Chăm chút một em bé ngoài ăn, ngủ, poo, pee thì còn bao chuyện tưởng chừng đơn giản nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển của bé sơ sinh.
Trong số đó, tư thế bế bé đúng cách theo tháng cũng là một trong những yếu tố như thế. Vậy trẻ 4 tháng bế như thế nào, mẹ đã biết cách bế trẻ 4 tháng tuổi hay chưa? Mẹ đọc tiếp bài viết này nhé!
MỤC LỤC
Có những cách bế trẻ 4 tháng tuổi nào?
Có những cách bế trẻ 4 tháng tuổi nào?
Cách bế trẻ theo từng tháng tuổi đều khác nhau dựa vào sự phát triển thể chất của bé. Ví dụ như khi đầu và cổ của con chưa đủ lực thì dù bế con theo cách nào cũng đều phải chú ý nâng đỡ phần cơ thể trọng yếu này của trẻ. Khi con đã lật lẫy thành thạo, tự ngóc được đầu, tự giữ thẳng được cổ trong một khoảng thời gian thì bố mẹ có thể bế con theo nhiều tư thế khác nhau hơn, thời điểm con lẫy lật thành thạo này thường rơi vào giai đoạn 3-4 tháng tuổi.
Thế nhưng với những trẻ 4 tháng tuổi chưa biết lật, đầu và cổ chưa đủ cứng cáp thì ngoài việc bố mẹ cần cẩn thận khi bế con, bố mẹ còn cần để ý đến sự phát triển kỹ năng và thể chất của bé. Vì khi bé chậm hoặc bỏ qua một kỹ năng nào đó thì rất có thể là dấu hiệu cảnh báo một vấn đề phát triển của con.
Tiếp theo, mẹ hãy tìm hiểu về những cách bế trẻ 4 tháng tuổi phổ biến và an toàn nhất nhé!
Bế ngửa
Đây có thể coi là cách phổ biến nhất và dễ dàng nhất để mẹ có thể vừa bế vừa ngắm bé yêu!
Trước tiên, để nhấc bé lên mẹ hãy mở hai bàn tay, đặt một bàn tay dưới gáy, tay kia dưới mông bé và nâng bé lên ngực mẹ. Tiếp đó mẹ trượt cánh tay sao cho sao cho lúc này lưng của bé nằm trên cánh tay, đầu bé ở phía khuỷu tay của mẹ. Tay kia ôm lấy phần hông bé. Mẹ có thể đung đưa nhẹ nhàng nếu bé thích.
Khi bế bé theo cách này ở tư thế ngồi, mẹ có thể đặt bé vào lòng và không cần nâng phần hông của bé. Mẹ có một tay thoải mái linh hoạt hoặc dùng để hỗ trợ nâng đầu và cổ bé.
>> Sự phát triển của trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi
>> 6 thói quen giúp mẹ biết cách chăm sóc trẻ 3-4 tháng tuổi nhàn tênh
Tư thế bế ngửa
Bế vác
Nếu được bế ngửa quá nhiều thì chắc chắn con sẽ rất nhanh chán, thế nên bố mẹ có thể linh hoạt chuyển qua tư thế bế vác giống như khi vỗ ợ và wind-down.
Thay đổi cách bế cũng là cách dạy trẻ 4 tháng tuổi thông minh mà nhiều bố mẹ không ngờ đến. Vì sao thay đổi tư thế bế lại có hiệu quả thần kỳ như thế nhỉ? Đó là vì khi thay đổi tư thế bế thì tầm nhìn của con cũng được thay đổi liên tục, kích thích thị giác của bé và kích thích trí tò mò, tư duy, khám phá thế giới của con.
Chưa kể đến việc được bế vác thay vì bế ngồi cũng giúp cơ lưng, cơ ở đầu, cổ của bé cứng cáp hơn. Nhờ những điều này mà trí não của bé cũng phát triển toàn diện và con thông minh hơn.
Mẹ có thể thực hiện bế vác trẻ 4 tháng tuổi an toàn theo hướng dẫn sau:
Mẹ bế vác bằng cách mở hai bàn tay đỡ vào nách để nhấc bé lên và cho bé tựa phần ngực và bụng vào ngực mẹ. Mẹ dùng một cánh tay đỡ phần mông, tay còn lại ôm vào lưng bé. Cằm bé tựa thoải mái trên vai mẹ, hai chân bé ôm vào hông của mẹ.
Khi đầu và cổ bé cứng cáp, bé sẽ không cần tựa vào vai mẹ mà có thể xoay đầu các hướng để quan sát.
Tư thế bế vác
Bế ngồi
Trẻ 4 tháng tuổi đã bế ngồi được chưa? Câu trả lời là bố mẹ hoàn toàn có thể bế bé 4 tháng tuổi với tư thế này, nhưng cần phải chú ý hướng dẫn như sau:
Cách bế bé theo cách này giống với cách bế trẻ 3 tháng tuổi thích ngồi. Mẹ để lưng bé tựa vào ngực của mẹ. Sau đó, mẹ đặt một cánh tay dưới mông bé, tay còn lại ôm trước ngực bé.
Đầu bé có thể được nâng đỡ bằng cách tựa vào người mẹ. Nếu bế bé theo cách này ở tư thế ngồi, mẹ có thể đặt bé ngồi trên đùi và không cần dùng tay để đỡ phần mông.
Với cách bế này, hẳn em bé nào cũng thích thú vì được thỏa mãn trí tò mò khám phá khi được tha hồ quan sát thế giới xung quanh ở một góc nhìn mới mẻ với tầm nhìn cao và rộng hơn.
Nhưng mẹ lưu ý là mình không bế ngồi quá lâu mỗi ngày mà hãy để con có thời gian chơi tự lập, giúp con tự say mê khám phá các kỹ năng mới của bản thân nhé.
Ngoài ra nhiều mẹ thắc mắc rằng: bé 4 tháng tuổi ngồi được không, thì câu trả lời là không mẹ nhé! Mẹ chỉ nên bế bé theo tư thế ngồi. Bé vẫn chưa đủ cứng cáp và cần được chú ý nâng đỡ đầu - cổ và phần xương sống.
Tư thế bế ngồi
Bế một bên
Cách bế này chỉ phù hợp khi đầu và cổ của bé đã trở nên cứng cáp hơn. Mẹ đặt bé ôm sát vào một bên hông của mẹ sao cho một chân bé ở sau lưng, chân còn lại ở trước bụng của mẹ.
Mẹ dùng cánh tay cùng bên với hông để đỡ phần hông của bé. Tay còn lại mẹ có thể đỡ lưng hoặc hông của bé. Ngoài ra nếu bé bám tốt, mẹ cũng có thể sử dụng tay này để thực hiện các công việc khác.
Tuy nhiên, tư thế này khá mỏi và không tốt cho hông của mẹ nên mẹ chỉ sử dụng trong thời gian ngắn, khi cần rảnh một tay để làm việc.
Tư thế bế một bên
Bế sấp
Mẹ ngửa một cánh tay đỡ dọc theo ngực và bụng của bé, tay còn lại dùng để đỡ hông và lưng của bé. Với cách bế này mẹ có thể đung đưa nhẹ nhàng giúp bé thư giãn và trải nghiệm sự chuyển động của cơ thể trong không gian.
Tư thế bế sấp
Hướng dẫn mẹ cách bế trẻ 4 tháng tuổi trong từng trường hợp cụ thể
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi cho bú
Tùy vào lịch ăn, ngủ của trẻ 4 tháng tuổi mà giờ giấc sinh hoạt của mỗi bé không giống nhau, và cách bế bé trong từng hoạt động cũng sẽ có sự khác nhau. Ví dụ khi cho bé 4 tháng tuổi bú thì mẹ thường bế ngửa, khi hỗ trợ con ợ hơi hoặc wind-down thì mẹ thường bế vác, bế con đi chơi lại thường bế ngồi hoặc bế một bên với các bé đã cứng cáp…
Lịch ăn, ngủ của trẻ 4 tháng tuổi theo EASY thường là lịch EASY 4, bố mẹ có thể tham khảo cách bế con trong từng hoạt động của lịch EASY 4 như sau:
Khi cho bé bú, mẹ bế bé theo cách bé ngửa với tư thế ôm nghiêng bé vào lòng sao cho bụng bé áp vào bụng mẹ.
Đây cũng là tư thế rất tốt để thực hiện da kề da với bé mẹ nhé!
Nếu bé ăn sữa bằng bình, mẹ có thể dùng một khuỷu tay đỡ đầu và cổ, bắt chân trái lên chân phải, rồi cho bé nằm ngửa thoải mái trên đùi mẹ. Lúc này lưng bé tựa trên đùi trái và phần mông của bé được đỡ bằng đùi phải. Mẹ chú ý điều chỉnh độ nghiêng giúp bé ăn một cách dễ dàng.
Cách bế trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi sau khi bú
Ở giai đoạn này bé đã đủ lớn để không cần phải vỗ ợ ngay sau khi bú. Mẹ có thể bế bé như khi cho bú và mẹ để chếch phần đầu bé cao lên để sữa không bị trào ngược.
Tuy nhiên nếu trong trường hợp bé vẫn cần phải vỗ ợ hơi thì mẹ bế vác bé lên, để cằm bé tựa vào vai mẹ và khum long bàn tay vỗ nhẹ vào lưng bé. Một tay mẹ đỡ mông của bé và tay còn lại giữ nhẹ ở phần gáy của bé.
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi bé chơi
Mẹ có thể bế vác hoặc bế ngồi để bé được ngắm nhìn thế giới xung quanh nhiều hơn ở 1 vị trí cao hơn.
Ngoài ra mẹ còn có thể sử dụng cách bế sấp để chơi trò đi máy bay thật thú vị. Trong lúc đung đưa, mẹ đừng quên tạo ra những âm thanh cao và thấp dần đều giống như tiếng máy bay cất cánh và hạ cánh để bé hào hứng hơn nhé!
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi bé ngủ
Nếu bé đã có nếp sinh hoạt ổn định và biết cách tự ngủ, mẹ có thể đặt bé xuống giường hoặc cũi để bé tự ngủ. Trước khi ngủ, bé có thể cần thời gian wind - down.
Lúc này, mẹ bế vác theo tư thế ôm bé nhẹ nhàng vào lòng và để cằm bé tựa thoải mái trên vai mẹ. Mẹ hãy nhẹ nhàng hát ru hoặc thủ thỉ trò chuyện và vỗ đều đặn, nhẹ nhàng giúp bé cảm thấy thoải mái và an tâm. Mẹ lưu ý đặt bé trước khi bé chìm vào giấc ngủ nhé!
>> Lịch sinh hoạt bé 4 tháng tuổi
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi bé khóc
Khi bé khóc thì việc đầu tiên mẹ cần làm là kiểm tra nguyên nhân khiến bé khó chịu. Bé có thể không thoải mái do tã bẩn, bé đói, bé bị ốm sốt, bé bị hoảng sợ do mơ ngủ hay môi trường ngủ không được đảm bảo.
Sau khi đã kiểm tra được nguyên nhân, nếu bé khóc do mệt, hoảng sợ thì mẹ có thể bế bé theo 1 trong 2 cách sau:
- Cách 1: Mẹ bế vác và để bé tựa vào ngực của mẹ. Bé sẽ cảm thấy dễ chịu hơn khi được tựa vào lòng mẹ, lắng nghe nhịp tim đập nhẹ nhàng của mẹ.
- Cách 2: Mẹ bế sấp cho bé nằm toàn bộ trên cánh tay của mẹ. Tay còn lại mẹ vỗ nhẹ hoặc xoa lên lưng để trấn an bé.
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi tắm
Đầu tiên mẹ bế ngửa như bình thường và đặt bé xuống chậu tắm một cách nhẹ nhàng từ tốn. Mẹ sử dụng 1 tay để giữ phần đầu của bé ở trên mực nước sao cho gáy của bé tựa vào cánh tay, còn bàn tay mẹ đỡ vào vai và nách của bé.
Nếu đầu và cổ của bé đủ cứng cáp, mẹ có thể chỉ dùng một bàn tay để đỡ gáy của bé. Tay còn lại mẹ sử dụng để tắm rửa cho bé. Sau khi tắm, mẹ quấn bé vào khăn tắm rộng và nhẹ nhàng ôm bé vào lòng để giữ ấm, đặc biệt là khi chăm sóc trẻ 4 tháng tuổi mùa đông.
Nếu vẫn chưa đủ tự tin mẹ có thể mua một chiếc giá đỡ tắm cho bé nằm lên trên.
Cách bế trẻ 3-4 tháng khi tắm
Cách bế trẻ sơ sinh 4 tháng tuổi đi ra ngoài
Khi cho bé 4 tháng tuổi đi dạo hoặc ra ngoài mua đồ, mẹ nên cho bé ngồi vào địu và cho bé ngồi áp vào lòng mẹ, mặt bé tựa vào ngực mẹ. Theo cách này, mẹ và bé đều đỡ bị mỏi khi phải đi bộ một quãng đường dài.
Mẹ chú ý để toàn bộ tay và chân của bé ở trong địu để tránh va quệt có thể xảy ra khi mẹ và bé di chuyển.
Cách bế trẻ 4 tháng tuổi khi bị hóc sặc
Khi bé 4 tháng tuổi bị sặc sữa hoặc hóc dị vật, việc bế bé để sơ cấp cứu rất quan trọng. Trước tiên mẹ cần bế sấp, giữ bé trong tư thế mặt úp, đầu chúc xuống thấp hơn thân, sau đó vỗ mạnh nhiều lần vào giữa hai xương bả vai.
Nếu bé vẫn còn bị sặc, mẹ hãy đặt bé nằm nghiêng và hơi ngửa đầu ra sau, một tay mẹ đỡ lấy lưng của bé, dùng hai ngón của bàn tay kia ấn vào khoảng giữa rốn và phần cuối của xương sườn nhanh và mạnh.
Mẹ cần lưu ý gì khi bế trẻ 4 tháng tuổi?
Luôn chú ý đỡ đầu và cổ của bé
Đầu của bé trong giai đoạn đầu đời là phần nặng nhất trên cơ thể. Do đó phần đầu và cổ phải được nâng đỡ cẩn thận mẹ nhé!
Không cần thiết phải bế quá thường xuyên
Trẻ 4 tháng tuổi đã đặt được các kỹ năng nhất định về khả năng vận động, nhận thức và các giác quan. Bé cần thời gian tự do thay đổi tư thế để tự khám phá và để phát triển tốt nhất. Thậm chí mẹ có thể thấy trẻ 4 tháng tuổi hay la hét là vì bé quá phấn khích với những điều mới mẻ.
Ngoài việc đi dạo ngắm nhìn, được mẹ gọi tên mọi thứ xung quanh và khi cần trở về vòng tay mẹ để được an ủi, thì bé thực sự không có nhu cầu bế ẵm quá nhiều đâu mẹ à!
Gắn kết với bé yêu
Trẻ sơ sinh luôn cảm thấy yên tâm hơn khi được nghe thấy tiếng tim đập của mẹ. Bế cũng là khoảng thời gian đầy gắn kết để mẹ có thể hát cho bé nghe, da kề da hay thủ thỉ tâm tình với bé.
Mỗi em bé cũng có một sở thích riêng về tư thế được bế. Mẹ còn cần chú ý trong cách nói chuyện với trẻ 4 tháng tuổi. Bé cần được mẹ thông báo trước mỗi khi thay đổi tư thế để không bị quá đột ngột khiến bé bất an. Mẹ hãy quan sát và lắng nghe nhu cầu của con nhé!
Vậy đó mẹ có thấy rằng bế một em bé như thế nào cho đúng cách thôi cũng có biết bao điều cần chú ý từng li từng tí. Chẳng có việc gì kỳ công hơn là nuôi dạy một đứa trẻ, từ những điều nhỏ nhất.
Và đó là lý do POH Acti ra đời, giúp con phát triển toàn diện và vượt trội não bộ, vận động & ngôn ngữ. Tại POH Acti mẹ không những biết bế con đúng cách, mà còn biết chơi & tương tác với con hiệu quả để con có mỗi trường phù hợp tối ưu tiềm năng của chính mình.
POH Acti (0-3 tuổi): Giúp con phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ toàn diện và vượt trội!
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo