Câu chuyện bám mẹ của em bé sơ sinh

đăng bởi

BÁM MẸ SỢ XA CÁCH

Câu chuyện của em bé bện mẹ như sam....

"Gây dựng niềm tin và nắm bắt các nhu cầu của con là hai kỹ năng sống còn. Nhưng nhiều ông bố bà mẹ lại nhầm lẫn giữa nhạy cảm với cảnh giác cao độ, đặc biệt là những người tìm đến tôi khi gặp khó khăn để con tách rời khỏi cha mẹ.

Khi tôi hỏi về một ngày thông thường diễn ra như thế nào, tôi chợt nhận ra vấn đề là bởi niềm tin rằng cha mẹ tốt có nghĩa là lúc nào cũng phải kè kè bên con, để con ngủ cùng giường và không bao giờ được để con khóc.

Cha mẹ thường phản ứng ngay khi có tiếng ọ ẹ hoặc một cử động nhỏ của con, mà không cần phân biệt xem đó là tiếng gọi cần sự giúp đỡ hay đơn thuần chỉ là cử động phản xạ của trẻ (đôi khi trẻ nói mê khi ngủ, đôi khi trẻ trở mình khi ngủ, khi chơi).

>> 3 giai đoạn khủng hoảng xa cách, bám mẹ của trẻ 0-1 tuổi  

giai đoạn bám mẹ của em bé sơ sinh

Giai đoạn bám mẹ của em bé sơ sinh

Khi không bế con, thì họ cũng luôn ở xung quanh. Họ không thể rời khỏi phòng mà con không khóc, và đến khi gọi cho tôi, họ đã bị mất ngủ, mất tự do và mất cả bạn bè.

Nhưng lần nào họ cũng biện hộ bằng cách: “Nhưng chúng tôi tin vào phương pháp nuôi con gần gũi, gắn bó”, cứ như thể họ đang nói về một thứ tôn giáo nào đó vậy.

Đành rằng trẻ cần cảm thấy được gắn bó và cần cảm giác an toàn, cần học cách kết nối cảm nhận của bản thân và cần cách đọc nét mặt của người khác. Nhưng khái niệm phổ biến nuôi con theo kiểu gần gũi gắn bó đôi khi lại đi quá giới hạn. Trẻ cảm thấy gắn bó khi cha mẹ hiểu con.

Bạn có thể ôm con trong vòng tay của mình khi con thức, cho con ngủ gục trên ngực mình và cho con ngủ chung giường cho tới khi con bước vào tuổi vị thành niên.

Nhưng nếu bạn không nhận thấy đặc biệt của con, không kết nối được con, không cho con điều con cần, thì chẳng sự ôm ấp hay gần gũi nào có thể khiến con cảm thấy an toàn được.

 

 

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Những mẹ phản ứng kịp thời nhưng không thái quá thường xây dựng được mối quan hệ gắn bó bình đẳng với con hơn là các mẹ quá bao bọc, và đồng thời, các bé được quá bao bọc từ nhỏ khi lớn thường luôn có cảm giác bất an.

Lo lắng xa cách diễn ra trầm trọng nhất trong khoảng từ 7 đến 9 tháng, và nó xảy ra ở hầu hết các bé. Lúc này trẻ đang trong giai đoạn phát triển mà não có thể giúp trẻ nhận biết được mẹ quan trọng như thế nào, nhưng lại chưa đủ hoàn thiện để nhận ra khi bé không nhìn thấy mẹ không có nghĩa là mẹ sẽ đi mãi mãi.

Với một lời trấn an được thể hiện bằng tông giọng vui vẻ (“Nào, không sao đâu - Mẹ vẫn đang ở đây”) và với một chút kiên nhẫn từ phía cha mẹ, những lo lắng về sự xa cách thông thường sẽ biến mất trong khoảng một hoặc hai tháng.

Nhưng hãy xem chuyện gì sẽ xảy ra với em bé mà cha mẹ quá bao bọc và thường xuyên kè kè bên cạnh. Em chưa bao giờ biết đến cảm giác khó khăn, và cũng chưa bao giờ được dạy cách tự vỗ về, an ủi bản thân. Bé không được học cách tự chơi vì cha mẹ tin rằng công việc của họ là làm con vui.

bé 8 tháng bám mẹ

Bé 8 tháng bám mẹ

Khi con bắt đầu có cảm giác lo lắng xa cách thông thường, và khóc gọi cha mẹ, họ sẽ lao vội đến “giải cứu” con, vô tình củng cố nỗi sợ của bé. Hốt hoảng và tội lỗi: “Mẹ đây, mẹ đây, mẹ xin lỗi con”, giọng nói phản chiếu đúng sự sợ hãi của con.

Nếu việc này diễn ra hơn một hoặc hai tuần, cha mẹ can thiệp quá mức có thể biến thành nỗi lo lắng xa cách thông thường (hiện tượng tâm lý chỉ kéo dài 4-6 tuần) trở thành “bệnh” lo lắng xa cách kéo dài tưởng chừng đến vô tận, bệnh bám (bện) mẹ, đúng như tôi vẫn hay gọi.

Một trong những ví dụ điển hình nhất về hiện tượng này là Tia, 9 tháng tuổi. Mẹ em tuyệt vọng gọi đến tôi nhờ giúp đỡ, và khi bước chân vào nhà thì tôi hiểu ngay lý do tại sao.

Trong nhiều năm tư vấn giúp đỡ các bậc cha mẹ, có thể nói đây là trường hợp lo lắng xa cách (bám mẹ) kéo dài và nghiêm trọng nhất mà tôi được biết.

“Tia bám dính như đỉa”, đây vẫn còn là nói giảm nói tránh . Mẹ bé, Belinda, giải thích: “Từ lúc thức dậy, em phải bế con suốt. Con chỉ tự chơi nhiều nhất là 2 đến 3 phút. Và nếu không bế con lên, con sẽ kêu gào cho tới khi tự làm đau mình hoặc phát ốm lên mới thôi”.

Belinda nhớ lại lần lái xe từ nhà bà ngoại về. Tia cảm thấy tuyệt vọng, vì phải ngồi ở ghế xe ô tô, chứ không phải trong vòng tay của mẹ, vì thế cô bé bắt đầu gào khóc dữ dội. Belinda cố gắng an ủi con, nhưng chỉ càng khiến Tia khóc to hơn. “Em kiên quyết không dừng xe. Nhưng khi vừa về đến nhà, con lại nôn thốc nôn tháo”.

Với sự giúp đỡ của vài người bạn gái, Belinda đã thử rời khỏi phòng và để một người khác bế Tia. Dù chỉ vắng mặt 2 phút cũng đủ làm cho Tia từ rên rỉ đến hoảng loạn khóc thét lên. Vì thế, bất chấp có sự giúp đỡ từ bạn bè, Belinda lại đầu hàng và đương nhiên: “Ngay khi tôi bế con lên, con nín bặt”.

Tệ hơn nữa, Tia vẫn còn tỉnh giấc vào ban đêm; đêm nào con dậy 2 lần là đêm ngủ ngoan và cha mẹ phải rất may mắn. Chồng cô, Martin đã thực sự cố gắng trong suốt 6 tháng để chia sẻ gánh nặng với vợ nhưng cũng không thể vỗ về, an ủi Tia được, vì con chỉ theo mẹ.

Suốt cả ngày, lúc nào cũng phải bế Tia trên tay, nếu không con sẽ khóc, nên Belinda không chỉ kiệt sức, mà gần như không thể làm việc gì ra hồn, chưa nói đến là không thể dành thời gian cho Jasmine, cô chị cả 3 tuổi của Tia.

Và hoàn toàn bị chiếm lĩnh thời gian, vợ chồng Belinda và Martin hiếm khi có được một khoảnh khắc yên bình hoặc riêng tư cùng bạn đời.

Rèn con tự lập để ba mẹ có không gian riêng tư

Rèn con tự lập để ba mẹ có không gian riêng tư

Trong những lúc nói chuyện với Belinda và quan sát phản ứng của cô với Tia, tôi có thể nhận thấy mỗi khi Belinda lao đến và “giải cứu” con khỏi giận hờn và nước mắt, chính cô đã vô tình củng cố cho nỗi sợ kinh khủng nhất của con.

Bằng cách quá thường xuyên bế con lên, cô đã vô tình nói với con rằng: “Con nói đúng. Ở đây rất đáng sợ”. Đương nhiên còn phải giải quyết vấn đề ngủ nữa, nhưng trước tiên chúng ta hãy xử lý một số vấn đề liên quan đến nỗi sợ xa cách nghiêm trọng của Tia.

Tôi đã bảo Belinda đặt Tia xuống nhưng vẫn tiếp tục nói chuyện với cô bên bồn rửa bát. Và nếu cô phải đi đâu ra khỏi phòng, cô nói to hơn để con có thể nghe thấy. Tôi cũng phải khuyên Belinda không được tiếp tục nói với con bằng giọng tội nghiệp nữa.

Thay vào đó, cô phải nói bằng giọng trấn an vui vẻ: “Đây đây, Tia à, mẹ có đi đâu đâu”. Một khi Tia bắt đầu bình tĩnh lại, Belinda đánh lạc hướng bằng một món đồ chơi hoặc một bài hát - bất cứ thứ gì có thể khiến con quên đi nỗi sợ.

Tôi hứa quay lại sau 6 ngày nhưng đến ngày thứ 3 thì Belinda gọi, dường như những gợi ý của tôi không có tác dụng. Belinda mệt mỏi hơn bao giờ hết, và nhanh chóng cạn ý tưởng để làm cho Tia quên đi nỗi sợ. Cảm thấy bị bỏ rơi nhiều hơn trước, Jasmine cũng bắt đầu ăn vạ - một cách để thu hút sự chú ý của mẹ.

 

 

Trong chuyến thăm lần thứ hai của tôi, mặc dù Belinda và Martin không cảm thấy tiến triển gì trong công cuộc khắc phục nỗi sợ của con, nhưng tôi có thể khẳng định là Tia đã khá hơn một chút, đặc biệt là khi con ở phòng khách. Nhưng khi ở phòng bếp, nơi mà Belinda làm nhiều việc nhà, Tia thực sự khổ sở.

Tôi nhận thấy điểm khác biệt là: Ở phòng khách, Tia chơi với rất nhiều đồ chơi ở xung quanh - những vật khiến con sao nhãng - trong khi ở phòng bếp, con chỉ được ngồi ở ghế tập đứng.

Đương nhiên Belinda sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc đánh lạc hướng Tia khi bé đang ngồi trong ghế, bởi Tia đã chán ngán cái quay tay, cái dây kéo và những thứ ngớ ngẩn khác mà con chơi suốt ngày và không còn thấy thú vị nữa. Tia còn cảm thấy bị cầm tù. Con không những bị xa mẹ - dù chỉ chưa đến 3 m - mà con còn không thể di chuyển được.

Gợi ý của tôi là đặt cho con một tấm thảm chơi trong phòng bếp, trong đó lần lượt để một số món đồ chơi yêu thích của Tia. Mẹ cũng phát hiện ra một món đồ chơi mới cho con, với các phím đàn piano và các nút bấm mà Tia thích.

Những gì mới lạ có thể dễ dàng làm Tia sao nhãng. Và giờ, ngay cả khi không được mẹ bế lên, ít nhất Tia cũng có thể bò lại gần mẹ hơn. Dần dần, nhịp chú ý của Tia dài hơn, và khả năng chơi một mình của con cũng tốt hơn.

Chúng tôi tiếp tục xử lý sang vấn đề ngủ. Tia chưa bao giờ là một đứa trẻ “ngủ ngoan”, và cũng như nhiều mẹ khác, trong nhiều tháng liền Belinda đã chọn con đường ngắn và ít kháng cự nhất đó là cho con ngủ gục trên ngực mình. Đến giờ, đó là cách duy nhất để Tia chịu ngủ. Khi đã chắc Tia ngủ say, Belinda mới từ từ nhỏm dậy, và đặt con vào cũi, ở... bạn đoán xem ở đâu nào?

Tất nhiên là ở trong phòng của bố mẹ rồi. Thế là một em bé, ban ngày thì sợ rời xa mẹ nhưng đêm đêm lại tỉnh dậy thấy mình nằm trong cũi và chẳng thấy mẹ đâu. Trong đầu của em bé, dù chỉ 9 tháng ấy, hỗn độn những suy nghĩ: “Sao mình lại ở đây? Mẹ đâu? Ti đâu? Lần cuối mình nhắm mắt mình thấy ti mẹ cơ mà? Chắc mẹ đi mất rồi? Đi mãi mãi?”

Mẹ rèn con tự ngủ

Mẹ rèn con tự ngủ

Sau đó, chúng tôi đặt cũi của Tia về lại phòng của cô bé, và để bố được thực hiện vai trò của mình, tôi đã dạy Martin cách bế lên/ đặt xuống (trang 221 - 224). Khi Martin thực hiện BL/ ĐX, tôi đã hướng dẫn anh nói chuyện với con: “Không sao đâu, con ngủ tiếp đi nhé”. Mất vài đêm khóc lóc, và với sự kiên nhẫn tuyệt vời, Martin đã thành công.

Sau vài ngày trấn an Tia, hướng dẫn con tự ngủ, và giúp con ngủ suốt đêm ở trên giường riêng, Tia chỉ còn thức dậy một lần mỗi đêm, và thi thoảng, trước sự kinh ngạc của cha mẹ, cô bé đã ngủ liền mạch suốt cả đêm.

Các giấc ngủ ngày vào buổi sáng và buổi chiều cũng tốt hơn. Giờ con không còn quá mệt nữa, nỗi lo xa cách cũng không còn nghiêm trọng như trước nữa.

Quay lại sau một tháng, tôi cảm giác nhưng mình đang đến thăm một gia đình hoàn toàn khác. Vì Belinda không còn phải kè kè với Tia 24/7 nữa nên cô ấy có thể dành thêm thời gian cho Jasmine.

Từng cảm thấy mình vô dụng, Martin lúc này cũng đã là một thành viên trong đội nuôi dạy con. Tuyệt vời hơn, cuối cùng anh cũng có thể hiểu được cô con gái bé bỏng của mình."

Hachun - Admin POH

Nguồn: Đọc vị mọi vấn đề của trẻ - Tracy Hogg

Với những bé đã theo POH Easy OnePOH Easy Two thì giai đoạn này trôi qua nhẹ nhàng hơn nhiều, vì em bé được sinh hoạt khoa học. Em bé đã biết điều gì sẽ xảy ra tiếp theo như sau khi ăn xong con sẽ được chơi tự lập, chơi với mẹ, đến ngưỡng buồn ngủ con sẽ được đi ngủ một giấc có ý nghĩa tại môi trường ngủ quen thuộc...

Với nhiều bé, giai đoạn này ba mẹ gần như không có cảm nhận rõ ràng vì bé gần như không có biểu hiện quá lo sợ hay cáu kỉnh.

Tham gia các chương trình của POH, bố mẹ được tư vấn chuyên sâu với đội ngũ giảng viên và bác sĩ Minh Hạnh về tất cả các vấn đề ăn - ngủ của trẻ sơ sinh các giai đoạn phát triển và giai đoạn khủng hoảng.

Giúp con ăn no ngủ đủ ngay hôm nay cùng POH Easy One (0-19 tuần) 

Hoặc Ăn dặm thành công cùng nếp sinh hoạt Easy với POH Easy Two (12-49 tuần)

Chúng tôi hiểu rằng, mọi người mẹ đều có quỹ thời gian ít ỏi. Bạn luôn bận rộn chăm sóc em bé và không có thời gian cho chính mình.

POH tồn tại để giúp các mẹ bận rộn nuôi dạy con khoa học thật dễ dàng và bạn có thời gian chăm sóc bản thân.

Các khóa học của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti 

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo