Phát triển vận động tinh từng giai đoạn cho bé 0-1 tuổi

đăng bởi Minh Tâm

 

Theo các chuyên gia về sự phát triển của trẻ sơ sinh, sự khéo léo của đôi bàn tay có liên quan trực tiếp đến sự phát triển nhận thức. Đó là lý do tại sao mẹ cần phải theo dõi và hỗ trợ bé phát triển các kỹ năng vận động tinh của bé theo từng giai đoạn. Sau đây là những mốc vận động tinh cơ bản mẹ cần biết trong 12 tháng đầu đời của bé yêu.

Fine motor skills - Kỹ năng vận động tinh là gì?

Fine motor skills là gì? Là kỹ năng vận động tinh - khả năng sử dụng các cơ nhỏ điều khiển bàn tay và các ngón tay một cách linh hoạt. Các kỹ năng vận động tinh bao gồm với tay, nắm tay và điều khiển các đồ vật bằng tay.

Mẹ có thể hiểu đơn giản, nhờ có các kỹ năng vận động tinh, bé mới có thể làm được những việc cơ bản để tự chăm sóc bản thân như ăn uống, đánh răng, mặc quần áo… 

Và vận động tinh chính là tiền đề giúp trẻ phát triển sự độc lập. Con tự biết phục vụ các nhu cầu căn bản của bản thân. Con biết cách biểu đạt suy nghĩ của mình một cách sáng tạo và nâng cao nhận thức bản thân.

Bởi vậy, kỹ năng vận động tinh thật quan trọng và cần được quan tâm để phát triển kịp thời phải không mẹ? 

Sự khác biệt giữa kỹ năng vận động thô và vận động tinh có liên quan đến các cơ được sử dụng. Kỹ năng vận động thô sử dụng các cơ lớn và kỹ năng vận động tinh sử dụng đến các nhóm cơ nhỏ hơn. Trẻ sơ sinh cần nhiều thời gian vui chơi và luyện tập để phát triển các cơ nhỏ cần thiết cho quá trình kiểm soát vận động tốt. 

>> Gợi ý tương tác phát triển vận động tinh cho bé

>> Kỹ năng vận động tinh và vận động thô của em bé sơ sinh

Hiểu biết về vận động tinh, mẹ sẽ tạo điều kiện giúp bé phát triển tốt nhất

Các mốc phát triển kỹ năng vận động tinh

Trẻ sơ sinh phát triển các kỹ năng vận động theo tháng tuổi ở các mức độ khác nhau. Sau đây là những dấu mốc cơ bản mẹ cần biết để biết cần hỗ trợ bé ở những kỹ năng nào. 

Các mốc phát triển vận động tinh của bé

Mẹ có thể làm gì để hỗ trợ bé phát triển kỹ năng vận động tinh?

0 đến 3 tháng

Trong 3 tháng đầu tiên, bé gần như không tự chủ được cử động của đôi bàn tay. Khi mẹ đặt ngón tay của mẹ vào lòng bàn tay bé thì các ngón tay của bé sẽ nắm chặt như một phản xạ. Bé cũng có thể nắm tay thành nắm đấm thật chặt khi khóc hoặc bị kích động. Em bé của mẹ cử động giật cục trông giống như chú bé người gỗ Pinocchio vậy!

Đồ chơi treo giúp bé phối hợp tay và mắt

Khi bé liên tục giữ các ngón tay thành nắm đấm, mẹ có thể giúp bé thả lỏng hơn bằng cách vuốt ra sau các đốt ngón tay của bé. Sau đó, khi các ngón tay của mở ra, mẹ hãy nhẹ nhàng đặt cái lục lạc vào lòng bàn tay của bé.

Thời gian đầu, có thể bé sẽ từ chối nắm lấy hoặc không thể cầm được lâu, nhưng bé dần có trải nghiệm cầm nắm và thả đồ vật. Những động tác tưởng chừng rất đơn giản đối với người lớn chúng ta, nhưng đối với em bé sơ sinh, đó là cả một trải nghiệm mới mẻ, vừa lạ lẫm, vừa khó nắm bắt và cần được trao cơ hội để thực hành.

 

 

Mẹ nên tích cực cho bé nằm sấp càng nhiều càng tốt. Thời gian nằm sấp giúp phát triển khả năng kiểm soát tư thế, tập luyện cơ lưng, vai, cánh tay và bàn tay, từ đó giúp hỗ trợ sự phát triển của các kỹ năng vận động tinh. Các kỹ năng vận động tinh cơ bản được phát triển thông qua các kỹ năng vận động thô như nằm sấp, lăn lộn, ngồi dậy và bò.

Kỹ năng vận động tinh cũng liên quan đến thị giác và thường được gọi là sự phối hợp tay và mắt. Do đó, mẹ nên chú ý cho bé tập luyện sự phối hợp này bằng những món đồ chơi treo.

4 đến 6 tháng

Đây là giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển các kỹ năng vận động tinh của bé. Trong những tháng này, bé sẽ bắt đầu học cách phối hợp suy nghĩ với các chuyển động của tay. Bé sẽ tiếp cận, chộp lấy và đưa vào miệng để khám phá bất cứ đồ vật nào trong tầm với. Bé cũng bắt đầu nắm lấy bàn tay và bàn chân của mình và chuyển đồ vật từ tay này sang tay khác.

Bé khám phá đồ chơi bằng tay

Mẹ nên chuẩn bị cho bé những món đồ chơi đa chất liệu để bé tập cầm nắm và trải nghiệm giác quan.

Mẹ cũng cần thay đổi vị trí của bé thường xuyên. Khi bé học cách chơi ở một vị trí mới, các kỹ năng vận động được thử thách theo những cách khác nhau và phát triển toàn diện hơn.

7 đến 9 tháng

Giờ đây, bé đã thành thạo trong việc xử lý đồ chơi của mình. Mẹ có thể thấy ngôi nhà mình rộn rã hẳn lên với những tiếng đập, lắc, thả và thậm chí ném đồ vật của bé.  Những trò chơi bằng tay sẽ bổ trợ rất nhiều cho kỹ năng vận động tinh của bé.

Trong giai đoạn này bé cũng học cách tự ăn. Vào cuối giai đoạn này, kỹ năng sử dụng các ngón tay như gọng kìm của bé phát triển, giúp bé nắm ngón tay chắc hơn, tự xúc và bốc nhón thức ăn. 

Mẹ hãy tạo điều kiện cho bé được tự ăn và tự làm những việc trong khả năng dù có lem nhem và lộn xộn đến đâu đi chăng nữa, bởi đó là cách luyện tập tuyệt vời nhất cho kỹ năng vận động tinh của các ngón tay. Mẹ hãy cho bé chơi trò chơi những ngón tay khéo léo mà đồ chơi chính là thức ăn trên khay. Bé sẽ có động lực để cố gắng đưa thức ăn vào miệng một cách gọn gàng hơn.

Khi bé chơi những trò chơi bằng tay, mẹ hãy chắc chắn rằng lưng và vai của bé được hỗ trợ để bé có thể tập trung thực hiện các động tác với ngón tay. 

Tự ăn cũng là cách luyện tập kỹ năng vận động tinh

10 đến 12 tháng

Trong giai đoạn này, bé có thể điều khiển các ngón tay một cách độc lập với nhau. Bé sẽ bắt đầu biết chỉ tay và sử dụng các tín hiệu bằng tay để diễn đạt những mong muốn đơn giản như muốn được mẹ bế. Em bé nắm tay mẹ và cũng sẽ bắt đầu biết vỗ tay. 

Mẹ có thể buộc các đoạn dây ngắn, nhiều màu sắc vào từng ngón tay của bé để có thể quan sát và khuyến khích bé cứ động các ngón tay. Mẹ chú ý đảm bảo sợi vừa khít nhưng không quá chặt. Đây cũng là một trò chơi luyện ngón tay đem lại tác dụng tích cực đối với quá trình phát triển vận động tinh. 

 

 

Bé cũng có thể học cách sử dụng từng ngón tay một cách độc lập bằng cách chọc lỗ. Vì vậy mẹ hãy làm một ít đất nặn từ bột mì và màu thực phẩm và để bé chọc theo ý muốn. Ngoài ra, mẹ có thể tận dụng chất liệu đất nặn mà bé đang có để cho bé chơi trò chơi đập bàn tay xuống đất. Bé sẽ dùng lực của cả bàn tay để tạo hình cho miếng đất nặn. 

Bé bắt đầu biết nhận thức về nguyên nhân và kết quả, mẹ có thể cho bé chơi những món đồ như bóp một chú vịt có tiếng kêu.

Bé thử nghiệm những ngón tay bằng việc khám phá đất nặn

Khi nào mẹ cần lo lắng về kỹ năng vận động tinh của bé?

Mỗi em bé có tốc độ phát triển riêng. Tuy nhiên, có những yếu tố về mặt sức khỏe có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển vận động tinh.

  • Trương lực cơ thấp, cơ mềm nên lực cầm nắm quá yếu
  • Chậm phát triển vận động ngón tay và sức mạnh bàn tay
  • Chậm phát triển vận động thị giác
  • Khả năng di chuyển/phối hợp không linh hoạt

Mẹ cần quan sát bé, nếu có những biểu hiện sau thì khả năng bé gặp những vấn đề cần được can thiệp sớm. Mẹ nên đưa bé đi khám sớm nhất có thể:

  • Nếu bé không chỉ tay vào các đồ vật khi được 10-12 tháng
  • Nếu bé không thể nhặt đồ vật bằng ngón tay cái và ngón trỏ khi được 9-10 tháng
  • Nếu bé không thể cầm đồ vật bằng 2 tay trước 8 tháng
  • Nếu bé không đưa được đồ chơi cho mẹ trước 12 tháng
  • Nếu bé không thích thú với đồ chơi mang tính nhân quả
  • Nếu bé không vẫy tay hoặc vỗ tay sau 10-12 tháng

Để phát hiện sớm những bất thường cũng như để bé phát triển vận động tinh bài bản, mẹ tham gia ngay POH Acti (0-1 tuổi)POH Acti (1-3 tuổi) nhé!

POH Acti giúp con phát triển toàn diện trên 7 lĩnh vực: vận động tinh, vận động thô, giác quan, ngôn ngữ… Đồng thời giúp ba mẹ xây dựng môi trường giáo dục tốt nhất trong gia đình, giúp con phát huy tối đa tiềm năng sẵn có.

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo