Bệnh tưa miệng là gì?
Bệnh tưa miệng là một bệnh nhiễm trùng nấm men vùng miệng mà các em bé thường mắc phải, có thể ảnh hưởng đến núm vú của các mẹ trong thời gian cho con bú.
Đây được gọi là bệnh tưa miệng nếu chúng xuất hiện ở vùng miệng, và được gọi là bệnh nhiễm nấm candida hay đơn giản là nhiễm trùng nấm men nếu chúng xuất hiện ở những bộ phận khác trên cơ thể.
Bệnh tưa miệng hay còn gọi là nấm lưỡi ở trẻ
Nguồn gốc của bệnh này là do một loại nấm men có tên là Candida. Đây cũng là loại nấm gây ra việc hăm tã và nhiễm nấm âm đạo ở phụ nữ. Có một chút nấm men trong cơ thể không gây hại gì cho chúng ta cả.
Chúng thường được tìm thấy trên da, ở bộ phận sinh dục, miệng, cổ họng và đường tiêu hóa. Những loại nấm này cùng chung sống với các vi khuẩn tốt giúp trung hòa lượng men trong cơ thể.
Tuy nhiên, nếu hệ thống miễn dịch suy yếu, hoặc mức độ các vi khuẩn tốt giảm xuống, phá vỡ sự cân bằng, số lượng các nấm men sẽ tăng nhanh chóng và dính vào bề mặt cơ thể, gây nên các triệu chứng nhiễm trùng.
Nhiều trẻ sơ sinh nhiễm candida từ khi được sinh thường (các mẹ hoàn toàn có thể bị nhiễm nấm âm đạo khi mang thai nhưng không phát hiện ra).
Sau khi mẹ sinh con ra, hoặc trong quá trình chuyển dạ và sinh nở, thuốc kháng sinh – do mẹ hoặc đứa bé sử dụng – có thể gây ra bệnh tưa miệng.
Lí do là bởi, sữa mẹ khi có chứa kháng sinh sẽ tiêu diệt các vi khuẩn tốt có tác dụng cân bằng lượng men trong cơ thể. Bé cũng có thể đã nhiễm Candida qua núm vú giả, núm bình sữa hay thậm chí trên tay của mẹ.
Tại sao mẹ bị nhiễm trùng nấm men ở núm vú?
Nếu đang trong thời kỳ cho con bú, các mẹ và em bé có thể lây nhiễm lẫn nhau. Nấm men phát triển mạnh trong môi trường ấm, ẩm, có đường, và đó chính xác là những gì miệng của bé và núm vú của các mẹ cung cấp trong quá trình cho bú.
Đôi khi rất khó để xác định một nguyên nhân cụ thể. Một số phụ nữ và trẻ sơ sinh đơn giản là dễ bị tổn thương hơn những người khác.
Nếu mẹ bị nhiễm trùng nấm men ở núm vú, mẹ và con cần phải được điều trị đồng thời. Nếu không, căn bệnh có thể bị lây nhiễm chéo.
Triệu chứng của bệnh tưa miệng ở các bà mẹ đang cho con bú là gì?
Không phải mẹ nào cũng sẽ có những dấu hiệu, nhưng những mẹ mắc bệnh có thể gặp phải những triệu chứng như:
- Núm vú có màu hồng, đỏ, sáng bóng hoặc bong tróc (Cũng có thể xuất hiện những vết nứt.)
- Ngứa, rát hay những cơn đau buốt dai dẳng vùng ngực trong hoặc sau khi cho con ăn
- Nhiễm nấm âm đạo
(Hãy lưu ý rằng núm vú hồng, mềm cũng có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc viêm da, cần được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ da liễu.)
Cả mẹ và bé đều có thể bị tưa miệng ngay cả khi một trong hai người không có triệu chứng. Đó là lý do tại sao cần gặp bác sĩ để chẩn đoán và điều trị nếu mẹ hoặc bé có triệu chứng.
Dấu hiệu của bệnh tưa miệng ở trẻ là gì?
Nhiều bé bị tưa miệng không có triệu chứng, nhưng những bé mắc bệnh có thể sẽ có các dấu hiệu như:
- Xuất hiện các mảng trắng hoặc vàng trong miệng hay cổ họng của bé. Các mảng loang lổ trông giống như phô mai và khó làm sạch. (Nếu bạn nhận thấy một lớp phủ màu trắng trên lưỡi của bé nhưng không xuất hiện ở các vùng khác, đó có lẽ chỉ là lượng sữa dư còn đọng lại.)
- Bé khóc khi được cho bú hoặc khi mút núm vú giả hay núm bình sữa. Các mảng trắng hoặc vàng có thể gây đau và khiến việc bú mẹ không thoải mái nếu nhiễm trùng nặng. (Lưu ý: Một số bé bị tưa miệng không cảm thấy đau hay khó chịu và vẫn có thể bú bình thường.)
- Nổi mẩn đỏ, loang lổ, hoặc những mảng hăm tã màu đỏ tươi hoặc màu đỏ sẫm với các đường viền rõ rệt. Những đốm đỏ nhỏ thường xuyên xuất hiện xung quanh khu vực bị phát ban chính. Khu vực bị ảnh hưởng có màu đỏ và có thể sẽ rất đau, thậm chí những đốm phát ban còn có thể chui vào các nếp gấp da xung quanh bộ phận sinh dục và chân của con. Tuy nhiên, nó gần như không bao giờ xuất hiện trên mông
Cách chữa trị tưa lưỡi cho những bà mẹ đang cho con bú là gì?
Bác sĩ có thể sẽ kê một loại kem chống nấm cho núm vú của các mẹ. Hoặc bác sĩ sẽ khuyên các mẹ nên bôi một loại kem chống nấm không kê đơn, như Lotrimin hoặc Monistat, vào núm vú của mình sau mỗi lần cho con bú trong một tuần đến 10 ngày.
Nếu núm vú của bạn bị nứt, bác sĩ cũng có thể kê một loại kháng sinh tại chỗ.
Nếu có mẹ vẫn còn đau sau khi được điều trị bằng thuốc bôi, có thể mẹ cần một loại thuốc chống nấm mạnh hơn qua đường uống.
Trước mỗi lần cho bú, hãy sử dụng dầu ô liu hoặc dầu dừa (thay vì xà phòng và nước vì có thể gây kích ứng) để loại bỏ bất kỳ loại thuốc nào trên núm vú của mẹ. Sau khi cho con bú, hãy để núm vú khô hoàn toàn, sau đó bôi lại thuốc.
Để giảm bớt cơn đau vú, hãy uống 600 mg ibuprofen mỗi sáu giờ (với tối đa 1.200 mg trong 24 giờ) cho đến khi cơn đau giảm bớt và việc điều trị bắt đầu có hiệu quả.
Mẹ có thể bổ sung thêm lactobacillus acidophilus vào chế độ ăn uống để tái tổ hợp đường tiêu hóa với các vi khuẩn tốt điều tiết nấm men.
Hãy tìm loại sữa chua có chứa vi khuẩn Lactobacillus acidophilus sống, hoặc uống dưới dạng thuốc viên (40 triệu đơn vị mỗi ngày).
Đồng thời, trong thời gian này, hãy cố gắng giữ cho núm vú khô thoáng nhất có thể giữa các lần cho bú. Ví dụ, nếu mẹ nào sử dụng miếng đệm ngực nhằm giảm việc bị rỉ sữa, hãy thay ngay khi chúng bị ẩm.
Lưu ý: Một số bà mẹ thấy đau đến mức không thể chịu đựng nổi khi cho con bú. Nếu mẹ rơi vào trường hợp này, việc vắt sữa có thể thoải mái hơn cho đến khi núm vú bắt đầu lành.
(Trong quá trình điều trị bệnh tưa miệng, mẹ có thể cho bé uống sữa được vắt ra của mẹ thay vì cho bú)
Làm thế nào để chữa trị bệnh tưa miệng ở trẻ?
Có khả năng bác sĩ của con sẽ kê toa một loại thuốc chống nấm, chẳng hạn như nystatin, để các mẹ và em bé không tái nhiễm do lây nhiễm chéo.
Mẹ hãy dùng tay "bôi" thuốc lên các mảng trắng bên trong má, lưỡi của bé bằng dụng cụ đính kèm vài lần một ngày trong tối đa hai tuần. Hãy nhớ bôi nystatin sau khi cho con bú để thuốc ở trong miệng của bé lâu hơn.
Nếu bé cũng bị hăm tã do nấm men, bác sĩ có thể sẽ kê đơn một loại kem chống nấm để sử dụng trong khu vực dùng tã.
Thêm đó, hãy khử trùng bất kỳ đồ chơi nào bé cho vào miệng và làm sạch tất cả núm vú giả, núm vú và các bộ phận của máy hút sữa sau mỗi lần sử dụng bằng cách rửa chúng trong nước nóng, xà phòng hoặc sử dụng máy rửa chén đĩa.
Bằng cách đó, các mẹ bỉm sữa có thể tránh tái nhiễm cho chính mình và bé. Ngoài ra, hãy rửa tay thường xuyên, đặc biệt là sau khi cho bé ăn và thay tã.
Gọi cho bác sĩ nếu các vết nhiễm trùng không biến mất. (Có thể sẽ mất đến hai tuần để chúng lành hẳn)
Mẹ có thể sử dụng Gentian Violet( thuốc tím) cho núm vú không?
Một số mẹ có thể dùng thuốc tím, nhưng trước hết hãy hỏi ý kiến bác sĩ. Thuốc tím (Gentian violet) là một loại thuốc ở dạng lỏng có màu không cần kê đơn, có thể sử dụng như một phương pháp điều trị thay thế hiệu quả cho nhiễm trùng nấm men trên vú.
Tuy nhiên, có một số nhược điểm: Sử dụng quá lâu (hoặc ở nồng độ quá cao) có thể gây lở miệng ở trẻ sơ sinh và kích ứng da núm vú ở các bà mẹ cho con bú. Loại thuốc này cũng rất bất tiện khi sử dụng vì làm ố bất cứ thứ gì nó tiếp xúc.
Nếu cho phép sử dụng thuốc tím bác sĩ sẽ cung cấp hướng dẫn về cách sử dụng an toàn cho mẹ và bé.
Nguồn: Babycenter
Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.
POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.
Các khóa học của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo