Tập đứng, tập đi là cột mốc quan trọng trong sự phát triển của trẻ. Bài viết dưới đây sẽ cùng ba mẹ tìm hiểu về hoạt động vịn tay vào đồ vật - cơ sở cho những bước đi chập chững đầu tiên của con. Ba mẹ cùng theo dõi để biết cách hỗ trợ và dạy bé tập đứng, tập đi đúng cách nhé!
Bé rất thích thú việc bám vào vật gì đó để tự đứng lên. Bé có thể nhìn thấy mọi thứ xung quanh dưới góc nhìn mà trước giờ con chưa thấy.
Để khám phá thêm nhiều thứ ở vị trí mới này, từ tư thế đứng thẳng bé bắt đầu bước chân sang hai bên trong khi bám tay vào đồ đạc hoặc những vật thể lớn cố định khác.
Đó chính là hoạt động vịn tay vào đồ vật để tập đi, từ tư thế này, bé đang chuẩn bị những kỹ năng cần thiết để có thể đứng và đi thẳng trong suốt quãng đời còn lại. Một khi trẻ đã có thể bám tay vào đồ vật để đứng lên, trẻ sẽ sớm đứng vững và nhanh biết đi.
Khi nào thì bé bắt đầu vịn tay vào đồ vật để tập đi?
Trẻ em thường bắt đầu hoạt động này trong những tuần học cách đứng thẳng, thường là từ tháng thứ 10 đến tháng thứ 12.
Hoạt động vịn tay vào đồ vật để tập đi phát triển như thế nào?
Việc bám tay vào đồ vật để tập đi bắt đầu với các bước đi chập chững đầu tiên. Khi bé đã quen với việc đặt cả trọng lượng cơ thể lên đôi chân, con sẽ dần phụ thuộc vào đôi tay ít hơn khi di chuyển.
Vịn tay vào đồ vật để tập đi là hoạt động cơ sở cho việc học kỹ năng tập đi ở trẻ
Cuối cùng, bé sẽ tự tin bám vào đồ vật và bước đi, với bước chân rộng hơn và chỉ sử dụng tay để ổn định lại cơ thể.
Khi bé cảm thấy thoải mái, bé sẽ thử chỉ dùng một tay khi vịn vào đồ vật để đứng lên, rồi đổi từ tay này sang tay kia, và thậm chí buông tay trong giây lát để có thể di chuyển từ chỗ này sang chỗ khác.
Vịn tay vào đồ vật để tập đi và sự phát triển kỹ năng vận động thô
Đây là khoảng thời gian tốt nhất để phát triển kỹ năng vận động thô và các nhóm cơ lớn, đặc biệt là cơ hông của trẻ. Hoạt động bước từ chân này sang chân kia giúp phát triển cơ hông và nhóm cơ ngoài hông cho phép đứng vững bằng một chân trong khi chân kia ở không chạm đất.
Cơ hông khỏe mạnh là yếu tố cần thiết để trẻ bước đi, vì vậy hoạt động bám tay để bước đi là điều kiện tối quan trọng để trẻ có thể học cách đi lại.
Bám tay vào đồ vật để bước đi cũng giúp củng cố các nhóm cơ ở chân và các nhóm cơ chính của cơ thể và giúp bé có được thể trạng ổn định cần thiết để di chuyển khi đứng thẳng.
Vịn tay vào đồ vật để tập đi và sự phát triển kỹ năng vận động tinh
Chuyên gia vật lý trị liệu nhi khoa - Tiến sĩ Andrea Hayward giải thích rằng việc bám tay vào đồ vật để bước đi nhằm giúp phát triển kỹ năng vận động tinh liên quan đến chân, tương tự như việc bò giúp phát triển tay cho các kỹ năng vận động tinh liên quan đến tay vậy.
Khi bé bám tay để đi, bé dồn trọng lượng cơ thể từ một phần của chân này sang chân kia, giúp chuẩn bị cho các hoạt động thuộc kỹ năng vận động tinh trong tương lai như đi, chạy, nhảy và leo trèo.
Tập đi thông qua vịn tay vào đồ vật và khả năng thực hiện các thao tác
Hoạt động tập đi này thúc đẩy khả năng thực hiện các thao tác, cho phép trẻ di chuyển và điều hướng môi trường một cách an toàn và hiệu quả. Khả năng thực hiện các thao tác giúp con thực hiện những hành động như rẽ ở góc khi đi bộ qua các tòa nhà, tránh các ổ gà khi đang lái xe hay điều khiển xe đẩy hàng trong một siêu thị đông đúc.
Tiến sĩ Hayward giải thích rằng việc tập đi thông qua vịn tay vào đồ vật giúp thúc đẩy khả năng điều khiển bởi bé phải tìm ra cách rẽ phải/trái khi bé đến cạnh bàn hay đi theo món đồ chơi ở trên sàn.
Cách khuyến khích trẻ tập đi bằng vịn tay vào đồ vật
Mẹ có thể tận dụng hoạt động vịn tay vào đồ vật để khuyến khích trẻ tập đi bằng cách:
- Tạo lập một môi trường an toàn cho việc tập đi của trẻ. Tiến sĩ Hayward cho rằng trẻ em thì có xu hướng thực hiện việc tập đi khi các bé thấy an toàn, vì vậy mẹ hãy chắc chắn rằng con có những vật dụng hỗ trợ việc tập đi ổn định và an toàn như bàn ghế, bàn uống nước hoặc kệ bếp đồ chơi của con. Mẹ cũng nên che các góc nhọn của bàn và các cạnh sắc khác bằng miếng đệm mút để đảm bảo rằng dù bị ngã, con cũng không bị tổn thương
- Mẹ hãy tạo động lực cho bé! Đặt những đồ chơi ưa thích của con lên các đồ vật như bàn ghế nhằm khuyến khích bé tự đến và lấy. Em bé cũng rất thích mẹ, vì vậy mẹ có thể ngồi đối diện chiếc ghế sofa và khuyến khích bé đi về phía mình.
- Hãy để bé đi chân trần. Việc đi giày có thể vừa hạn chế các chuyển động chính xác trong quá trình tập đi của trẻ, vừa làm giảm các cảm giác mà bé nhận được qua đôi chân. Để bé đi chân trần càng nhiều càng tốt. Điều này rất quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Để biết ý kiến của các chuyên gia về việc sử dụng xe tập đi cho trẻ mời ba mẹ tham khảo bài viết: Có nên mua xe tập đi cho bé?
Quan trọng hơn cả, mẹ hãy cứ để bé bám tay vào đồ vật và tập đi nhiều nhất có thể. Với mỗi giai đoạn trong quá trình phát triển của bé, tập đi là kỹ năng mới và khó, đòi hỏi nhiều sự luyện tập.
Em bé tập đi càng nhiều, thì bé càng được chuẩn bị kỹ càng hơn cho giai đoạn tiếp theo: Giai đoạn bước đi!
Nguồn: BabySparks
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo