Trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò và các dấu hiệu trốn bò mẹ đừng bỏ qua

đăng bởi Minh Tâm

Bò là cột mốc vận động đáng mong chờ và rất có lợi cho sự phát triển chung của bé. Mẹ thường sốt ruột không biết trẻ mấy tháng biết bò? Dấu hiệu trẻ sắp biết bò là gì? Di chuyển giống như bé nhà mình có gọi là bò không? Và liệu bé nhà mình có trốn bò hay không nhỉ? Tất cả đều được giải đáp trong bài viết dưới đây mẹ nhé!

 

 

Trẻ mấy tháng biết bò?

Hầu hết trẻ sơ sinh bắt đầu bò hoặc trườn trong khoảng thời gian từ 6 đến 12 tháng. 

Khoảng 3 đến 5 tháng, bé đã có thể lẫy lật và bắt đầu khám phá đôi chân của mình. Nhưng giai đoạn bé tập bò thì rơi vào khoảng 7 đến 8 tháng. Tuy nhiên, mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng, nên sẽ có những bé biết bò sớm hoặc muộn hơn so với mốc thời gian trung bình này. Vậy nên mẹ sẽ thấy có trẻ 9 tháng biết bò hoặc sớm hơn.

Trẻ biết ngồi trước hay bò trước?

Thông thường trẻ sơ sinh sẽ bò sau khi đã biết ngồi! Bé có thể đang ngồi, chống tay với đồ vật và phát hiện ra mình có thể tự chống đỡ cơ thể bằng bàn tay và cánh tay của mình, đồng thời co gối để đẩy mình về phía trước. 

Mặt khác bé cũng không cần phải biết ngồi trước khi biết bò bởi bé có thể bắt đầu trườn bằng bụng trước khi đạt được cột mốc này.

>> Em bé mấy tháng biết nói? 

>> Em bé mấy tháng biết đi?

Bé tập trườn và bò

Các giai đoạn bé tập bò

Giai đoạn bé tập bò hay còn gọi là giai đoạn lẫy bò hoặc giai đoạn trườn và bò bắt đầu chính từ những buổi bé tập nằm sấp trong thời gian thức.

  • Bé ngẩng cao đầu và vai, dùng hai tay chống xuống để nâng đầu và ngực lên.
  • Bé tập giữ thăng bằng trên cánh tay và bàn chân, hoặc bằng tay và đầu gối.
  • Bé chống tay và đầu gối, cơ thể bé song song với sàn nhà và đung đưa qua lại.
  • Bé cố gắng di chuyển về phía trước, nhưng thay vào đó lại tự đẩy lùi về phía sau
  • Bé bò một cách tự tin và thành thạo

>> Trẻ mấy tháng biết bò và ngồi? 

 

 

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Bé có thể ngồi mà không cần hỗ trợ

Bé tự ngồi được là dấu hiệu cho thấy các cơ cần thiết cho sự cân bằng và phối hợp đang phát triển tốt. Đây cũng là hai yếu tố quan trọng mà bé cần để có thể bò thành công. Trẻ biết lật sớm cũng có thể là dấu hiệu cho thấy bé sẽ bò sớm. Bởi khi lật sớm, bé có nhiều thời gian hơn để tập luyện những yếu tố này.

Bé rướn người lên khi nằm sấp

Nằm sấp thường xuyên giúp tăng cường cơ cổ và lưng cho bé . Khi mẹ nhận thấy bé đang cố gắng tự mình rướn lên, bé đã sẵn sàng để vào tư thế bò.

Bé thích thú khi được đặt trên sàn nhà hoặc bề mặt phẳng và rộng

Đây là tín hiệu cho thấy bé muốn được tự mình học cách điều khiển cơ thể để tự mình di chuyển, thay vì bị bó buộc trong xe đẩy, ghế cho trẻ sơ sinh hoặc được bế ẵm thường xuyên.

Bé tỏ ra quan tâm đến các đối tượng ở xa

Bé không chỉ thỏa mãn với đồ chơi nằm trong tầm với nữa mà tập trung nhìn và với tay về phía các món đồ ở phạm vi xa hơn. Dựa vào dấu hiệu này, mẹ có thể khuyến khích bé tập bò bằng cách đặt đồ chơi yêu thích cách xa tầm với của bé vài bước chân.

Bé thích chống bàn tay, khuỵu đầu gối và liên tục đung đưa cơ thể về trước và sau

Mẹ có thể thấy bé tập luyện động tác này rất thường xuyên, trông giống như bé đang tích cực chống đẩy vậy.

Bé bò kiểu con gấu

Các hình thức bò phổ biến

Bò được định nghĩa là bất kỳ hình thức di chuyển nào mà bụng em bé hướng xuống sàn. Có các kiểu bò phổ biến nhất là:

  • Bò cổ điển: bé bò chéo chi bằng cách chống tay và khuỵu gối xuống sàn, thân người bé song song với mặt sàn
  • Trườn bụng chéo chi: bé nằm trên sàn, bụng tiếp xúc với mặt sàn và trườn bằng cách dùng cánh tay ở bên này chạm sàn cùng lúc với chân ở bên phía đối diện để đẩy cơ thể về phía trước.
  • Bò kiểu con gấu: bé di chuyển bằng cách sử dụng các bàn tay và bàn chân chống xuống sàn
  • Bò kiểu con cua: bé chống bàn tay xuống sàn, cánh tay thằng và dùng cả 2 cánh tay để đẩy cơ thể về phía trước
  • Bò kiểu con ếch: bé ngồi trên sàn, dùng cánh tay kéo cơ thể để lết mông về phía trước.
  • Lăn lộn: Bé di chuyển bằng cách lăn lộn.

 

 

Dấu hiệu trẻ trốn bò

Trẻ sơ sinh không được “lập trình” phát triển chỉ để bò. Thay vào đó, bé có động lực để thử nghiệm các cách di chuyển khác nhau và quyết định sử dụng bất kỳ cách nào có vẻ phù hợp nhất.

Bất kể bé sử dụng hình thức nào để di chuyển đều giúp bé khám phá môi trường xung quanh và có được cảm giác độc lập. Từ đó bé sẽ phát triển khả năng phối hợp, cân bằng và sự tự tin.

Mẹ có thể nhận thấy khi bé đã chống đẩy tốt khi nằm sấp hoặc bé biết ngồi, bé không tiếp tục có các dấu hiệu sắp biết bò như trên mà chuyển sang đứng dậy và đi.

Trẻ biết bò hay không có thể chỉ đơn giản là do tính khí. Một số em bé thích vận động nhiều hơn; những em bé khác thoải mái hơn, vui vẻ chơi với những thứ trong tầm với của mình. Thật vậy, một số bé trốn bò. Mẹ đừng quá lo lắng nếu bé vẫn đạt được các mốc phát triển khác của mình, chẳng hạn như kéo để đứng, đi men bám vào đồ vật và sử dụng tay đúng cách.

Tuy nhiên nếu mẹ không chắc chắn điều này, thì hãy tham gia Giáo dục từ sớm ngay tại POH Acti nhé. POH Acti không những giúp bé phát triển toàn diện và còn giúp con mở rộng vùng khám phá, tăng cường liên kết nơron thần kinh giúp phát triển các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo