Trẻ sơ sinh bỗng dưng ngủ nhiều có nguy hiểm không?

đăng bởi Thanh Thanh

Mặc dù ai cũng biết trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, nhưng đôi khi, trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú cũng khiến mẹ lo lắng. Mẹ không biết như vậy có nguy hiểm không? Con có làm sao không? Vì vậy, mẹ hãy theo dõi bài viết này để có cái nhìn rõ hơn về hiện tượng này nhé

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ nhiều?

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều gần như là một bản năng sinh tồn bởi giai đoạn này con lớn rất nhanh, có thể tăng 1-2 kg một tháng. Việc ngủ nhiều khiến con tích lũy năng lượng tốt hơn để lớn và phát triển.

Giấc ngủ của trẻ sơ sinh được chia thành hai giai đoạn chính: REM (Rapid Eye Movement - cử động mắt nhanh) và Non-REM (Non-Rapid Eye Movement - giấc ngủ không cử động mắt nhanh, giấc ngủ sâu):

Giai đoạn REM: Khi trẻ bắt đầu buồn ngủ, thường có các biểu hiện như ngủ gà ngủ gật, trẻ sẽ đi vào giai đoạn giấc ngủ REM.

Trong giai đoạn này, trẻ rất dễ bị giật mình, thức giấc, vặn mình và rên “è è”,mắt chuyển động nhanh dưới mí mắt. Nhịp thở của trẻ trong giai đoạn này thường không đều. Đây là giai đoạn mà não bộ trẻ hoạt động mạnh mẽ, hỗ trợ cho sự phát triển não và hệ thần kinh.

 

 

Giai đoạn Non-REM: Sau khi kết thúc giai đoạn REM, trẻ bắt đầu thở đều hơn, ít cử động và đi vào giấc ngủ sâu Non-REM.

Trong giai đoạn này, các tế bào não bộ của trẻ tăng cường hoạt động, giúp phát triển hệ thần kinh và cảm xúc. Cơ thể cũng sắp xếp và xử lý lại các thông tin đã nhận trong ngày, sản xuất các hormone tăng trưởng và tích lũy năng lượng cho sự phát triển thể chất. Đây là giai đoạn giấc ngủ quan trọng nhất, giúp trẻ hồi phục và phát triển toàn diện.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh bỗng dưng ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều là điều hết sức bình thường. Nếu mẹ thấy trẻ vẫn phát triển tốt, các chỉ số đều ổn định thì không cần phải lo lắng. Tuy nhiên, cũng có một số nguyên nhân bệnh lý khiến trẻ ngủ nhiều hơn bình thường mà mẹ có thể dễ dàng nhận thấy như:

Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú

>> Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú có sao không?

  • Trẻ bị ốm, sốt: Khi trẻ bị sốt, cơ thể mệt mỏi, dẫn đến tình trạng ngủ li bì để phục hồi năng lượng.
  • Trẻ bị mất nước do nôn trớ, tiêu chảy hoặc ra mồ hôi nhiều...
  • Trẻ sau tiêm chủng: Sau khi tiêm chủng, cơ thể trẻ có thể phản ứng lại bằng cách ngủ nhiều hơn để phục hồi.
  • Trẻ sinh non: Trẻ sinh non thường cần nhiều giấc ngủ để hỗ trợ cho quá trình phát triển và hoàn thiện cơ thể.
  • Rối loạn nhịp tim hoặc nhịp thở: Những rối loạn này có thể gây ra giấc ngủ không đều và khiến trẻ cần ngủ nhiều hơn để ổn định lại cơ thể.
  • Nguy hiểm và khó nhận biết nhất là các bệnh lý gây rối loạn giấc ngủ như viêm màng não…

Hoặc đơn giản là các nguyên nhân sinh lý như:

  • Con lẫn lộn ngày đêm nên ngày ngủ nhiều gọi không dậy nhưng đêm thì quấy
  • Con ngủ bù những ngày thiếu ngủ (trả nợ ngủ, sau khi đi du lịch về,sau khi ốm dậy…)

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không?

Như đã nói ở trên, nếu mẹ thấy trẻ ngủ nhiều không chịu dậy bú nhưng con vẫn khoẻ mạnh và phát triển bình thường thì mẹ không cần lo lắng. Trẻ ngủ nhiều và ngủ “chất lượng" sẽ giúp kích thích hoocmon tăng trưởng, giải tỏa căng thẳng; cơ thể và thần kinh của con được thư giãn và phục hồi; từ đó hỗ trợ rất tốt cho sự phát triển về cả thể chất và trí não của trẻ.

Đối với những nguyên nhân liên quan đến bệnh lý, mẹ nên đưa trẻ đi khám hoặc tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để xác định chính xác tình hình của trẻ và có phương án xử lý kịp thời.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú

Cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì không chịu dậy bú

Thông thường mẹ chỉ nên đánh thức con vào ban ngày, khi con bị lẫn lộn ngày đêm hoặc đã ngủ quá 2 tiếng mỗi giấc. 

Ngược lại vào ban đêm, mẹ nên để con ngủ tẹt ga để lớn và phát triển. Em bé 1 tháng tuổi có khả năng ngủ liền mạch 4 tiếng ban đêm. Vì một chu kỳ ngủ chỉ có 45 phút với giai đoạn ngủ nông - sâu xen kẽ nên cơn đói sẽ đánh thức con dậy trong chu kỳ ngủ nông. Mẹ hoàn toàn yên tâm về bản năng này mà không lo con lả nhé! Vì nếu bị đánh thức, con sẽ bị gián đoạn giấc ngủ, ảnh hưởng không tốt đến sự phát triển.

Để đánh thức trẻ dậy bú vào ban ngày, mẹ có thể tham khảo một số phương pháp như sau:

  • Mẹ có thể đánh thức trẻ bằng cách vuốt nhẹ má, chạm vào tay, chân của trẻ hoặc cũng có thể thử xoa nhẹ vào lưng, nói chuyện nhỏ nhẹ... Các động tác nhẹ nhàng này sẽ giúp trẻ tỉnh giấc mà không khiến trẻ bị giật mình quấy khóc. 
  • Mẹ hãy thử thay đổi tư thế của trẻ từ nằm ngửa sang nằm nghiêng hoặc bế trẻ lên và đặt ở tư thế đứng... Khi thay đổi tư thế, mẹ hãy thực hiện thật nhẹ nhàng, giữ cho trẻ cảm thấy an toàn và thoải mái, đảm bảo rằng mọi động tác đều nhẹ nhàng để tránh làm trẻ giật mình.
  • Mẹ có thể mở rèm cửa để có ánh sáng tự nhiên hoặc tạo ra những âm thanh nhẹ nhàng... để kích thích giác quan của trẻ và giúp trẻ tỉnh dậy.
  • Thay bỉm cho trẻ cũng là mộ cách hiệu quả để đánh thức trẻ. Cảm giác ẩm ướt và lạnh khi thay bỉm có thể khiến trẻ tỉnh giấc và sẵn sàng bú. Sau khi thay tã, mẹ hãy kiểm tra xem trẻ có dấu hiệu muốn bú hay không nhé.
  • Mẹ cũng có thể thử massage nhẹ nhàng vùng lưng hoặc bụng của trẻ để giúp trẻ tỉnh giấc. Massage không chỉ giúp trẻ tỉnh giấc mà còn giúp thúc đẩy tuần hoàn máu và tiêu hóa của trẻ hoạt động hiệu quả hơn. 

 

 

Cách tối ưu nhất để mẹ có thể tính toán, xác định được tương đối nhu cầu ăn - ngủ của trẻ và giúp trẻ phát triển toàn diện chính là hướng dẫn trẻ theo EASY tại POH.

Đây là khóa học giúp các mẹ không có kinh nghiệm cũng có thể chăm con khoa học, hiểu được nhu cầu của con, nuôi bé theo EASY và rèn tự ngủ thành công.

Với khóa học POH EASY này các mẹ sẽ được:

  • Hướng dẫn từng bước cụ thể, có video giải thích chi tiết
  • Không chỉ kiến thức về EASY - Tự ngủ mà có sữa mẹ, khớp ngậm, vỗ ợ…
  • Chuyên viên tư vấn giải đáp trong vòng 1 năm

Nhiều mẹ đã đăng ký khoá học từ khi chuẩn bị sinh vì áp dụng càng sớm Easy - Tự ngủ thì càng dễ dàng và nhanh thành công. Con ngủ XUYÊN ĐÊM 11-12 tiếng, mẹ ngủ 8 tiếng sớm lấy lại sức khỏe.

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo