5 bước tăng cường phát triển trí não cho trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Trung tâm phát triển trẻ em Harvard đã đưa ra 5 bước của việc “trao - phản hồi” (Serve and return). Hệ thống tương tác này rất cần thiết để xây dựng nền tảng cho sự phát triển của trẻ trên mọi lĩnh vực. “Mọi lĩnh vực” không phải là nói quá. 

Năm bước “trao thông tin và phản hồi thông tin” không chỉ giúp phát triển nhận thức, kỹ năng xã hội hay thể chất của bé mà còn giúp phát triển phẩm chất đạo đức, sự tự tin, sức khỏe tinh thần mạnh mẽ, và thậm chí có thể khơi dậy động lực học tập.

>> Phát triển trí não: sự khác biệt giữa bé trai và bé gái? 

Phản hồi lại các tín hiệu giúp kích thích sự phát triển trí não của trẻ

Phản hồi lại các tín hiệu giúp khuyến khích trí não của con phát triển

Các bước tương tác này tập trung kích thích phát triển trí não của trẻ trên cơ sở đọc các tín hiệu của trẻ sơ sinh. Bài viết sau đây sẽ đi vào chi tiết 5 bước của hệ thống này.

Định nghĩa của “Trao tín hiệu - phản hồi”

Trung tâm phát triển trẻ em Harvard định nghĩa “trao tín hiệu và phản hồi” như một chuỗi các sự tương tác có thể định hình “kiến trúc não”. Khi trẻ “trao” cho người lớn một gợi ý để tương tác (bập bẹ, khóc, chỉ, nói) và sự gợi ý này được nhận và phản hồi lại bởi người lớn, các kết nối thần kinh đã được xây dựng và củng cố.

Năm bước của việc “Trao tín hiệu - phản hồi lại”

1. Khi mẹ nhận ra yêu cầu của trẻ, hãy tập trung vào điều trẻ đang chú ý.

Điều quan trọng của bước này là nhận thức được việc bé đang trao cho mẹ một tín hiệu (biểu cảm khuôn mặt, âm thanh thì thầm, một điểm ở một hướng cụ thể, hay một từ được thốt ra).

Một khi mẹ chú ý đến điều đó, hãy tham gia vào bất cứ cái gì bé đang nhìn hoặc chỉ vào. Điều này giống như việc nhìn mọi vật dưới góc nhìn của trẻ để cùng chia sẻ sự tò mò, kích thích.

Ví dụ: Khi mẹ đang đứng trước bồn rửa bát, mẹ để ý thấy con đang chỉ vào chú chim mà vừa mới đậu trên bệ cửa sổ. Hãy tham gia cùng với con, giao tiếp bằng mắt với bé, cùng chỉ vào chú chim và chia sẻ khoảnh khắc này.

2. Hồi đáp lại sự trao thông tin của con bằng cách thể hiện sự thích thú và ủng hộ hành động của bé.

Ở bước này, mẹ muốn bày tỏ rằng mẹ đã biết đến khám phá của bé và cho bé thấy rằng mẹ cũng cảm thấy rất thích thú.

Ví dụ: Cười, gật đầu, và cho con thấy mẹ đồng ý với hành động của bé. “Mẹ cũng nhìn thấy con chim này, nó thật là đẹp”. Mẹ có thể mang bé lại gần hơn với cửa sổ để bé có thể nhìn chú chim rõ hơn.

Mục tiêu: Khi bé nhìn thấy một thứ gì đó kích thích và bé chỉ vào đó, nếu không ai phản hồi lại có thể tạo ra cảm giác lo lắng và giận giữ cho bé. Đáp lại tín hiệu của con làm con cảm thấy được công nhận và được hiểu.

 

 

3. Đặt tên cho nó!

Mẹ muốn chắc chắn rằng việc trao thông tin của bé sẽ được phản hồi một cách có mục đích. Khi con chỉ vào thứ gì đó và thể hiện sự tò mò, thích thú, hãy đặt tên cho thứ đó.

Ví dụ: Khi mẹ mang con lại gần cửa sổ để nhìn chú chim, lặp lại từ “chim”. Nói cho bé biết thêm một vài chi tiết khác như “nhỏ, con chim màu vàng” hoặc khuyến khích bé tương tác “Hãy chào con chim đi nào”

Mục tiêu: Đặt tên cho đối tượng và lặp lại nó không chỉ giúp bé học được từ mới, mà còn để bé biết được mẹ cũng thích thú và quan tâm đến những gì đang diễn ra ở thế giới của bé.

4. Chờ phản hồi và tiếp tục tương tác.

Từ khóa ở bước này là “chờ đợi”. Đôi lúc mẹ sẽ phản hồi lại tín hiệu của bé và nhầm lẫn việc bé im lặng như một dấu hiệu của việc không hứng thú hoặc thờ ơ.

Hãy nhớ rằng bé cần thời gian để xử lý những gì bé nhìn thấy, nghe thấy hay cảm nhận được. Một khi mẹ đưa ra phản hồi, hãy để các từ ngữ và nét mặt thay phiên nhau và để sự tương tác được tiếp tục.

Ví dụ: Khi mẹ hỏi bé  “Con có muốn chào chú chim không”, bé im lặng. Hãy dành chút thời gian để bé có thể xử lý mọi thứ. Dù phản ứng của bé là gì, một cái vẫy tay, một ngón tay trỏ khác, hoặc có thể là một cái vỗ tay, đáp trả sự phản ứng này lần nữa và tiếp tục thay phiên nhau. Mẹ hãy nhớ rằng chỉ cần cho bé thời gian để xử lý thông tin!

5. Thực hành bắt đầu và kết thúc hành động.

Trẻ thường thể hiện khá rõ ràng khi đã sẵn sàng để tiếp tục các hoạt động khác. Mắt bé có thể nhìn sang thứ khác hoặc bé thể hiện một chút băn khoăn khi bé đã thực hiện xong hành động này. Trọng điểm của bước này là để bé dẫn dắt khi nào kết thúc một hành động và bắt đầu một cái khác.

Ví dụ: Khi mẹ và bé đang ở cửa số, bé bắt đầu vặn vẹo và chuyển sự chú ý của bé đến một thứ khác ở trong phòng. Mẹ có thể nói một cái gì đó như là “Chào chú chim” để biểu thị rằng mẹ hiểu rằng con đã sẵn sàng để ngừng việc ngắm chim lại.

Mục tiêu: Cho phép bé nắm quyền kiểm soát bắt đầu hay kết thúc hành động giúp thúc đẩy sự tương tác trao thông tin - đáp trả. Nó cũng thể hiện sự ủng hộ của mẹ cho việc khám phá thế giới của bé.

Hãy nhớ rằng mẹ không cần tham gia hoạt động “đưa ra tín hiệu - đáp lại tín hiệu” này mỗi ngày. Hãy tham gia với con một cách thật tự nhiên. Nhưng trong một số trường hợp như khi tắm mẹ cần hoàn toàn tập trung vào con vì lý do an toàn.

Nguồn: BabySparks

---

Để giúp bé 0-3 tuổi phát triển toàn diện và vượt trội, ba mẹ tham khảo POH Acti nhé! POH Acti giúp mẹ thông qua:

Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Giáo dục Montessori tại nhà, giúp trẻ tối ưu tiềm năng sẵn có (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai Giáo