Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không?

đăng bởi Thanh Thanh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có sao không? Có ảnh hưởng đến sự phát triển của con không? Mẹ phải xử lý như thế nào?... Mời mẹ theo dõi nội dung sau đây để rõ hơn về tình trạng này nhé.

Nhu cầu ngủ của trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều, con có thể ngủ đến 15-21 giờ mỗi ngày, thời gian ngủ này sẽ giảm dần khi trẻ lớn lên. Phần lớn thời gian ngủ của trẻ sơ sinh nên diễn ra vào ban đêm (11-12 tiếng) và còn lại là vào ban ngày. 

Tuy nhiên, không có công thức cụ thể nào để đánh giá chính xác nhu cầu ngủ của trẻ. Trẻ có thể ngủ liền một giấc từ 4 tiếng, nhưng con cũng có thể chỉ ngủ 2 tiếng. Việc theo dõi này rất quan trọng để giúp trẻ phát triển ổn định.

Trung bình thời gian ngủ của trẻ theo tháng tuổi:

Tuổi của trẻ

Thời gian ngủ trung bình

1-2 tháng tuổi

Khoảng 15,5-18 giờ mỗi ngày

3-6 tháng tuổi

Khoảng 15-16 giờ mỗi ngày

6-12 tháng tuổi

Khoảng 14-15 giờ mỗi ngày

*Bảng chỉ mang giá trị tham khảo, có thể thay đổi dựa theo nhu cầu của từng trẻ

 

 

Nếu trẻ vẫn phát triển, các chỉ số của trẻ ổn định và không có các dấu hiệu bất thường như sốt, vàng da, hoặc ốm đau, thì có thể nguyên nhân chính khiến trẻ ngủ nhiều là do một số yếu tố sau:

Nguyên nhân trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú

Có rất nhiều nguyên nhân khiến con ngủ nhiều quên giờ bú, ví dụ như:

Con đang trong giai đoạn “tuần trăng mật”

Giai đoạn tuần trăng mật của trẻ sơ sinh là một khoảng thời gian ngắn từ 2 đến 4 tuần sau khi sinh, trong thời gian này trẻ sẽ ngủ rất nhiều và thường chỉ thức dậy để ăn rồi lại ngủ ngay, thậm chí không cần phải được vỗ ợ mà trẻ vẫn có thể ngủ được. Trẻ sẽ ngủ sâu và dài hơn bình thường, chỉ thức dậy chớp nhoáng để ăn rồi lại tiếp tục ngủ.

Khi còn trong bụng mẹ, thai nhi ngủ khoảng 21 giờ mỗi ngày. Sau khi sinh, trẻ sơ sinh trung bình ngủ khoảng 16-18 giờ mỗi ngày. Tuy nhiên, những trẻ đang trong giai đoạn tuần trăng mật có thể ngủ tới 20 giờ mỗi ngày. Điều này diễn ra liên tục cả ngày lẫn đêm, khiến nhiều bậc phụ huynh nhầm tưởng việc chăm sóc trẻ sơ sinh rất dễ dàng và có thể lên kế hoạch cho bé thứ hai.

Tuy nhiên, không phải trẻ sơ sinh nào cũng trải qua giai đoạn tuần trăng mật. Có những bé sinh ra đã ngủ rất ít, cáu gắt khiến bố mẹ rất mệt.

trẻ sơ sinh ngủ nhiều

Trẻ sơ sinh bị lẫn lộn ngày đêm

Khi trưởng thành, cơ thể con người phát triển một nhịp sinh học, hay còn gọi là đồng hồ sinh học, được điều chỉnh bởi các hormone, trong đó có hormone melatonin-hormone gây buồn ngủ. Nhịp sinh học cũng bị ảnh hưởng bởi ánh sáng và bóng tối từ môi trường xung quanh và lịch trình hàng ngày. 

Trẻ sơ sinh thì chưa có nhịp sinh học hoàn chỉnh. Phải đến 3-4 tháng sau khi sinh, các hormone gây buồn ngủ mới được cơ thể trẻ kiểm soát hoàn toàn. Đây là lý do tại sao trẻ sơ sinh bị lẫn lộn ngày đêm.

Con trả nợ ngủ

Đó là khi sau một thời gian thiếu ngủ, con bỗng ngủ nhiều để bù lại năng lượng. Ví dụ như sau khi ốm dậy, sau tuần khủng hoảng, sau khi đi du lịch về… con ngủ nhiều để lấy lại sức.

Nguyên nhân bệnh lý

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú đôi khi có thể xuất phát từ những nguyên nhân bệnh lý:

  • Con bị cảm, sốt… sẽ cảm thấy mệt mỏi, không muốn bú mà cứ ngủ li bì.
  • Nguyên nhân nghiêm trọng nhất có thể là viêm màng não. Đây là bệnh nguy hiểm và cần phát hiện sớm nếu bé có dấu hiệu không bú mà chỉ ngủ li bì.

Trẻ sơ sinh ngủ nhiều không chịu dậy bú có đáng lo?

Do trẻ sơ sinh không chịu bú chỉ ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau nên nếu như xuất phát từ nguyên nhân sinh lý như con ở trong tuần trăng mật, lẫn lộn ngày đêm, trả nợ ngủ… thì không đáng lo.

Thế nhưng các mẹ cần lưu ý nếu thấy trẻ ngủ li bì và không thức dậy đòi bú, kèm theo các triệu chứng sốt… thì có thể đưa con đi khám để xác định nguyên nhân cụ thể.

Mẹo chữa trẻ ngủ ngày nhiều không chịu dậy bú

Việc trẻ ngủ ngày nhưng lại thức đêm không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ mà còn gây mệt mỏi cho cả gia đình. Để giúp trẻ bớt ngủ ngày, đêm có giấc ngủ chất lượng, mẹ có thể áp dụng một số mẹo sau đây: 

Thiết lập lịch sinh hoạt theo nhu cầu của trẻ: Để giúp trẻ sơ sinh có thói quen ngủ tốt, mẹ hãy thiết lập một lịch trình ngủ theo ngày phù hợp với nhu cầu của trẻ. Để giúp trẻ dần dần hình thành thói quen. Đặc biệt, để con có lịch sinh hoạt khoa học, con được ăn đủ, ngủ đúng nhu cầu thì mẹ hãy cho con theo EASY ngay nhé.

Mọi thông tin về POH EASY đều có tại đây.

 

 

Cho trẻ ngủ đủ vào ban ngày: Mẹ không nên ép trẻ thức nhiều vào ban ngày vì như vậy sẽ khiến trẻ quá mệt mỏi, cơ thể trẻ sẽ sản sinh ra hormone căng thẳng như cortisol và adrenaline, khiến trẻ khó thư giãn và đi vào giấc ngủ. Hơn nữa, trẻ sơ sinh cần ngủ đủ giấc để phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Việc thiếu ngủ ban ngày khiến bé dễ bị kích thích, khó chịu và khó đi vào giấc ngủ ban đêm.

Ngược lại, nếu mẹ để trẻ ngủ quá nhiều vào ban ngày sẽ làm trẻ không cảm thấy mệt mỏi hoặc buồn ngủ vào buổi tối, trẻ khó đi vào giấc ngủ đêm và dẫn đến việc trẻ có thể thức dậy nhiều lần hoặc ngủ không sâu giấc. Hơn nữa, giấc ngủ ban ngày dài và không được quản lý hợp lý có thể làm rối loạn nhịp sinh học tự nhiên của trẻ, khiến trẻ khó phân biệt giữa ngày và đêm.

Thời gian hoạt động ban ngày: Khi trẻ hoạt động nhiều, trẻ sẽ tiêu hao năng lượng, khiến cơ thể mệt mỏi và dễ dàng đi vào giấc ngủ sâu hơn vào ban đêm. Việc tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên trong quá trình hoạt động giúp trẻ phân biệt rõ ràng giữa ngày và đêm, từ đó thiết lập nhịp sinh học tự nhiên.

Sử dụng ánh sáng và bóng tối

Ánh sáng tự nhiên và bóng tối đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết hormone melatonin, hormone giúp cơ thể đi vào giấc ngủ.

Ban ngày, khi trẻ tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, cơ thể sẽ giảm sản xuất melatonin, giúp trẻ tỉnh táo và năng động hơn. Ánh sáng ban ngày còn kích thích sản xuất serotonin-hormone giúp cải thiện tâm trạng và tạo cảm giác vui vẻ. Việc cho trẻ tiếp xúc nhiều với ánh sáng tự nhiên ban ngày giúp trẻ hiểu rằng đó là thời gian để hoạt động và chơi đùa.

Ngược lại, vào buổi tối, việc giảm thiểu ánh sáng và tạo không gian tối giúp cơ thể tăng cường sản xuất melatonin, giúp trẻ dễ dàng đi vào giấc ngủ. Tắt các thiết bị điện tử, giảm ánh sáng trong phòng ngủ và sử dụng rèm cản sáng giúp trẻ hiểu rằng đã đến giờ đi ngủ.

Phương pháp "ánh sáng và bóng tối" không chỉ giúp điều chỉnh nhịp sinh học mà còn tạo thói quen ngủ lành mạnh cho trẻ. Bằng cách duy trì sự nhất quán trong việc quản lý ánh sáng và bóng tối, trẻ sẽ dễ dàng thích nghi với chu kỳ ngày-đêm, từ đó cải thiện tình trạng ngủ ngày cày đêm.

trẻ sơ sinh ngủ nhiều có tốt không

Quan sát và điều chỉnh theo tình trạng của bé: Mỗi trẻ sơ sinh có những nhu cầu và thói quen ngủ khác nhau. Vì vậy, mẹ cần điều chỉnh lịch trình ngủ và các hoạt động sao cho phù hợp nhất với trẻ. Nếu cần, mẹ hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia để có những lời khuyên cụ thể và khoa học, đảm bảo trẻ có giấc ngủ chất lượng.

Tham gia khóa học EASY của POH

Khóa POH EASY là một công cụ hữu ích giúp trẻ sơ sinh hình thành lịch sinh hoạt khoa học, từ đó tránh được tình trạng ngủ ngày cày đêm. Phương pháp EASY (Eat, Activity, Sleep, You) được thiết kế nhằm tạo ra một chu kỳ hoạt động hợp lý, giúp trẻ phân biệt rõ ràng giữa ngày và đêm. Qua đó, trẻ sẽ ăn uống, chơi đùa và ngủ theo một lịch trình cố định, giúp cân bằng giữa các hoạt động trong ngày.

Bằng cách ăn (Eat), trẻ sẽ có đủ năng lượng để tham gia các hoạt động (Activity) như chơi đùa và khám phá. Sau khi tiêu hao năng lượng, trẻ sẽ dễ dàng đi vào giấc ngủ (Sleep) sâu và ngon hơn. Thời gian "You" dành cho mẹ giúp mẹ có thể nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân, đồng thời theo dõi và điều chỉnh lịch trình của trẻ.

Khóa POH EASY còn cung cấp những hướng dẫn chi tiết và các mẹo hữu ích, giúp mẹ dễ dàng áp dụng và điều chỉnh phương pháp phù hợp với từng trẻ. Kết quả là trẻ sẽ có một giấc ngủ đêm sâu, liên tục, hỗ trợ sự phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn tinh thần.

Tại POH EASY mẹ an tâm giúp con HẾT lẫn lộn ngày đêm. Thậm chí ngủ xuyên đêm, tự ngủ, đặt xuống ngủ luôn chỉ là chuyện nhỏ.

Mẹ tham gia ngay tại POH EASY nhé!