Cách bế vác trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật, tránh cong vẹo cột sống

đăng bởi Thanh Thanh

Trong giai đoạn sơ sinh, xương của trẻ còn rất yếu và dễ bị tổn thương. Nếu mẹ bế con sai cách có thể gây chấn thương cổ, cong vẹo cột sống, ảnh hưởng xương hông. Thậm chí là tăng nguy cơ ngã rơi, gây hậu quả nghiêm trọng đến tính mạng và sự phát triển của trẻ.

1. Cách bế vác trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật

Nếu mẹ đang thắc mắc: Trẻ sơ sinh bế vác sớm có sao không? thì đây chính là câu trả lời cho mẹ:

Mẹ có thể bế vác trẻ khi vỗ ợ hơi, wind down… ngay từ khi mới sinh với điều kiện là bế đúng kỹ thuật. Bế vác trẻ đúng cách đem đến nhiều lợi ích tuyệt vời như:

  • Giúp tăng cường mối quan hệ gắn bó giữa mẹ và bé, tạo cảm giác an toàn cho trẻ. 
  • Hỗ trợ hệ tiêu hóa, giúp giảm thiểu các vấn đề về đầy hơi và trào ngược. 
  • Kích thích sự phát triển của hệ thống cơ xương, giúp trẻ phát triển thể chất một cách toàn diện. 
  • Khuyến khích sự phát triển về mặt tinh thần và cảm xúc, giúp trẻ cảm nhận được sự yêu thương và chăm sóc từ bố mẹ.

Cách bế vác trẻ sơ sinh đúng kỹ thuật

Khi con được từ 3 tháng tuổi trở lên, cơ thể con đã phát triển cứng cáp hơn, con có thể tự giữ vững đầu và tự nâng đầu cũng như vai khi nằm sấp, thì bố mẹ có thể bế vác con với thời gian dài hơn.

Bố mẹ có thể tham khảo các bước bế vác trẻ sơ sinh như sau để đảm bảo an toàn:

  • Đầu tiên, mẹ hãy dùng một tay để nâng đỡ đầu và tay còn lại đỡ mông con, nhẹ nhàng nâng con lên sao cho ngang tầm ngực.
  • Sau đó, chuyển cánh tay đang đỡ đầu con lên một chút để hỗ trợ con dần đứng thẳng lên.
  • Tiếp theo, mẹ hãy nhẹ nhàng xoay con đến vị trí nằm úp trên người mình.
  • Cuối cùng, mẹ hãy dùng một tay đỡ mông, tay kia đỡ lưng và cổ của con, đảm bảo con được giữ thẳng cổ, lưng và mông; cằm của con nằm gọn trên vai mẹ.

 

 

2. Tư thế bế trẻ sơ sinh theo tháng

Bế trẻ sơ sinh tưởng dễ nhưng lại đòi hỏi mẹ cần đặc biệt lưu ý, phải bế con đúng cách, đúng kỹ thuật. Như vậy mới đảm bảo an toàn cho con và không gây tổn thương xương khớp. 

Cụ thể cách bế trẻ sơ sinh 1 tháng tuổi, 2 tháng, cách bế trẻ 3-4 tháng… mẹ có thể tham khảo tư thế bế trẻ sơ sinh theo tháng dưới đây để rõ hơn nhé. Còn dưới đây POH xin giới thiệu một cách bế con để mẹ tham khảo:

Bế ngửa

Nếu mẹ lo lắng xương của sơ sinh từ 0-2 tháng còn non nớt thì tư thế bế an toàn và phù hợp nhất là bế ngửa. Đây là một tư thế phổ biến và được nhiều mẹ áp dụng, rất thích hợp khi mẹ cần cho con bú.

Khi bế con trong tư thế này, mẹ cần đỡ phần đầu, lưng, cổ và mông của con, giảm áp lực lên cột sống của con bằng cách:

  • Trước tiên, mẹ dùng một tay hỗ trợ đầu và cổ con, với lòng bàn tay ôm trọn đầu và cổ con, cánh tay kia hỗ trợ dọc lưng và dùng tay kia đỡ mông con.
  • Sau đó mẹ nhẹ nhàng nâng con lên ở tầm ngực và giữ sát vào cơ thể mẹ để cả mẹ và con đều cảm thấy thoải mái nhất có thể.

Tư thế này không chỉ an toàn mà còn là tư thế khiến các mẹ cảm thấy tự tin nhất. Ở tư thế bế này mẹ có thể linh hoạt bế con bằng một tay và sử dụng tay còn lại để thực hiện các công việc khác mà không gặp trở ngại.

Tư thế bế trẻ sơ sinh theo tháng

Bế vác

Bế vác là tư thế trẻ sơ sinh rất thích. Bởi nó không chỉ giúp con ợ hơi dễ dàng mà còn cho phép con quan sát thế giới xung quanh từ góc nhìn cao hơn, đồng thời giảm bớt áp lực cho cánh tay của mẹ. Mẹ hãy bế con theo các bước sau để đảm bảo an toàn:

  • Bước 1: Dùng tay phải hoặc trái để nâng đỡ đầu con, tay kia đỡ mông, nâng con lên ngang ngực.
  • Bước 2: Áp người con vào người mẹ và từ từ nâng con cao lên.
  • Bước 3: Nhẹ nhàng đặt đầu và vai con lên vai mình, giữ một tay ở lưng con để đảm bảo an toàn và giữ thẳng người con. Bố mẹ nên hơi nghiêng người về phía sau để tạo điểm tựa an toàn cho con.

Khi bế con theo cách này, mẹ cần chú ý giữ tay kia ở sau lưng con hoặc để tự do nhưng không nên làm việc khác cùng lúc vì con có thể đột ngột ngả người về phía sau, gây nguy hiểm nếu không kịp xử lý.

Bế vác

Bế mặt đối mặt

Cách bế mặt đối mặt sẽ giúp thúc đẩy sự giao tiếp và tương tác giữa mẹ và con. Phương pháp này không chỉ giúp gắn kết mối quan hệ mẹ - con thông qua việc giao tiếp, mà còn giúp con học hỏi từ cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể của mẹ. 

Để thực hiện, mẹ cần dùng một tay hỗ trợ đầu và cổ của con, tay kia đặt dưới phần hông của con, đồng thời nâng con lên ở tầm ngực để con có thể nhìn thẳng vào mặt mẹ. 

Bế mặt đối mặt

Bế cắp nách (bế ngang hông)

Khi con được 6 tháng tuổi trở lên, con đã cứng cáp hơn, khả năng ngồi và bò của con đã được cải thiện đáng kể, thì mẹ có thể áp dụng phương pháp bế cắp nách để giúp con có tầm nhìn rộng hơn về thế giới xung quanh và giảm bớt gánh nặng cho cánh tay của mẹ. 

Khi bế cắp nách, mẹ cần đảm bảo đặt con sao cho hông con chạm hông mẹ, dùng một tay ôm chắc lấy eo của con, đồng thời giữ con quay mặt ra phía trước. Tay kia của mẹ có thể linh hoạt thực hiện các công việc khác hoặc giữ con để đảm bảo an toàn. 

Bế cắp nách

Bế vò rượu - bế đứng, mặt hướng ra ngoài 

Đối với những em bé từ 10 tháng tuổi trở lên, cách bế "vò rượu" sẽ rất tốt cho con. Cách bế này không chỉ giúp con phát triển tốt hơn về mặt vận động mà còn thúc đẩy sự tò mò và khám phá môi trường xung quanh của con. 

Mẹ thực hiện bằng cách để toàn bộ phần lưng của con dựa vào người mẹ, một tay mẹ vòng qua ôm bụng và ngực con, còn tay kia nâng đỡ phần mông. 

Mẹ bế con theo cách này sẽ giúp con được mở rộng tầm nhìn, con sẽ tò mò về thế giới xung quanh hơn, khuyến khích sự tương tác giữa con và những người khác, giúp con phát triển các kỹ năng xã hội và nhận thức một cách nhanh chóng.

Bế vò rượu

3. Lưu ý nhất định phải nắm được khi bế trẻ sơ sinh

  • Khi bế trẻ sơ sinh, việc đầu tiên và quan trọng nhất là đảm bảo an toàn cho con. Cần tránh để con tiếp xúc gần với các đồ vật nguy hiểm. 
  • Mẹ cần quan sát kỹ lưỡng các biểu hiện của con để nhận biết mọi dấu hiệu bất thường hoặc sự khó chịu. 
  • Mẹ hãy thường xuyên nói chuyện với con để giúp con bình tĩnh và dần dần tạo nên một mối liên kết chặt chẽ giữa mẹ và con. 
  • Vệ sinh sạch sẽ trước khi bế hoặc chạm vào con để giúp bảo vệ con khỏi những tác nhân gây bệnh. 
  • Không nên bế con quá cao hoặc làm những tư thế không an toàn vì nó có thể gây nguy hiểm cho con. 
  • Khi con bắt đầu nghịch ngợm, mẹ cần lưu ý đến con hơn, hãy giữ chặt và đảm bảo bé không thực hiện những động tác nguy hiểm đột ngột. 
  • Mẹ không nên nhấc con lên quá nhanh hoặc mạnh, nhất là với trẻ mới sinh, bởi xương của con còn rất non nớt và dễ bị ảnh hưởng.

4. Có nên bế vác trẻ sơ sinh vỗ ợ hơi?

Vỗ ợ hơi giúp giảm bớt khí trong dạ dày của bé sau khi ăn, từ đó giảm thiểu tình trạng đầy hơi và khó chịu. Việc bế vác trẻ sơ sinh để vỗ ợ hơi có thể mang lại nhiều lợi ích quan trọng, giúp bé cảm thấy thoải mái hơn và ngăn ngừa các vấn đề tiêu hóa như đau bụng và nôn trớ. Dưới đây, POH sẽ liệt kê những lý do tại sao việc bế vác trẻ sơ sinh để vỗ ợ hơi là cần thiết và cách thực hiện hiệu quả:

Tại sao nên vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh?

  • Giảm khí trong dạ dày: Trong quá trình bú, trẻ thường nuốt phải không khí cùng với sữa. Lượng không khí này tích tụ trong dạ dày có thể gây ra cảm giác đầy hơi, khó chịu. Vỗ ợ hơi giúp giải phóng khí này, giúp trẻ cảm thấy dễ chịu hơn.
  • Ngăn ngừa nôn trớ: Khi có quá nhiều khí trong dạ dày, áp lực này có thể đẩy ngược sữa và khiến trẻ nôn trớ. Việc vỗ ợ hơi đúng cách giúp giảm nguy cơ này, giữ cho trẻ ăn uống suôn sẻ hơn.
  • Giúp trẻ thoải mái hơn: Trẻ cảm thấy thoải mái hơn sau khi được vỗ ợ hơi, giảm thiểu tình trạng quấy khóc và khó chịu.

Cách bế vác và vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

  • Cách 1 - Đặt trẻ lên vai: Mẹ bế trẻ sao cho đầu trẻ nằm trên vai mẹ, giữ trẻ vững chắc bằng một tay, tay kia nhẹ nhàng vỗ lưng trẻ. Động tác này giúp tạo áp lực lên dạ dày, giải phóng không khí dư thừa bên trong.

Cách 1 - Đặt trẻ lên vai

  • Cách 2 - Cho trẻ ngồi thẳng trên đùi: Đặt trẻ ngồi thẳng trên đùi mẹ, đỡ cằm và ngực trẻ bằng tay, sau đó vỗ nhẹ lưng trẻ. 

Cách 2 - Cho trẻ ngồi thẳng trên đùi

  • Cách 3 - Đặt trẻ nằm sấp trên đùi: Đặt trẻ nằm sấp trên đùi mẹ, đầu trẻ hơi cao hơn thân mình. Dùng tay đỡ đầu và cổ trẻ, tay kia vỗ nhẹ lưng trẻ. 

Cách 3 - Đặt trẻ nằm sấp trên đùi

Một số lưu ý khi vỗ ợ hơi cho trẻ sơ sinh

  • Thực hiện nhẹ nhàng: Da và xương của trẻ sơ sinh còn rất non nớt, do đó cần thực hiện các động tác nhẹ nhàng, tránh gây tổn thương cho trẻ.
  • Theo dõi phản ứng của trẻ: Mỗi trẻ có phản ứng khác nhau, hãy theo dõi để biết trẻ thích nghi với cách nào nhất và điều chỉnh phù hợp.
  • Thời gian vỗ ợ hơi: Nên vỗ ợ hơi cho trẻ trong khoảng 10-15 phút sau mỗi lần bú, hoặc khi thấy trẻ có dấu hiệu khó chịu, đầy hơi.
  • Tạo không gian yên tĩnh: Khi vỗ ợ hơi, hãy đảm bảo môi trường xung quanh yên tĩnh, không có quá nhiều tiếng ồn để trẻ cảm thấy an toàn và dễ chịu.

 

 

Để giúp con trở nên cứng cáp và thông minh hơn, các mẹ đừng quên cho con tham gia khoá Acti càng sớm càng tốt nhé.

Với các bé 0-3 tháng, ngoài các các bài tập vận động, POH Acti còn có thể giúp con tránh nguy cơ đột tử sơ sinh SIDS.

Vì đâu đó trong giai đoạn 2-4 tháng con sẽ tập lẫy trong lúc ngủ. Lúc này nguy cơ đột tử sơ sinh rất cao nếu con úp mặt xuống đệm và ngạt thở vì không biết quay trở đầu sang hai bên.

Nhưng nếu tập với POH Acti bài bản từ bây giờ thì mẹ có thể yên tâm vì con khỏe cơ đầu cổ, cơ vai, cơ lưng, con quay đầu sang hai bên thành thạo khi nằm sấp hoặc lẫy sấp trong lúc ngủ. Khi đó mẹ cũng có thể yên tâm hơn vì mẹ vì không cần lật con lại, không cần can thiệp vào giấc ngủ, giúp con ngủ ngon giấc hơn, chuyển giấc tốt hơn.

Còn khi bé lớn hơn, sẽ có đầy đủ các bài tập giúp con lẫy, bò, trườn, đứng, đi… bài tập ngôn ngữ, phát triển giác quan, EQ hiệu quả.

Mẹ tham gia ngay tại POH Acti nhé!

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo