sự lớn lên của đầu bé và dần thu nhỏ về sau. Khoảng đến tháng 12-18 thì khép lại.
Đầu trẻ sơ sinh là một bộ phận nhạy cảm, mẹ tuyệt đối phải cẩn thận khi chăm sóc. Nếu như va chạm mạnh vào thóp trẻ sơ sinh sẽ để lại hậu quả không tốt, ví dụ như gây tổn thương cho não hay nhiễm trùng mô… Nếu như mẹ muốn gội đầu cho trẻ hãy gội từ từ và nhẹ nhàng.
Các vấn đề về thóp trẻ sơ sinh
Hầu hết các trường hợp, thóp trẻ sơ sinh sẽ phập phồng và nhô cao hơn một chút nếu như so với đỉnh đầu. Vấn đề đầu trẻ sơ sinh lồi lõm quá mức so với bình thường khiến mẹ hoang mang, thóp trẻ bị lõm phải làm sao.
Nếu như mẹ sờ tay lên thóp trẻ, sẽ cảm thấy mềm và rỗng tại vùng da bảo vệ thóp. Nếu mẹ thấy thời gian này thóp trẻ chưa đến lúc khép và đã phồng lên thấy rõ, chúng có thể biểu hiện các bệnh hiểm nghèo như não úng thủy, viêm màng não….
Nếu như phần thóp trước lõm xuống là biểu hiện trẻ đang mất nhiều nước, có thể có các biểu hiện đi kèm như nôn ói, tiêu chảy… mẹ cần đưa trẻ đến viện để trao đổi với bác sĩ.
Hiện tượng xuất hiện vết lõm sau đầu trẻ sơ sinh, nhưng mẹ đảm bảo bé được chăm sóc kỹ càng và cẩn thận, không có bệnh lý gì thì hoàn toàn không có vấn đề nào xảy ra cả. Có thể đầu bị lõm phía sau do thóp sau chưa đóng. Sau 4 tháng thóp sẽ tự đóng lại.
Thóp của em bé sơ sinh sẽ tự đóng lại sau một khoảng thời gian nhất định
Trong trường hợp thóp của trẻ sơ sinh rất nhỏ hoặc khép kín là do mẹ dùng nhiều thuốc canxi. Mẹ nên bổ sung canxi qua các thực phẩm như hạt hướng dương, bắp cải, súp lơ, tránh lạm dụng thuốc…
Những thói quen có thể gây ảnh hưởng đến thóp của trẻ đó là cho trẻ nằm gối sớm (khiến xương có thể bị biến dạng theo tư thế nằm và ảnh hưởng đến thóp); giữ ấm quá mức ở phần đầu (khiến cho trẻ toát mồ hôi nhiều gây ốm sốt); cắt tóc quá sớm cũng có thể khiến da đầu bé bị tổn thương ba mẹ cũng nên chú ý nhé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo