7 cột mốc chưa được tiết lộ ở trẻ sơ sinh

đăng bởi Nguyễn Khải

Ba mẹ dễ dàng biết mốc thời gian con biết ngồi dậy, đi lại, nói chuyện và tập đi vệ sinh vào bô. Vậy còn những mốc quan trọng khác khó nhận biết hơn ở trẻ thì sao? Dưới đây là bảy cột mốc chưa được tiết lộ ở trẻ sơ sinh mà chúng ta cần chú ý sau nhé!

1. Nhìn 3 chiều (3D): từ 2 tháng đến 4 tháng

Con đã có thể nhìn thấy không gian hai chiều nhưng ở độ tuổi này con sẽ có thể nhìn thế giới theo không gian ba chiều. Một phần não bộ của trẻ được gọi là vỏ não đã đủ trưởng thành giúp trẻ hợp nhất hình ảnh từ cả hai mắt. 

2. Tiếng cười thật sự đầu tiên: từ 4 tháng đến 5 tháng

Thông thường, trẻ sẽ bắt đầu mỉm cười vào khoảng sáu tuần nhưng đến khi được bốn tháng hoặc năm tháng, nụ cười đó mới có thể bật thành tiếng.

Phản ứng này là do vỏ não của trẻ đang phát triển nhanh chóng, đồng thời sự hài hước của mẹ cũng giúp con vui vẻ và hay cười hơn. Ở giai đoạn này, con cũng có thể cảm nhận được những câu chuyện mà mẹ kể cho nghe rồi đó.

Bé cười khi chơi với bố

3. Biết tên của chính mình: từ 5 tháng đến 8 tháng

Mặc dù phải mất thêm một khoảng thời gian lâu nữa bé mới tự nói được tên của mình nhưng ở giai đoạn này, con đã có thể biết tên của chính mình khi ba mẹ gọi. 

4. Nói “mama” hoặc “baba” đúng người: từ 9 tháng đến 11 tháng

Con có thể đã sử dụng các từ "mama" và "baba" từ trước đó. Tuy nhiên, trong độ tuổi từ 9 tháng đến 11 tháng, con sẽ biết nói "mama" cho mẹ và "baba" cho bố. Mẹ chắc chắn sẽ rất hồi hộp và tự hào đối với con phải không nào.

Mặc dù vậy, cảm giác này có thể sẽ mất đi nếu mẹ được gọi liên tục vào mỗi buổi sáng sớm.

5. Hỏi “tại sao?”: Từ 3 tuổi đến 4 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này sẽ thắc mắc, tò mò và hỏi "tại sao" rất nhiều và thường thì những câu hỏi đó mẹ sẽ không biết phải trả lời như thế nào. Ngay cả khi mẹ đã trả lời, một trong những chuỗi câu hỏi "Tại sao?" của con chắc chắn sẽ làm mẹ bối rối.

Để trả lời những thắc mắc này, mẹ hãy thử bằng cách hỏi ngược lại con xem sao. Ví dụ, khi con hỏi mẹ: "Tại sao con mèo lại bỏ chạy ạ?", mẹ hãy nói "Tại sao con nghĩ con mèo lại bỏ chạy?".

Như vậy, câu hỏi của mẹ sẽ khuyến khích con tự tìm ra câu trả lời cho bản thân mình.

6. Liên kết các con số với thế giới thực: từ 3 tuổi đến 4 tuổi

Con sẽ bắt đầu hiểu rằng việc thêm nhiều đồ vật sẽ làm tăng số lượng lên, trong khi việc lấy đi các đồ vật sẽ làm giảm số lượng xuống.

Hãy tận dụng những hoạt động hàng ngày để cùng con tập đếm mẹ nhé! Ví dụ như khi mẹ và bé cùng dọn bàn ăn, mẹ hãy nói cùng con : "Một chiếc khăn ăn cho mẹ, một chiếc cho bố, một cho con! Một, hai, ba chiếc khăn ăn.

Đến một lúc nào đó, con sẽ bắt đầu hiểu rằng từ “ba” là thể hiện số lượng khăn ăn. Vì vậy, khi có thêm người đến ăn trưa, sẽ có thêm một chiếc khăn ăn khác ở trên bàn, và con số lúc này sẽ là bốn.

7. Học cách tự chơi xích đu: khoảng 5 tuổi

Trẻ ở độ tuổi này cuối cùng cũng có thể tìm ra cách sử dụng đôi chân của mình để lấy đà khi chơi xích đu. Nhờ vậy mà mẹ có thể thảnh thơi ngồi uống cà phê trong khi con đang tự chơi rồi đó.

Nguồn: Babycenter

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo