Dụng cụ ăn dặm cho bé

đăng bởi

 

Em bé sáu tháng tuổi đã sẵn sàng để ăn dặm. Dù mẹ cho bé ăn dặm kiểu truyền thống hay ăn dặm kiểu mới thì mẹ cũng cần chuẩn bị dụng cụ ăn dặm cho con.

Những dụng cụ cần thiết cho bé ăn dặm bao gồm: đĩa, thìa, dĩa và phụ kiện theo nhu cầu cụ thể của các bé. Con cũng cần có ghế ăn dặm để ngồi an toàn, thoải mái. Ghế ăn dặm phải dễ rửa sạch vì bé sẽ dây bẩn trong khi thưởng thức các món ăn.

Một số dụng cụ ăn dặm cho bé mà mẹ cần phải sắm

Dưới đây là một vài dụng cụ thiết yếu trong nhà bếp giúp mẹ chuẩn bị đồ ăn dặm và bảo quản thức ăn cho bé dễ dàng.

Máy xay thức ăn

Máy xay thức ăn là dụng cụ không thể thiếu nếu mẹ dự định cho bé ăn dặm với các loại rau và trái cây xoay nhuyễn.

Mẹ cũng có thể sử dụng máy để xay nhuyễn một vài loại thực phẩm đã nấu chín hoặc trái cây mềm.

Khay đựng thức ăn trẻ em và khay đựng đá viên lớn

Các loại khay trữ đông đồ ăn của trẻ em rất tiện dụng. Mẹ có thể tự chuẩn bị nhiều bữa ăn thay vì chỉ nấu một bữa mỗi lần. Sau đó sử dụng các loại khay để bảo quản trong tủ lạnh.

Sử dụng khay làm đá viên để trữ lạnh thức ăn thừa. Khi sử dụng mẹ chỉ cần rã đông hai hoặc ba khối cùng một lúc cho bé.

 

 

Đĩa và bát ăn

Mẹ nên chọn những loại đĩa nhỏ và hộp đựng bằng nhựa khi bắt đầu cho bé ăn dặm. Nếu cần đem theo thức ăn cho trẻ, mẹ nên mua loại bát có nắp đậy kín.

Chú ý mua nhiều và kiểm tra xem liệu những bát đĩa đó có phù hợp sử dụng trong lò vi sóng, tủ đông hay máy rửa chén hay không mẹ nhé.

Trẻ nhỏ thường rất thích nghịch ngợm với đồ ăn, do đó mẹ hãy thử sử dụng những chiếc bát có đế hút ở phía dưới. Khi bé đã qua giai đoạn thích chơi với thức ăn, mẹ đổi thành các loại bát và đĩa nhựa cứng có kích thước lớn hơn.

Mẹ cũng phải đầu tư thêm những chiếc bát hoặc khay chia thành những ô nhỏ. Khi con dần lớn hơn trẻ cũng trở nên khó tính hơn. Con sẽ kén ăn và thích để riêng các loại thức ăn.

Dĩa và thìa cho bé

Một số loại thìa có tác dụng như máy cảm biến sẽ thay đổi màu sắc để hiển thị cho mẹ biết khi nào thực phẩm quá nóng. Nhưng tốt nhất là các mẹ nên tự kiểm tra nhiệt độ đồ ăn để đảm bảo ăn toàn cho bé.

Mẹ hãy sắm thìa ăn dặm với các kích thước và tay cầm dài ngắn khác nhau. Thìa ăn dặm thường có tay cầm dài để mẹ dễ dàng lấy thức ăn từ trong lọ đựng. Nhưng nhiều bé muốn tự cầm thìa của mình. Lúc này một chiếc thìa có tay cầm ngắn sẽ dễ dàng hơn cho bé sử dụng.

Thìa ăn dặm là dụng cụ không thể thiếu khi tập ăn dặm cho trẻ

Trẻ sẽ cần một vài tháng nữa để phát triển đầy đủ khả năng phối hợp ngón tay và có thể đưa thức ăn lên miệng. Nhưng mẹ cứ để con được tự do tập cầm thìa lấy đồ ăn. Như thế con đã "có việc" phải làm trong khi mẹ đút thức ăn cho con.

Cốc trẻ em

Các mẹ hãy tìm một chiếc cốc có ống hút mềm để hút sữa hoặc nước. Loại cốc này sẽ không có van để ngăn không cho đồ uống tràn ra ngoài. Nhờ đó trẻ sẽ học được cách kiểm soát lực hút.

Việc này cũng giống như khi trẻ nhấm nháp đồ ăn vậy. Nếu mẹ chỉ cho con uống ước và sữa bằng bình thì khi ăn dặm bé sẽ quen mút đồ ăn liên tục.

Loại cốc dành cho trẻ em này cũng giúp bảo vệ răng sữa của con vì bé hạn chế được việc hút chất lỏng qua răng. 

Nhược điểm không thể tránh khỏi của loại cốc này là bé có thể làm đổ sữa và nước trong quá trình làm quen với cốc. Điều này cũng dễ chấp nhận thôi vì giai đoạn ăn dặm không thể tránh khỏi sự bừa bộn phải không các mẹ!

Yếm quàng cổ

Mẹ nên khuyến khích con ăn chậm, nhấm nháp và vày đồ ăn. Đó mới là cách thưởng thức bữa ăn của một em bé tập ăn dặm.

Vào những ngày đầu, khi bé học cách tự ăn, thức ăn sẽ bị rơi vãi và dây bẩn xung quanh. Vì thế mà con cần quàng quanh cổ một chiếc yếm nhỏ xinh.

Nhiều mẹ thích dùng các loại yếm nhựa vì có thể vệ sinh nhanh chóng để sử dụng cho bữa ăn tiếp theo.

Yếm vải cũng rất tiện dụng. Nhưng mẹ nhớ giặt tay sạch để loại bỏ đồ ăn bám trên yếm trước khi cho vào máy giặt nhé.

Nếu bé hiếu động và thích khám phá mọi thứ, một chiếc yếm dài sẽ là lựa chọn tối ưu cho các mẹ. Bé sẽ thoải mái thưởng thức bữa ăn mà mẹ không phải lo lắng con làm bẩn quần áo.

Ngoài ra còn có loại yếm dùng một lần. Nếu mẹ đang đi du lịch, dã ngoại hay đi ăn ngoài, đi quán cà phê thì yếm dùng một lần là lựa chọn phù hợp nhất.

Ghế ăn dặm cho bé

Mẹ sẽ cần sắm thêm một chiếc ghế khi bé đã có thể tự ngồi. Hầu hết các bậc cha mẹ đều chọn ghế gỗ truyền thống hoặc một vài loại ghế làm bằng kim loại và nhựa.

Ghế ăn dặm cho trẻ giúp con yêu ngồi ngay ngắn và thoải mái

Dưới đây là ưu và nhược điểm của các loại ghế ăn dặm cho trẻ: 

Ghế gỗ

Ưu điểm

  • Bền, có thể sử dụng lâu dài
  • Có thể kết hợp với phong cách trang trí căn nhà

Nhược điểm

  • Nhiều chiếc ghế gỗ truyền thống không thể gấp lại nên tốn diện tích.
  • Khó làm sạch, đặc biệt là nếu có kèm đệm vải
  • Nhiều ghế không có dây đai nịt, do đó mẹ cần phải chọn ghế vừa với bé.

Ghế kim loại hoặc nhựa

Ưu điểm

  • Một số loại ghế có nhiều tính năng tiện dụng, như có chức năng cài đặt điều chỉnh chiều cao và chỗ để chân, cơ chế gấp và nắp khay có thể tháo rời
  • Ghế được làm bằng kim loại hoặc nhựa có giá thành rẻ hơn so với ghế được làm bằng gỗ.
  • Hầu hết có kèm đệm khá thoải mái cho bé và có thể tháo rời, phần nắp khay dễ dàng làm sạch.

Nhược điểm

  • Ghế có trọng lượng nhẹ không giữ được cân bằng như các kiểu ghế gỗ.
  • Không bền như ghế gỗ

Mời mẹ tìm hiểu thêm: Giúp mẹ chọn ghế ăn dặm cho bé

Ghế nâng rời cho bé

Đối với ghế nâng rời, mẹ có thể thắt dây an toàn vào ghế ăn của gia đình và cho con ăn cùng bàn với cả nhà. Đây là giải pháp đối với các gia đình không có quá nhiều diện tích trong phòng ăn.

Ưu điểm

  • Nếu gia đình đang sống trong một không gian nhỏ, ghế nâng rời là một lựa chọn tối ưu cho trẻ mới biết đi hoặc lớn hơn ngồi ăn.
  • Có thể mở ra và cất đi dễ dang, nhanh chóng
  • So với một số ghế cao cấp, ghế nâng rời có giá tương đối rẻ, đặc biệt là các phiên bản nhựa cơ bản.
  • Ghế nâng rời có khả năng di động cao hơn nhiều so với ghế gỗ hoặc ghê kim loại.
  • Có thể được sử dụng cùng với khay hoặc không.
  • Có loại ghê bơm hơi

Nhược điểm

  • Ghế nâng không ổn định như ghế cao
  • Con có thể cảm thấy không thoải mái hoặc thiếu an toàn khi ngồi trên ghế nâng.

 

 

Ghế kẹp bàn

Những chiếc ghế này được thiết kế có thể kẹp trực tiếp vào bàn để cố định. Giống như ghế nâng loại ghê này giúp bé được ăn cùng bàn với gia đình.

Ưu điểm

  • Ghế có thể gấp lại và dễ dàng đóng gói mang theo vào ngày lễ và ngày nghỉ, hoặc cất đi khi không sử dụng.
  • Giá rẻ.

Nhược điểm

  • Mẹ sẽ cần phải rất cẩn thận để đảm bảo rằng ghế được gắn chắc chắn trước khi bạn đặt bé ngồi vào trong.
  • Có thể không phù hợp với một số kiểu bàn
  • Bàn cần phải đủ nặng và ổn định để giữ ghế

Một số loại ghế khác

Các mẹ cũng có thể tham khảo một chiếc ghế vải treo phía sau ghế ăn bình thường. Ghê này sẽ giữ cho con bạn an toàn trong khi bé ăn. Tuy nhiên, kiểu ghế vải này sẽ không phù hợp với tất cả các loại ghế và chỉ phù hợp với trẻ lớn.

Mẹ nên mua tấm thảm trẻ em để dễ dàng lau dọn nền nhà những khi con yêu ăn uống thỏa thích

Mẹ cũng nên đầu tư thêm một tấm thảm lót dưới sàn. Nếu không mẹ có thể dùng tờ báo hay giấy tờ cũ lót sàn để dễ dọn dẹp mớ hỗn độn sau mỗi bữa ăn.

Nguồn: Babycenter

---

Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:

• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm

• Con HẾT khóc đêm

• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn

Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two

 

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo