Giải đáp trẻ 7 tháng ăn được gì để giúp mẹ xây dựng thực đơn chất và lượng cho bé

đăng bởi Minh Tâm

7 tháng tuổi là thời điểm bé đã có thời gian tập thích nghi với hành trình ăn dặm đầy thú vị. Bé có khả năng nhai trệu trạo thay vì tập nuốt chửng như thời gian đầu. Vậy trẻ 7 tháng ăn được gì, lượng cháo cho bé 7 tháng có gì thay đổi cũng như trẻ 7 tháng không nên ăn gì? Mẹ đọc bài viết này để tìm hiểu trẻ 7 tháng tuổi ăn được những gì và làm sao để xây dựng được thực đơn chất nhất cho bé nhé!

 

Trẻ 7 tháng ăn được gì?

Sang tháng thứ 7, các chất dinh dưỡng mà bé được hấp thu từ cơ thể mẹ trong thai kỳ, đặc biệt là sắt đã dần cạn kiệt. Bé cần được bổ sung thêm dinh dưỡng từ các loại thực phẩm thông qua việc ăn dặm. 

Sữa mẹ hoặc sữa công thức vẫn chiếm 60-70% khẩu phần ăn với khoảng 500-800ml/ngày, 30-40% còn lại là thức ăn dặm. Trong đó thực phẩm ăn dặm cho bé 7 tháng được chia thành 4 nhóm chính:

  • Nhóm thực phẩm giàu tinh bột :20-30gr. Những thực phẩm từ nhóm này cung cấp năng lượng cần thiết để trẻ tăng trưởng và phát triển thể chất.

 

  • Nhóm thực phẩm cung cấp chất đạm: 20-30gr. Thực phẩm giàu chất đạm đóng vai trò quan trọng cho sự phát triển cơ bắp của trẻ. Những thực phẩm nhóm này cũng chứa các vitamin và khoáng chất hữu ích khác như sắt, kẽm, vitamin B12, các axit béo omega – 3. Sắt và axit béo từ thịt và cá có dầu đặc biệt quan trọng đối với sự phát triển trí não và khả năng nhận thức của trẻ.

 

  • Nhóm rau củ các loại: 20gr và trái cây: 50-100gr. Nhóm này cung cấp năng lượng, vitamin, chất chống oxy hóa, chất xơ và nước cho cơ thể, tham gia vào hầu hết các quá trình trao đổi chất cũng như xây dựng hệ miễn dịch khỏe mạnh cho bé.

 

  • Nhóm sản phẩm từ sữa là nguồn cung cấp protein và canxi dồi dào, hỗ trợ hệ cơ xương chắc khỏe

Trẻ 7 tháng ăn được gì?

Để giải đáp chi tiết cho những thắc mắc rất cụ thể của mẹ như trẻ 7 tháng ăn được cá gì, trẻ 7 tháng ăn được thịt gì, trẻ 7 tháng ăn được rau gì, vân vân và mây mây, POH đưa ra bảng liệt kê các thực phẩm thuộc các nhóm chất để mẹ tham khảo khi xây dựng thực đơn cho bé 7 tháng sau đây nhé! 

Về mặt kỹ năng, bé 7 tháng ăn dặm theo phương pháp BLW có thể ăn được các loại rau củ hấp cứng hơn một chút. Các cơ ở tay bé vẫn chưa phối hợp chính xác nên bé có thể bóp nát nếu mẹ hấp quá mềm. Thêm vào đó, những chiếc răng sữa nhỏ xinh mới mọc cũng có thể khiến bé khó chịu và lúc này một miếng cà rốt hay củ cải hấp không bị quá mềm sẽ phụ giúp mẹ “an ủi” bé phần nào!

Đối với các bé ăn dặm truyền thống hoặc ăn dặm kiểu Nhật, bé có thể ăn đồ đặc hơn một chút so với giai đoạn trước, ở mức độ sền sệt và có vụn thức ăn lợn cợn. VÌ thế bé có thể ăn cháo gạo nấu với tỷ lệ gạo và nước là 1:7, cháo bánh mì, cháo yến mạch cán dẹt… 

Ở giai đoạn này, thay vì dùng máy xay để xay nhuyễn, mẹ hãy chuyển sang những cách chế biến khác như băm, giã, dằm nát… Chẳng hạn với các loại quả chín mềm như bơ, chuối, kiwi… mẹ có thể dùng thìa dằm nhỏ cho bé tập nhai.

>> Sự phát triển của trẻ 7 tháng tuổi

Lượng cháo cho bé 7 tháng là bao nhiêu?

Đối với bé 7 tháng tuổi, sữa mẹ và sữa công thức vẫn đóng vai trò là nguồn dinh dưỡng chủ yếu, ăn dặm chỉ nên ở mức 1-2 bữa 1 ngày. Hàm lượng các nhóm chát nói trên chỉ mang tính chất tham khảo khi xây dựng thực đơn cho bé. Thời điểm này ăn dặm mang tính chất giới thiệu và làm quen nên mẹ hãy cứ tôn trọng nhu cầu ăn của bé nhé!

Có những em bé đến tận tháng thứ 7 này mới tỏ ra sẵn sàng cho việc ăn dặm. Vì thế bé có thể ăn rất ít và thậm chí là không ăn gì. Mẹ đừng sốt ruột ép bé ăn dưới mọi hình thức nhé! Bé đang tập làm quen từng chút một đó mẹ à!

Bên cạnh đó mẹ nên sắp xếp giờ ăn để bé được tham gia vào bữa ăn của cả gia đình. Khi quan sát mọi người thao tác với các dụng cụ ăn uống, một cách tự nhiên bé cũng dần học được các kỹ năng này. Hơn nữa, không khí vui vẻ đầm ấm của bữa ăn gia đình sẽ khuyến khích bé ăn hiệu quả hơn và luôn có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của bé, giúp bé phát triển tâm lý và cảm xúc lành mạnh.

Bé 7 tháng ăn dặm được tham gia vào bữa ăn của gia đình

Trẻ 7 tháng không nên ăn gì?

Bên cạnh những thực phẩm giàu dinh dưỡng, có những loại thực phẩm mẹ cần thận trọng khi lựa chọn đồ ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi 

Thực phẩm gây dị ứng

Trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi luôn ó nguy cơ dị ứng rất cao. Mẹ đặc biệt lưu ý tránh giới thiệu các thực phẩm như: đậu phộng, lúa mì, mật ong, sữa bò, các loại hải sản có vỏ.

Khi bé lớn dần, mẹ có thể lần lượt giới thiệu các loại thực phẩm này một cách thận trọng để bé từng bước làm quen nhé!

  • Trứng chưa chín kỹ hoặc thực phẩm có chứa trứng còn sống như xốt mayonnaise tự làm tại nhà bởi vi khuẩn tồn tại trong trứng sống có thể gây hại cho trẻ sơ sinh.

 

  • Các loại thịt nâu, thịt đỏ như thịt bò, thịt đùi gà bởi chứa nhiều cholesterol chưa thực sự phù hợp với hệ tiêu hóa chưa phát triển hoàn chỉnh của bé 7 tháng.

 

  • Sữa ít béo: trẻ 7 tháng cần sữa đầy đủ chất béo để tăng trưởng và phát triển. Tuy nhiên trẻ 7 tháng ăn được váng sữa không? Thì câu trả lời là mẹ nên cân nhắc làm thực phẩm bổ sung bởi váng sữa tuy có hàm lượng chất béo rất cao (tới 50% tổng năng lượng), nhưng còn lại 40% là bột đường, chỉ 6-7 % là protein và hàm lượng vitamin cùng khoáng chất còn lại rất thấp. 

 

  • Các loại hạt cứng có nguy cơ gây hóc nghẹn cho bé.

 

  • Nước ép trái cây: không chỉ đối với trẻ 7 tháng tuổi mà đối với mọi lứa tuổi, mẹ nên hạn chế cho bé uống nước ép trái cây. Bởi so với ăn trái cây cắt miếng thông thường, bé có xu hướng tiêu thụ nhiều hơn và theo đó là lượng đường cao hơn. Ngoai ra trái cây cắt miếng còn cung cấp chất xơ và tạo cơ hội cho bé luyện tập kỹ năng nhai nuốt.

 

  • Các loại sữa là từ hạt như sữa đậu nành, yến mạch, hạnh nhân… bới lúc này hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình hoàn thiện nên rất nhạy cảm.

 

  • Thực phẩm được chế biến sẵn như đồ ăn nhanh, bánh kẹo, đồ uống có đường…

Xây dựng thực đơn chất lượng cho bé 7 tháng ăn dặm như thế nào?

Lịch ăn dặm cho bé 7 tháng có thể gồm 2 bữa ăn dặm 1 ngày, trong đó có 1 bữa chính và bữa phụ. Theo đó, bữa chính mẹ có thể cho bé ăn đầy đủ các nhóm chất, còn bữa phụ có thể là hoa quả và thực phẩm đến từ nhóm sản phẩm sữa. Mẹ còn băn khoăn trẻ 7 tháng ăn cháo dinh dưỡng được chưa? Vậy cháo dinh dưỡng là gì nhỉ? Đó chính là cháo được kết hợp các nguyên liệu sao cho có thể cung cấp đầy đủ các nhóm chất này đó mẹ!

Bí kíp đơn giản để cân bằng các nhóm chất trong mỗi bữa ăn là lựa chọn thực phẩm “cầu vồng”. Đa dạng màu sắc của các loại thực phẩm cũng tương ứng với đa dạng nhóm chất trong bữa ăn. Việc kết hợp màu sắc trong một bữa ăn không chỉ giúp bé hấp thụ tối đa các chất dinh dưỡng mà còn khiến con hứng thú hơn nhiều so với những món ăn chỉ có một gam màu đơn điệu.

Lựa chọn thực phẩm cầu vồng giúp mẹ đa dạng nhóm chất trong một bữa ăn

Mẹ có thể xây dựng thực đơn theo từng tuần, trong đó lưu ý khi giới thiệu một loại thực phẩm mới nào đó, mẹ nên lặp lại 3 ngày liên tiếp để thử dị ứng cho bé. Mẹ cũng nên ưu tiên sắp xếp món này vào bữa sáng hoặc trưa để nếu có dị ứng thì thuận tiện xử lý hơn. Cùng một nguyên liệu nhưng khi mẹ thay đổi cách chế biến, cách kết hợp với các nguyên liệu khác và trình bày bắt mắt, dù ăn tới 3 ngày liền cũng không lo bé bị ngán đâu nhé! 

  • Đối với nhóm trái cây và rau củ, trước hết mẹ ưu tiên thực phẩm tươi sạch, đúng mùa và là loại có sẵn tại địa phương. Giai đoạn này, bé vẫn đang làm quen với việc ăn dặm, hệ tiêu hóa còn non nớt nên các loại rau củ quả tươi sạch sẽ là sự lựa chọn tối ưu. 

Đồng thời, thay vì nêm các loại gia vị như mắm, muối, đường, hạt nêm vào cháo, mẹ hãy tận dụng vị ngọt tự nhiên của rau củ quả nhé. Nhờ đó bé ăn dặm không chỉ ngon miệng, cảm nhận được hương vị nguyên bản mà còn rất có lợi cho sức khỏe về lâu dài. 

  • Đối với nhóm chất đạm mẹ hãy sắp xếp các món cháo mặn xen kẽ với cháo ngọt để bé thích nghi dần với đạm động vật. Cháo mặn có các nguyên liệu nguồn gốc động vật như cháo cá, cháo trứng, còn cháo ngọt được hiểu là cháo kết hợp với sữa hoặc các loại rau củ.

Khi nấu món cháo mặn cho bé 7 tháng tuổi, mẹ hãy bắt đầu với những loại đạm lành tính và dễ tiêu hóa như cá quả, thịt lườn gà. Các loại thịt có màu trắng luôn chứa ít cholesterol hơn so với các loại thịt nâu hoặc đỏ như thịt bò, thịt đùi gà… nên phù hợp để hệ tiêu hóa của bé ở giai đoạn đầu mới ăn dặm này.

Ngoài ra, mẹ nên cho bé ăn đa dạng các loại đạm bằng cách luân phiên đạm động vật với đạm thực vật như nấm, đậu phụ và các loại đậu khác như đậu xanh, đậu đỏ, đậu lăng…

  • Đối với nhóm tinh bột: ngoài cháo gạo, mẹ sắp xếp xen kẽ các loại ngũ cốc hoặc củ quả khác như yến mạch, khoai lang, khoai tây, bánh mì…

  • Đối với nhóm sản phẩm tư sữa: mẹ có thể cho bé ăn phô mai, sữa chua vào các bữa đệm trong ngày. Ngoài ra bé cũng sẽ rất hào hứng nếu mẹ kết hợp sữa chua với 1-2 loại quả chín như chuối, bơ, xoài… 

Mẹ có thể tham khảo Thực đơn an dặm truyền thống cho bé 7 tháng hoặc Thực đơn 30 ngày ăn dặm cho bé 7 tháng (kiểu Nhật).

Ngoài ra để được tư vấn 1-1 ăn dặm, giúp con ăn dặm thành công & ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng, mẹ tham khảo ngay POH Easy Two nhé!

POH Easy Two là chương trình giúp con vào nếp sinh hoạt Easy có tư vấn 1-1 với chuyên viên Easy - tự ngủ - Ăn dặm của POH, giúp con ăn dặm thành công & ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ được ngủ 7-8 tiếng mỗi đêm!

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo