Ông bà ta thường nói rằng, trẻ con qua cữ 100 ngày - 3 tháng 10 ngày thường sẽ ngoan hơn và cứng cáp hơn vì lúc đó con đã “hết cữ”.
Thực tế thì 3 tháng đầu đời đúng là giai đoạn trẻ sơ sinh yếu ớt và cần bao bọc nhiều nhất.
Bước sang tháng thứ 4, thể chất, tâm sinh lý của con có rất nhiều thay đổi, vì thế mẹ cũng cần lưu ý khi chăm bé yêu.
Nhiều mẹ quan tâm về lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi và cách luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi theo phương pháp EASY, vậy thì mời mẹ theo dõi bài viết này của POH nhé!
MỤC LỤC
Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi
Lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi
Cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi
Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mời ba mẹ tham khảo nhé!
Trẻ 4 tháng tuổi biết làm gì chắc chắn là điều mà bố mẹ rất quan tâm vì con đã bước sang một giai đoạn mới.
Mắt của con đã nhìn tương đối rõ và khả năng giao tiếp của bé cũng phát triển hơn, thế nên con sẽ rất thích được chơi đùa và cười nói với bố mẹ.
Dinh dưỡng cho trẻ 4 tháng tuổi vẫn là 100% sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hệ tiêu hóa của bé chưa đủ hoàn thiện nên con chưa thể ăn dặm sớm hay uống nước được mẹ nhé.
Bố mẹ có thể sẽ thấy trẻ 4 tháng tuổi ngủ không sâu giấc vì con đang ở trong giai đoạn học kỹ năng lẫy mới. Đôi khi trong giấc ngủ, con cũng sẽ lẫy trong vô thức và có thể tỉnh giấc.
>> Lịch sinh hoạt cho bé 5 tháng tuổi giúp con ăn no, ngủ đủ 10-12 tiếng mỗi đêm
Con sẽ ít quấy khóc hơn nếu được làm quen với lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi
Thời gian này cũng trùng vào một mốc Wonder Week 19 - tuần phát triển kỹ năng và tinh thần và khủng hoảng ngủ 4 tháng, vì thế con thường sẽ nhạy cảm và khó chịu hơn bình thường một chút.
Đó cũng là lý do giải thích vì sao trẻ 4 tháng tuổi khóc nhiều, ăn ngủ thất thường và bám mẹ đòi bế nhiều hơn.
Mẹ có thể thử vài cách bế trẻ 4 tháng tuổi để trấn an con và làm con cảm thấy an tâm hơn như: Bế ôm con vào ngực để con nghe thấy tiếng tim đập của mẹ, bế vác và đung đưa con nhẹ nhàng theo nhạc,...
Thế trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Nếu con đã cứng cổ thì mẹ có thể bế ngồi để con xoay lưng và tựa cả người vào người mẹ. Bé sẽ rất thích tư thế này vì con có thể quan sát và nhìn ngắm thế giới xung quanh dễ dàng hơn.
Lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi
Con thay đổi nên bố mẹ rất đau đầu không biết bé 4 tháng tuổi bú bao nhiêu là đủ vì vào wonder week, con ăn uống thất thường, không ổn định như giai đoạn trước đây.
Bố mẹ không nên dựa vào lượng ăn mà nên dựa vào dấu hiệu đói, dấu hiệu no để đánh giá và điều chỉnh thời gian ăn của bé. Nếu con ăn quá ít thì bố mẹ có thể thử giãn cữ ăn của con xem sao.
Bố mẹ cũng sẽ thấy trẻ 4 tháng tuổi quấy khóc trước khi ngủ nhiều hơn, có thể là do thời gian ngủ của con không còn phù hợp với giai đoạn phát triển mới, hoặc con đang phải thức quá nhiều khiến con quá mệt để đi vào giấc ngủ.
Khi được ăn, ngủ, chơi theo lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi, con sẽ vui tươi hơn và sẵn sàng học các kỹ năng mới
Vậy trẻ 4 tháng tuổi ngủ bao nhiêu là đủ? Đối với em bé sơ sinh, con thường ngủ từ 18 đến 20 tiếng một ngày.
Bước sang tháng thứ 4, thời gian ngủ của con có thể sẽ rút ngắn xuống còn khoảng 16 tiếng/ngày với giấc ngủ đêm kéo dài 12 tiếng.
Đây cũng là thời điểm mẹ nên thay đổi lịch sinh hoạt EASY cho bé 4 tháng tuổi nếu mẹ đã cho con theo EASY ngay từ đầu.
Nghĩa là chuyển đổi cho con từ nếp sinh hoạt 3 tiếng lên 4 tiếng, một số bé sẽ cần có giai đoạn chuyển giao trước đó.
Còn nếu mẹ chưa cho con theo EASY thì nên bắt đầu từ lịch sinh hoạt EASY cho trẻ 4 tháng tuổi để thiết lập EASY muộn và luyện tự ngủ cho bé.
Mẹ hoàn toàn có thể luyện EASY cho bé 4 tháng nếu con chưa từng theo một nếp sinh hoạt nào trước đây.
Sinh hoạt theo nếp vừa giúp con phát triển tốt hơn vì được ăn ngủ đầy đủ theo nhu cầu của mình và vừa giúp mẹ có thời gian làm việc cũng như chăm sóc bản thân.
Bài viết Thiết lập EASY muộn cho trẻ sơ sinh của POH chắc chắn sẽ giúp mẹ rất nhiều trong việc này đấy!
Mẹ luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi sẽ giúp con ngủ ngon và sâu giấc hơn
Đây cũng là câu trả lời cho thắc mắc luyện tự ngủ bắt đầu từ đâu của các mẹ, đó là hãy bắt đầu từ việc xây dựng nếp sinh hoạt khoa học, phù hợp với giai đoạn phát triển của bé thì mới có thể luyện ngủ cho con thành công được.
Mẹ có thể tham khảo thêm về lịch sinh hoạt EASY cho bé 3 tháng tuổi cũng như tất cả các giai đoạn khác tại bài viết: Bảng sinh hoạt ăn ngủ EASY của trẻ theo độ tuổi
Lịch sinh hoạt EASY mẫu của bé 4 tháng tuổi
Lịch sinh hoạt không phù hợp là một trong những lý do khiến trẻ 4 tháng tuổi hay la hét, phản kháng mỗi khi đến bữa ăn hay phải đi ngủ.
Vì nhiều mẹ vẫn cho con sinh hoạt theo nếp sinh hoạt cũ của trẻ 0-3 tháng mà không thay đổi lịch khi con lớn hơn.
Trẻ 4 tháng tuổi thường sẽ theo lịch EASY 4, trong đó một chu kì ăn - chơi - ngủ của con sẽ kéo dài 4 tiếng thay vì 3 tiếng như EASY 3 giai đoạn trước.
Lượng sữa cho bé theo EASY 4 mỗi cữ sẽ tăng lên do con giãn cữ ăn thêm 1 tiếng so với lịch sinh hoạt EASY 3.
Tuy nhiên, không có lượng sữa cố định cho bé bởi mỗi bé có nhu cầu khác nhau. Có những bé ăn 300-400ml/ cữ theo Easy 4 nhưng có những bé chỉ ăn được 120ml.
Lượng sữa cũng sẽ giảm mạnh khi bé bước vào tuần khủng hoảng. Mẹ lưu ý không ép bé ăn giai đoạn này nhé. Con sẽ ăn tốt trở lại sau khi tuần khủng hoảng qua đi.
Sau đây POH sẽ ví dụ một lịch sinh hoạt mẫu theo EASY 4 cho trẻ 4 tháng tuổi cho mẹ tham khảo nhé:
Lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi - Easy 4
Nhiều bé 4 tháng tuổi vẫn đang theo nếp Easy 4, trong khi một số bé đã chuyển lên biến thể Easy 4 như Easy 2-2-2-2.5; Easy 2-2.15-2.15-2… và một số biến thế khác tùy từng bé.
Tại POH Easy Two ba mẹ luôn được tư vấn lịch biến thể phù hợp với biểu hiện từng bé với mục tiêu là con ngủ 10-12 tiếng mỗi đêm.
Luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi
Mẹ chỉ có thể luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi thành công khi con có lịch sinh hoạt EASY phù hợp với lứa tuổi. Vì chất lượng giấc ngủ của con liên quan và phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng bữa ăn, thời gian thức và ngủ trong ngày...
Khi con đã làm quen với lịch sinh hoạt cho bé 4 tháng tuổi, mẹ có thể bắt đầu thử các phương pháp luyện tự ngủ cho con như phương pháp để bé khóc Cry It Out, phương pháp bế lên/đặt xuống, hoặc khuyến khích con tự ngủ khi áp dụng trình tự 4s/5s,...
Nếu mẹ đang tìm cách hướng dẫn trẻ 4 tháng tuổi tự ngủ ít nước mắt, thì sẽ rất khó vì khi bắt đầu luyện tự ngủ cho con ở giai đoạn 4 tháng, con có thể sẽ khóc rất nhiều vì đã quen với các kiểu ru ngủ cũ trước đây.
Con hoàn toàn có thể ngủ xuyên đêm nếu mẹ luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi thành công
Tuy nhiên, có rất nhiều ví dụ trường hợp luyện ngủ cho bé lúc 4 tháng tuổi thành công, miễn là mẹ hiểu về phương pháp luyện con tự ngủ, đủ kiên nhẫn và có sự hỗ trợ tốt nhất từ các mẹ đã có kinh nghiệm hoặc chuyên gia nuôi con.
Ngay cả khi bắt đầu luyện ngủ cho con từ khi con mới lọt lòng, mẹ vẫn có thể thất bại nếu thiếu đi sự hỗ trợ này, vì kiến thức trong sách vở không thể sánh bằng kinh nghiệm thực tế được.
Đó chính là lý do tại sao khi theo EASY thì cần phải được tư vấn chuyên sâu, và mẹ nên lựa chọn đơn vị uy tín như POH EASY để đồng hành cũng hai mẹ con trong hành trình này.
Một số phương pháp luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi
Thời điểm vàng để luyện tự ngủ cho bé là dưới 12 tuần, tuy nhiên vẫn có nhiều phương pháp luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi, mẹ nên tìm hiểu kĩ và lựa chọn phương pháp phù hợp nhất với con.
1. Phương pháp bế lên/đặt xuống (pick up/ put down) của Tracy Hogg
Phương pháp này thường được áp dụng cho bé từ 4 tháng đến 1 tuổi và chưa biết cách tự ngủ. Phương pháp bế lên/đặt xuống được thực hiện theo các bước như sau:
- Bước 1: Mẹ thực hiện trình tự đi ngủ bình thường như mọi ngày, đặt con lên giường và ra ngoài.
- Bước 2: Khi con khóc, mẹ áp dụng nút chờ và vào phòng đặt tay lên người con, trấn an khi con vẫn đang nằm. Nếu con vẫn không nín khóc, mẹ hãy bế con lên nhưng không đung đưa, không vỗ và cũng không giao tiếp bằng mắt với con, chỉ thủ thỉ nhẹ nhàng để con cảm thấy thư giãn.
- Bước 3: Đặt con trở lại giường ngay khi con thả lỏng người. Và lặp lại các hành động trấn an, bế con lên rồi đặt xuống nếu con tiếp tục khóc.
- Bước 4: Khi con tự ngủ được, mẹ chỉ cần thực hiện bước đặt xuống và chúc con ngủ ngon rồi đi ra khỏi phòng.
2. Phương pháp để bé khóc - Cry It Out (CIO) dành cho trẻ từ 4 tháng tuổi trở lên
Thực hiện phương pháp này không phải là cứ để mặc cho con khóc chán, khóc hết hơi, con mệt quá thì con sẽ phải tự ngủ. Mà mẹ sẽ theo dõi và giải mã tiếng khóc của con, áp dụng nút chờ với thời gian hợp lý và sẽ hỗ trợ con khi con thực sự cần.
Có hai phương pháp CIO mẹ có thể tham khảo là CIO with checks (phương pháp luyện ngủ, khóc có kiểm soát) và CIO without checks (phương pháp luyện ngủ để con khóc không kiểm soát).
2.1 Phương pháp luyện ngủ, để con khóc có kiểm soát được thực hiện như sau:
- Bước 1: Trước khi áp dụng phương pháp luyện ngủ này, con cần được sinh hoạt theo lịch sinh hoạt cố định phù hợp với giai đoạn phát triển.
- Bước 2: Mẹ thực hiện trình tự ngủ đêm như bình thường cho con, đảm bảo nhiệt độ phòng luôn mát để con không bị quá nóng nếu con khóc.
- Bước 3: Mẹ bật tiếng ồn trắng (nếu muốn) và đặt con xuống giường, thủ thỉ chúc ngủ ngon với con rồi ra ngoài.
- Bước 4: Nếu con khóc, mẹ hãy thực hiện nút chờ đầu tiên kéo dài 3 phút rồi mới vào phòng hỗ trợ, trấn an con. Mẹ không nên giao tiếp bằng mắt và không trò chuyện với con.
- Bước 5: Ngay khi con thả lỏng, trấn tĩnh lại thì mẹ dừng hành động trấn an con và ra khỏi phòng.
- Bước 6: Nếu con tiếp tục khóc, mẹ hãy chờ 5 phút và vào hỗ trợ con nếu bé cần.
- Bước 7: Mỗi lần con khóc, mẹ hãy kéo dài nút chờ thêm một chút, lần tiếp theo là 7 phút. Ngày đầu tiên tối đa 30 phút.
- Bước 8: Đến ngày thứ 2, mẹ hãy kéo dài tất cả các nút chờ thêm một chút, từ 5 phút lên 5 phút, từ 5 phút lên 7 phút,... Và những ngày sau nút chờ có thể kéo dài đến 10, 15 phút tùy theo tuần tuổi của bé.
Hai mẹ con có thể sẽ mất 10-15 ngày áp dụng CIO có kiểm soát thì mới thành công. Có thể sẽ rất khó khăn nhưng mẹ hãy kiên nhẫn, kiên định và thực hiện đúng phương pháp nhé!
Chỉ khi mẹ đã thất bại khi áp dụng các phương pháp luyện ngủ cho bé 4 tháng tuổi khác, thì mẹ mới cần đến phương pháp cuối cùng: CIO without checks - Phương pháp luyện ngủ để con khóc không kiểm soát.
Để có thể thành công với phương pháp này, mẹ cần cứng rắn, kiên trì và chuẩn bị tâm lý thật tốt.
>> Luyện tự ngủ cho bé 4 tháng tuổi
2.2 Phương pháp CIO không kiểm soát được thực hiện như sau:
- Bước 1: Con cần được sinh hoạt theo lịch phù hợp trước khi thực hiện phương pháp này.
- Bước 2: Mẹ chuẩn bị môi trường ngủ an toàn và thoải mái cho con. Thực hiện trình tự ngủ đêm và chuẩn bị đặt con xuống giường sớm 15-20 phút so với ngưỡng buồn ngủ hàng ngày của bé.
- Bước 3: Đặt con xuống giường, thủ thỉ với con lời chúc ngủ ngon giống y hệt mọi ngày để con nhận biết đã đến giờ đi ngủ.
- Bước 4: Mẹ đi ra ngoài và theo dõi tình hình của con qua camera. Mẹ có thể tự đặt giới hạn thời gian để hỗ trợ con, ví dụ như chờ 30 phút, 45 phút hoặc dài hơn tùy theo sự cứng rắn và quyết tâm luyện ngủ cho con của mẹ. Giới hạn thời gian này nên được kéo dài hơn mỗi ngày.
Hãy theo dõi con cho đến khi con tự chìm vào giấc ngủ hoặc cho đến khi mẹ vào phòng trấn an bé, không nên lơ là một phút nào. Nếu con khóc quá dữ dội và có biểu hiện quá khích trong một khoảng thời gian, mẹ hãy vào trấn an con ngay.
***Lưu ý: Tuy nhiên, POH khuyên mẹ, ở giai đoạn 4 tháng tuổi giúp bé tự ngủ rất khó khăn. Vì giai đoạn này nhận thức của bé đã phát triển vượt trội.
Vậy nên với 4 tháng điều ưu tiên quan trọng nhất là thiết lập lịch sinh hoạt EASY Ăn - chơi - ngủ phù hợp và có thể không cần hướng dẫn tự ngủ. Thay vào đó là hỗ trợ con ngủ theo lịch.
Chỉ cần làm điều này bé đã có thể hạn chế tối đa khóc đêm, ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng mà không cần hướng dẫn tự ngủ. Đêm con có thể dậy ăn đêm một vài lần rồi ngủ lại luôn.
Mẹ tham khảo ngay POH Easy Two (15-49 tuần) giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng, đồng thời ăn dặm thành công khi 6 tháng nhé!
---
Giúp con ăn ngon, ăn khỏe, ăn vui ba mẹ có thể tham khảo POH EASY TWO (15-49 tuần) nhé. Chương trình giúp:
• Con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng. Con có thể dậy ăn đêm 1-2 lần rồi ngủ lại luôn. Mẹ được nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm
• Con HẾT khóc đêm
• Cách xử lý giúp hạn chế tối đa biếng ăn
Giúp con ngủ xuyên đêm 10-12 tiếng & Ăn dặm thành công tại: POH Easy Two
Các khóa học khác của POH:
Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo