Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú có sao không? Có nên đánh thức bé dậy bú?

đăng bởi Thanh Thanh

Chắc hẳn ba mẹ cũng biết trẻ sơ sinh có nhu cầu ngủ rất nhiều, và bé sẽ thức dậy khoảng 2-3 tiếng một lần để bú. Nhưng đôi khi trẻ sẽ ngủ một giấc rất dài, có thể ngủ liền 4-5 tiếng khiến nhiều bậc phụ huynh lo lắng: Con ngủ li bì có sao không? Liệu con có đói không? Hay con có vấn đề gì về sức khỏe? Có cần đánh thức con dậy để bú không? 

Bài viết này sẽ giải thích lý do trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú và những lời khuyên hữu ích để ba mẹ xử lý tình huống này.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo?

Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú: Điều này có bình thường?

Những ngày mới chào đời trẻ dành phần lớn thời gian để ngủ. Tổng thời gian ngủ của trẻ sơ sinh có thể lên đến 16-18 tiếng mỗi ngày trong những tuần đầu đời. Tuy nhiên, mỗi bé là một cá thể riêng biệt nên có nhu cầu ngủ khác nhau. Một số bé có thể ngủ các giấc ngắn 2-3 tiếng, trong khi một số bé khác lại ngủ liền mạch 4-5 tiếng, đặc biệt là vào ban đêm.

Không có một công thức nào để đánh giá chính xác nhu cầu và thời lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Và nếu không đi kèm những dấu hiệu đáng lo về sức khỏe thì việc trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú là hoàn toàn bình thường, là bản năng tự nhiên, hầu hết các bé đều như vậy. 

Bố mẹ chỉ nên lo lắng con ngủ liền 4-5 tiếng vào ban ngày, vì điều này dẫn đến nguy cơ lẫn lộn ngày đêm khiến bố mẹ mệt mỏi, cáu kỉnh, ảnh hưởng đến sức khỏe.

 

 

Tại sao trẻ sơ sinh có thể ngủ nhiều đến vậy? Trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không?

Việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số lý do phổ biến mà cha mẹ cần biết để hiểu rõ hơn về thói quen ngủ của con.

Trẻ đã đủ no: Một trong những nguyên nhân chính khiến trẻ sơ sinh có thể ngủ lâu mà không cần bú là do bé đã no sữa từ lần bú trước. Trẻ sơ sinh có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu dinh dưỡng của mình. Khi bé đã được bú đủ lượng sữa, bé sẽ có xu hướng ngủ sâu và dài hơn. Nếu cữ trước mẹ thấy lượng ăn nhiều hơn thì chỉ là bé ngủ dài vì con chưa đói nên chưa tỉnh dậy bú tiếp mà thôi.

Sự thay đổi trong chu kỳ giấc ngủ của trẻ: Trẻ sơ sinh có chu kỳ giấc ngủ khác biệt so với người lớn. Chu kỳ giấc ngủ của bé thường ngắn hơn và bao gồm các giai đoạn ngủ nông và ngủ sâu. Nếu bé đang trong các giai đoạn ngủ sâu, bé có thể ngủ rất say và khó thức dậy kể cả khi đã đến giờ bú.

Chu kỳ giấc ngủ của trẻ sơ sinh có thể thay đổi theo từng giai đoạn phát triển. Nếu mẹ thấy trẻ sơ sinh bỗng nhiên ngủ nhiều vào ban đêm thì rất có thể hệ thống sinh học của bé đã dần dần điều chỉnh theo nhịp sinh hoạt ngày đêm tự nhiên.

Chu kỳ giấc ngủ thay đổi ảnh hưởng tới thời lượng giấc ngủ của trẻ

Trẻ mệt mỏi hoặc không khỏe: Trẻ sơ sinh có thể ngủ lâu hơn bình thường khi cảm thấy mệt mỏi hoặc không khỏe. Trẻ có thể bị mệt sau khi chơi đùa, di chuyển nhiều hoặc tiếp xúc với quá nhiều kích thích từ môi trường xung quanh. Bên cạnh đó khi bé bị ốm, cơ thể con cần được nghỉ ngơi nhiều hơn, dẫn đến việc bé ngủ lâu hơn để giúp cơ thể hồi phục nhanh chóng.

Các vấn đề sức khỏe khác: Nếu bé có dấu hiệu mệt mỏi bất thường, kém bú hoặc có biểu hiện bệnh lý, cha mẹ nên đưa bé đi khám để điều trị nếu cần.

Việc hiểu rõ các nguyên nhân này sẽ giúp cha mẹ không quá lo lắng về việc trẻ sơ sinh ngủ nhiều có sao không. Tuy nhiên, nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như bé không tăng cân, bú ít hoặc có biểu hiện sức khỏe kém, cha mẹ nên tham khảo ý kiến bác sĩ để đảm bảo bé luôn phát triển khỏe mạnh.

Ngoài ra còn có những lý do ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ như:

  • Hệ tiêu hóa đang phát triển: Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh còn non nớt và cần thời gian để hoàn thiện. Khi hệ tiêu hóa phát triển, bé có thể tiêu hóa thức ăn hiệu quả hơn, giúp bé ngủ lâu hơn mà không cần bú đêm.
  • Dung tích dạ dày tăng: Dạ dày của trẻ sơ sinh dần tăng dung tích, giúp bé bú được nhiều hơn trong một lần bú, dẫn đến con dự trữ nhiều năng lượng hơn sau mỗi lần bú nên số lần bú giảm đi, con ngủ lâu hơn vào ban đêm.
  • Bú bình: Trẻ bú bình thường bú nhiều hơn trẻ bú mẹ, do đó trẻ bú bình có thể ngủ lâu hơn mà không cần bú đêm.
  • Hệ thần kinh phát triển: Khi hệ thần kinh của trẻ phát triển, trẻ có thể tự điều chỉnh giấc ngủ tốt hơn, giúp trẻ ngủ lâu hơn mà không cần bú đêm.
  • Thói quen ngủ tốt: Trẻ có thói quen ngủ tốt thường ngủ xuyên đêm mà không cần bú. Cha mẹ có thể tạo thói quen ngủ tốt cho bé bằng cách cho bé ngủ đúng giờ, tạo môi trường ngủ thoải mái và yên tĩnh.

Muốn tạo cho con nếp sinh hoạt phù hợp và một thói quen ngủ tốt để bé có thể ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, chỉ dậy ăn 2-3 lần một đêm rồi ngủ lại luôn, mẹ hãy tham khảo chương trình tư vấn nuôi con theo EASY - Tự ngủ: POH EASY (0-1 tuổi) tại đây!

Trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú có ảnh hưởng tới sức khỏe và cân nặng?

Như POH đã chia sẻ mỗi bé có nhu cầu ngủ khác nhau, quan trọng nhất là cha mẹ cần quan sát và hiểu bé để có thể điều chỉnh cách chăm sóc phù hợp, giúp bé có giấc ngủ ngon và phát triển toàn diện. 

Quan sát biểu hiện của trẻ để xem con có gặp vấn đề khi ngủ nhiều bú ít hay không

Mẹ hãy quan sát con, nếu trẻ sơ sinh ngủ 4 tiếng liền không bú mà vẫn phát triển tốt và tăng cân đều đặn thì không cần lo lắng. Cụ thể nếu bé có các dấu hiệu:

  • Ngủ đủ giấc thường tràn đầy năng lượng, vui vẻ và dễ chịu khi thức dậy.
  • Tăng cân đều đặn
  • Ít quấy khóc vào ban đêm
  • Có chu kỳ ngủ - thức đều đặn

Vậy thì ba mẹ có thể yên tâm kể cả khi trẻ sơ sinh không chịu bú chỉ ngủ trong một thời gian khoảng 4-5 tiếng. 

Tuy nhiên, nếu ba mẹ vẫn còn lo lắng hoặc bé có những biểu hiện khác thường như ngủ quá nhiều, quấy khóc nhiều, hay không chịu bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.

Ba mẹ có nên đánh thức trẻ sơ sinh dậy bú?

Đối với trẻ ngủ dài nhưng vẫn phát triển tốt

Nhìn chung trong trường hợp này giấc ngủ 4-5 tiếng không ảnh hưởng tới nhịp sinh học và sự phát triển của con, mẹ có thể tiếp tục cho bé bú theo nhu cầu. Bé cần được bú sữa thường xuyên để đảm bảo nhận đủ lượng dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển.

Nhưng mẹ cũng lưu ý tránh để bé ngủ quá lâu mà không cho bú vì việc này có thể khiến bé bị đói và ảnh hưởng đến sức khỏe. Hãy đánh thức bé dậy để bú nếu bé ngủ quá dài. Việc này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhẹ cân hoặc trẻ non tháng. Những trẻ này cần được cho bú mỗi 2-4 tiếng/lần để giúp bé hình thành chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý.

Trẻ sinh non và nhẹ cân cần được bú đều đặn để đảm bảo dinh dưỡng

Bé ngủ dài vào ban đêm

Nếu trẻ sơ sinh ngủ dài 4-5 tiếng vào ban đêm thì điều hoàn toàn bình thường và đây cũng là một thói quen ngủ tốt giúp mẹ được nghỉ ngơi nhiều hơn. Và mẹ chỉ cần đảm bảo đã cung cấp đủ lượng sữa con cần vào ban ngày. Thậm chí có trẻ sơ sinh ngủ xuyên đêm không bú nếu con đã nhận đủ năng lượng ở các cữ ngày.

Ngủ dài và sâu vào ban đêm có nhiều lợi ích cho bé như tăng trưởng chiều cao và phát triển trí tuệ. Trong quá trình ngủ, não bộ của trẻ sẽ tiết ra hormone tăng trưởng, giúp phát triển chiều cao cũng như tăng trưởng toàn diện. 

Ngoài ra, giấc ngủ đêm sâu còn giúp củng cố trí nhớ, phát triển kỹ năng nhận thức và tăng cường hệ miễn dịch. Nhờ vậy, bé sẽ có tâm trạng tốt hơn, ít quấy khóc và dễ chịu hơn, giúp cha mẹ chăm sóc bé một cách dễ dàng hơn. 

Bé ngủ dài vào ban ngày

Với trường hợp bé ngủ dài vào ban ngày, cha mẹ nên cân nhắc việc gọi bé dậy để đảm bảo bé được ăn đủ, tăng cân tốt và tránh tình trạng ngủ ngày cày đêm (khi bé ngủ nhiều vào ban ngày và thức dậy chơi vào ban đêm)

Việc đánh thức bé dậy để bú sẽ giúp bé nhận đủ dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ sơ sinh, vì nhu cầu năng lượng và dưỡng chất của bé rất cao trong giai đoạn đầu đời. 

Ngoài ra, việc điều chỉnh lịch trình ngủ và bú cũng giúp duy trì nhịp sinh học hợp lý, giúp bé có thể ngủ ngon hơn vào ban đêm, tránh tình trạng lẫn lộn ngày đêm. Khi bé ngủ đủ vào ban đêm, không chỉ bé mà cả cha mẹ cũng sẽ có giấc ngủ chất lượng hơn, tạo điều kiện tốt nhất cho sự phát triển toàn diện của bé.

Không nên để trẻ ngủ liền 4-5 tiếng vào ban ngày tránh ảnh hưởng tới giấc ngủ đêm

Một số cách đánh thức trẻ sơ sinh ngủ li bì dậy bú:

  • Dùng tay hoặc khăn ướt chạm nhẹ vào má, cánh tay hoặc lòng bàn chân bé.
  • Bỏ quấn khăn và cởi bỉm một cách từ từ
  • Mở nhạc nhẹ và bật đèn để con cảm nhận được âm thanh và ánh sáng
  • Cho bé ngửi mùi sữa mẹ (Đây là cách tự nhiên nhất để đánh thức bé và giúp bé bắt đầu bú sữa)

Khi đánh thức bé dậy hãy kiên nhẫn và nhẹ nhàng, không nên lay mạnh hoặc gọi lớn tiếng khiến con giật mình. 

Mẹ có thể tham khảo lịch sinh hoạt EASY phù hợp với tháng tuổi của con để cân nhắc lịch ngủ của trẻ sơ sinh và thời lượng các nap sao cho hợp lý.

Bé ngủ li bì và có các dấu hiệu bất thường

Nếu bé ngủ li bì và có các dấu hiệu bất thường, cha mẹ cần chú ý theo dõi sức khỏe và cân nặng của trẻ để đảm bảo con phát triển tốt. Điều này bao gồm việc quan sát cân nặng và sức khỏe tổng quát của bé để phát hiện kịp thời những bất thường.

Một số dấu hiệu cần lưu ý:

  • Trẻ sơ sinh ngủ li bì hơn 5 tiếng liên tục mà không thức dậy bú.
  • Trẻ sơ sinh ngủ li bì khó đánh thức
  • Trẻ quấy khóc nhiều, khó ngủ, hoặc ngủ không ngon giấc.
  • Trẻ có dấu hiệu mệt mỏi, uể oải, hoặc thiếu năng lượng vào ban ngày.
  • Trẻ tăng cân chậm hoặc sụt cân.
  • Trẻ có các triệu chứng khác như sốt, ho, chảy nước mũi, hoặc tiêu chảy.

Nếu cha mẹ phát hiện bất kỳ dấu hiệu nào ở trên, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn cụ thể. Bác sĩ sẽ đưa ra những lời khuyên và hướng dẫn phù hợp, đảm bảo bé được chăm sóc một cách tốt nhất.

 

 

Hy vọng những thông tin trên đây từ POH sẽ giúp ba mẹ hiểu hơn về việc trẻ sơ sinh ngủ 4-5 tiếng không bú. Đây là tình huống rất thường gặp ở các em bé sơ sinh, nhưng việc quan sát và theo dõi giấc ngủ của trẻ cũng rất quan trọng để đảm bảo bé phát triển khỏe mạnh. 

Để tránh những lo lắng về việc ăn ngủ của con, ba mẹ hãy tham khảo POH EASY - Khóa tư vấn giúp thiết lập nếp sinh hoạt cho trẻ sơ sinh, bao gồm việc tạo môi trường ngủ thoải mái và tuân thủ lịch ăn - ngủ hợp lý, sẽ giúp bé có cữ ăn và giấc ngủ chất lượng hơn. 

Với các em bé dưới 1 tuổi tham gia khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH EASY!

 

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo