Để trẻ nấu ăn cùng mẹ từ sớm mang lại những lợi ích không ngờ với sự phát triển của con. Những lợi ích khi cho trẻ nấu ăn cùng ba mẹ có thể kể đến sự sáng tạo, giúp con học các kỹ năng khoa học, toán học và ngôn ngữ, kích thích sáng tạo và khám phá cùng với những trải nghiệm giác quan mới lạ trong phòng bếp. Nấu ăn cùng con còn giúp tình cảm gia đình thêm gắn kết. Cùng POH tìm hiểu những điều này với bài viết dưới đây nhé!
Khi nói đến việc nấu ăn cùng con, mẹ có thể hình dung ra cảnh các nguyên liệu bị đổ, món canh bị nêm quá mặn, và quần áo trẻ thì bẩn thỉu. Chúng ta đều hiểu việc mang một đứa trẻ vào bếp có vẻ quá khó khăn.
Nhưng điều quan trọng ở đây là: Lợi ích từ việc mẹ cho bé đứng lên một chiếc ghế đẩu ở trong bếp và đưa cho con một chiếc thìa nấu ăn. Từ việc dạy bé những khái niệm toán học từ sớm đến việc xây dựng các kỹ năng quản lý vấn đề, và thậm chí giúp bé ít kén ăn, mẹ nên cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn cùng mình.
Lợi ích của việc nấu ăn cùng trẻ
Nấu ăn cùng trẻ có thể giúp bé:
- Học các kỹ năng toán học, khoa học và ngôn ngữ. Ví dụ như: đong lượng bột mì, biết tên cho một nhóm đồ ăn, đếm xem cần bao nhiêu quả trứng cho một món ăn. Bé còn biết được nhiệt độ có ảnh hưởng đến đồ ăn như thế nào.
Phòng bếp sẽ giúp bé học được các kỹ năng toán học và ngôn ngữ
- Có thêm các trải nghiệm về giác quan. Trẻ em luôn tò mò! Mẹ hãy để bé vào bếp và chạm vào khối bột pizza, ngửi những loại gia vị và thảo mộc khác nhau, cảm nhận xem quả cà chua đã chín hay chưa hay xem lớp vỏ bánh trở nên vàng ruộm ở trong lò như thế nào. Thay vì việc chỉ dùng vị giác để xem bé có thích một loại đồ ăn nào đó hay không, bé có thể sử dụng tất cả các giác quan để quyết định.
- Giúp bé cảm thấy tự tin hơn. Dạy bé cách nấu ăn có thể giúp tăng sự tự lập của trẻ. Thêm vào đó, trẻ thích thể hiện mình. Mẹ hãy đưa cho con các nguyên liệu để bé tự làm một chiếc pizza, sandwich hay salad và mẹ hãy ngồi và xem cách bẻ trở thành một đầu bếp chuyên nghiệp.
- Giúp trẻ sẵn sàng thử đồ ăn mới. Trẻ có xu hướng thích ăn những thứ mới lạ khi con được tham gia vào quá trình nấu, hơn là việc có đồ ăn sẵn. Tạo cho bé cảm giác sở hữu món ăn có thể tăng sự sẵn sàng trong việc thử món ăn đó.
- Xây dựng kỹ năng quản lý rủi ro cho bé. Nghiên cứu chỉ ra rằng cho phép trẻ tham gia vào các hoạt động có chứa những rủi ro dưới sự giám sát của mẹ (như việc khuấy một nồi canh nóng hay sử dụng kéo hoặc dao) giúp bé học cách điều hướng môi trường xung quanh và bảo vệ cơ thể an toàn. Tuy nhiên, mẹ luôn cần hướng dẫn bé trước khi vào bếp. Điều quan trọng khi nấu ăn cùng con là phải cân nhắc đến độ tuổi, mức độ phát triển và khả năng của bé trước khi cho bé tham gia vào quá trình nấu ăn với mẹ. Ví dụ như, bé đã sẵn sàng để lấy một củ khoai tây nóng ra khỏi lò nướng nhưng vẫn chưa sẵn sàng cho việc dùng dao để cắt rau củ. Trong mỗi lần nấu ăn, hãy hướng dẫn bé sự an toàn trước. Mẹ hãy giới thiệu dần dần những dụng cụ, nguyên liệu và cách để bật hay tắt một đồ gia dụng cho bé. Hãy luôn nhắc nhớ con rằng nấu ăn là một hoạt động để mẹ và bé cùng làm và bé không được tự nấu ăn một mình.
- Tăng cường khả năng sáng tạo của trẻ. Nấu ăn thực sự là một nghệ thuật. Cho phép con tự sáng tạo ra món ăn của mình là cách để bé thể hiện bản thân mình.
Các hoạt động nấu ăn phổ biến với trẻ
Mẹ hãy cùng tham gia vào các hoạt động phát triển kỹ năng của trẻ thông qua việc khám phá các đồ ăn với trẻ và khuyến khích con giúp đỡ mình trước trong và sau bữa ăn. Và mẹ cũng có thể xem xét các hoạt động mà con có thể giúp đỡ trong bếp:
- Rửa hoa quả và rau củ
- Xé xà lách
- Rắc rau thơm và gia vị
- Khuấy bột
- Sử dụng chổi quét để quét dầu, bơ
- Dùng khuôn cắt bánh quy
- Nghiền khoai tây, nhồi hạt tiêu, thêm nguyên liệu vào pizza hay bất kỳ nhiệm vụ nào có thể khiến bé bận rộn.
Tất nhiên những hoạt động khác như dọn bàn ăn, mang bát ra bồn rửa sau khi ăn cũng là những cách hay để bé có cảm giác hữu ích.
Sau khi đọc bài viết này, mẹ đừng ngần ngại khi cùng con vào bếp hay hướng dẫn con dọn dẹp bàn ăn. Các hoạt động này thật sự có ích cho sự phát triển của trẻ.
Xem thêm nhiều hoạt động giúp bé phát triển:
- Lợi ích tuyệt vời của việc chơi nhạc cụ đối với trẻ nhỏ
- 5 bước tăng cường phát triển trí não cho trẻ
- Vai trò của việc chơi đối với sự phát triển của trẻ
Nguồn: BabySparks
---
Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:
• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.
• Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…
• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...
Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti
---
Các khóa học khác của POH:
Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy
Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti
Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo