Đồ chơi yêu thích của trẻ

đăng bởi Tiên Tiên

Đồ chơi là thứ không thể thiếu trong quá trình phát triển của trẻ. Giữa cả “thế giới đồ chơi” xung quanh trẻ mẹ sẽ nhận thấy con đặc biệt yêu thích một đến hai món đồ và mang chúng đi khắp nơi, lúc đi chơi, lúc đi ngủ thậm chí cả lúc đi tắm. Mẹ có biết rằng đây thực chất là một “sự kiện tâm lý” của trẻ? Hãy cùng tìm hiểu về hiện tượng thú vị này nhé!

Đồ chơi yêu thích là gì?

Đồ chơi yêu thích là điều gì đó khá đơn giản trong suy nghĩ của ba mẹ, nhưng với các chuyên gia tâm lí đây lại là một hiện tượng khá thú vị.

Nhiều em bé luôn tỏ ra thích thú đặc biệt với chăn, gấu bông, búp bê, xe mô hình, lego hoặc một số "đồ chơi yêu thích" khác. Thi thoảng những đồ vật đó được dùng để dỗ dành em bé và giúp bé cảm thấy ngủ ngon hơn khi ôm đi ngủ.

moi-em-be-co-nhung-do-choi-dac-biet-yeu-thich-goi-la-loveyMỗi em bé sẽ có những đồ vật con đặc biệt thích (lovey)

Từ chuyên ngành thường được sử dụng là “lovey”. Thuật ngữ tâm lý này dùng để chỉ những đồ vật và có nghĩa là "vật được yêu thương". Tại sao lại gọi như vậy? Bởi vì khi các bé bắt đầu bước vào quá trình phát triển từ một em bé sơ sinh trở thành một em bé không phụ thuộc vào bố mẹ nữa.

Trẻ không chỉ trải qua sự thay đổi thể chất mà còn cả sự khủng hoảng về tâm lý. Một đồ chơi yêu thích và quen thuộc có thể giúp con được an ủi trong giai đoạn chuyển đổi này.

Khoảng một nửa số trẻ em thể hiện sự yêu thích đặc biệt với một loại đồ chơi nào đó (còn được gọi là "đối tượng tạo cảm giác thoải mái"). Mẹ nên chủ động chú ý giới thiệu cho con những đồ chơi an toàn. Nếu mẹ không biết nên cho trẻ chơi gì để an toàn mẹ hãy tham khảo bài viết đồ chơi an toàn cho bé

Các bé thường bắt đầu bị thu hút bởi đồ chơi khoảng từ 8 đến 12 tháng tuổi. Một vài bé thậm chí đã xác định đồ chơi yêu thích của mình vào khoảng 6 tháng tuổi.

Lợi ích của món đồ chơi yêu thích với trẻ

Một món đồ chơi yêu thích đem lại cho con cảm giác, mùi hương, và hình dáng quen thuộc. Đó như là một lời nhắc nhở về sự quan tâm cũng như sự bao bọc của gia đình và bố mẹ mà con luôn có thể mang theo bên mình. Cảm giác an toàn đó cũng sẽ giúp bé cảm thấy tự tin hơn khi con bước chân ra thế giới ngoài vòng tay của bố mẹ.

Một món đồ chơi yêu thích thường là thú nhồi bông hoặc một vật mềm mại. Cho dù đó chỉ là một chú chó nhồi bông, một chiếc chăn cũ “an toàn” hay một chiếc gối mềm mượt đều khiến con cảm thấy tốt hơn.

Lợi ích của món đồ chơi yêu thích với ba mẹ

Mẹ sẽ rất vui mừng khi con xác định được món đồ chơi yêu thích của mình. Lý do là vì chúng có thể giúp bé bình tĩnh lại. 

Và vào những thời điểm quan trọng hoặc trong giai đoạn chuyển tiếp - chẳng hạn như khi bắt đầu đi học mầm non, khi chuyển từ ngủ ở giường cũi sang giường lớn hơn hoặc khi bé được đi du lịch đến một nơi lạ lẫm - đồ chơi yêu thích là thứ bé có thể mang theo để cảm thấy yên tâm và dễ ngủ hơn.

Để giảm nguy cơ xảy ra hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS), mẹ không nên cho bé ngủ với thú nhồi bông hoặc chăn.

Những món đồ chơi yêu thích kì lạ

Tất nhiên top những đồ chơi được các bé yêu thích sẽ là gấu bông, búp bê, khăn, quần áo hoặc váy của mẹ… Tuy nhiên không thiếu những bé lại có sở thích khác kỳ lạ.

Có vài món đồ vật bình thường, không ai nghĩ bé sẽ yêu thích chúng cả, nhưng các bé lại thể hiện tình yêu sâu sắc với những món đồ vật này. Đây chỉ là một vài trong số rất nhiều những món đồ chơi yêu thích không ngờ đến được ghi nhận bởi những bậc cha mẹ.

  • Chiếc điều khiển từ xa
  • Miếng bọt biển tắm 
  • Một khối xếp hình
  • Váy ngủ của mẹ
  • Một chú vịt vàng to
  • Chiếc mác quần áo bằng vải satanh mềm
  • Phụ tùng của chiếc máy hút bụi
  • Một chiếc ổ khóa
  • Một tấm thảm lông 
  • Một chiếc xe tải đồ chơi
  • Tai của chú chó đồ chơi
  • Cái lược

Nói chung, con có thể đặc biệt yêu thích bất cứ đồ vật nào. Chỉ cần đảm bảo rằng nó không có các bộ phận nhỏ, có thể tháo rời. Những bộ phận nhỏ có nguy cơ dẫn tới tình trạng trẻ ăn nhầm đồ chơi hoặc gây nghẹn cho bé.

Khi nào bé từ bỏ đồ chơi yêu thích của mình?

Nếu con có một món đồ chơi yêu thích, con sẽ cực kỳ yêu thích và luôn mang theo bên mình trong khoảng 18 đến 24 tháng tuổi và sau đó sẽ dần dần bớt yêu quý chúng hơn. Điều này một phần do áp lực xã hội.

sau-24-thang-tuoi-tre-se-dan-tu-bo-mon-do-choi-yeu-thich-cua-minhSau 24 tháng tuổi trẻ dần dần quyết định bỏ món đồ chơi yêu thích của mình

Khi bé ý thức hơn về mặt xã hội - chẳng hạn như khi con bắt đầu đi học mầm non - bé nhận thấy rằng hầu hết các em bé khác không mang theo chăn hoặc đồ chơi bên mình mọi lúc nữa, và đến một lúc nào đó con sẽ quyết định từ bỏ món đồ chơi yêu thích của mình.

Điều này hoàn toàn tốt thôi, tuy nhiên không cần thiết phải bắt một đứa bé đã biết đi hoặc mới đi học mẫu giáo từ bỏ món đồ chơi yêu thích của mình trước khi con sẵn sàng.

Tuy nhiên, mẹ có thể dạy con để đồ chơi yêu thích ở nhà trong những tình huống nhất định. Ví dụ khi mẹ dẫn con đến một nơi quen thuộc và không hề đáng sợ với bé, hoặc nếu mẹ ở đó cùng con và giúp con cảm thấy thoải mái. Những món đồ chơi đóng vai trò trấn an trẻ lúc này không cần thiết nữa.

Lúc đầu khi mẹ đề nghị con để lại đồ chơi yêu thích con có thể hơi khó chịu hoặc tỏ ra do dự, nhưng nếu các con biết rằng có bố hoặc mẹ đang ở đó, các con sẽ cảm thấy yên tâm hơn.

Khi bé quá gắn bó với một món đồ chơi

Trong một giai đoạn nào đó, con sẽ dành phần lớn thời gian tập trung vào món đồ chơi yêu thích của con mà không để ý tới điều gì khác. Và dù cho con vẫn giữ một món đồ chơi yêu thích khi đã lớn thì cũng không có vấn đề gì cả. Miễn là con không quá phụ thuộc vào nó là được.

Đối với nhiều bé, và thậm chí cả người lớn, luôn giữ những món đồ chơi yêu thích của mình như một kỷ niệm khi còn nhỏ. Sẽ có nhiều bạn mang cả những đồ chơi yêu thích từ bé đến trường đại học. Nhưng sự gắn bó mãnh liệt với đồ chơi đó và việc sử dụng nó như một vật để tạo cảm giác thoải mái nên hạn chế dần khi bé bắt đầu đi học.

Tuy nhiên cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Nếu bé đã lớn hoặc đã bước vào giai đoạn thanh thiếu niên mà vẫn luôn mang theo đồ chơi yêu thích những lúc con bị căng thẳng và dường như con khó bình tĩnh được nếu không có nó. Đó có thể là dấu hiệu của bệnh rối loạn nhân cách. Điều này không liên quan gì đến món đồ chơi yêu thích của con khi con còn nhỏ mà là vấn đề về cách não bộ của bé hoạt động.

Tương tự như vậy, nếu con mang một vật như xe hơi hoặc xe lửa đồ chơi đi khắp mọi nơi và bị ám ảnh bởi việc lặp đi lặp lại một hành động cụ thể, đó có thể là dấu hiệu sớm của chứng tự kỷ. 

Tuy nhiên, nếu con đưa món đồ chơi đó lên mặt và miệng nhưng vẫn chơi cùng với mẹ thì mẹ không cần phải lo lắng. Con vẫn nên có một món đồ chơi yêu thích, miễn là bé vẫn chơi và nói chuyện cùng với những người khác.

Nếu mẹ lo lắng con có các vấn đề tâm lý do sự gắn bó kỳ lạ của con với đồ chơi con thích, hãy nói chuyện với bác.

Nếu bé không yêu thích đồ chơi nào?

Một em bé không có món đồ chơi yêu thích cũng hoàn toàn bình thường. (Không có con số thống kê chính xác nào về điều này, nhưng bác sĩ nhi khoa Matthew Fradkin ở Los Angeles ước tính rằng khoảng một nửa số trẻ em có món đồ chơi yêu thích và một nửa thì không.)

Trẻ em không có món đồ chơi yêu thích có thể tìm cách khác để tự an ủi, chẳng hạn như mút ngón tay cái, xoắn tóc hoặc nhìn chằm chằm vào một vị trí đặc biệt trên tường.

Các mẹo và thủ thuật với đồ chơi yêu thích

Nếu món đồ chơi yêu thích rất quan trọng đối với con, mẹ nên chuẩn bị cho những trường hợp không thể sử dụng đồ chơi yêu thích. Ví dụ như mang đi giặt.

Dường như các bé có giác quan thứ sáu với đồ chơi mà con thích và con có thể ngay lập tức phát hiện ra đó không phải là món đồ quen thuộc. Hiểu được điều này, nhiều bố mẹ khuyên rằng nên đưa cho bé những món đồ chơi giống hệt nhau ngay từ đầu. Chẳng hạn như mẹ có thể cắt một tấm chăn con thích thành nhiều mảnh hoặc mua những món đồ chơi con thích nhưng cùng loại với nhau.

Tốt nhất là nên giới thiệu cho con một món đồ chơi có thể giặt được. Tuy nhiên đừng vệ sinh đồ chơi quá thường xuyên. Một món đồ chơi yêu thích chính là sự kết hợp tinh tế và cân bằng giữa việc vệ sinh và giữ mùi hương đặc trưng cũng như kết cấu đặc biệt của món đồ đó, chính điều đó đã thu hút con.

Làm thế nào để dạy con yêu thích một món đồ chơi

Nhìn chung, các bé rất muốn hoặc cần một món đồ chơi thu hút con một cách tự nhiên. Mẹ có thể giúp bé phát triển sự gắn bó hơn bằng cách để con mang món đồ chơi yêu thích đến những nơi mà con hoàn toàn lạ lẫm, chẳng hạn như đến gặp bác sĩ hoặc một cuộc hẹn với một người lạ.

Về mặt lý thuyết, trước hết, bé sẽ bắt đầu liên tưởng món đồ chơi yêu thích với mẹ vì mẹ đang ở đó. Sau đó khi mẹ rời đi, con vẫn cảm thấy thoải mái cùng với món đồ chơi đó.

Nếu bé có vẻ không thích thú với món đồ chơi đó, đừng ép buộc con. Một số bé rất giỏi tự an ủi bản thân theo những cách khác.

Chẳng hạn, bé sẽ sử dụng những món đồ chơi yêu thích khác nhau trong những tình huống khác nhau: một thứ để mang theo khi ra ngoài và một thứ khác khi đi ngủ chẳng hạn. Thông thường số lượng đồ chơi yêu thích chỉ từ một đến hai thứ.

Cũng có khả năng con sẽ tìm ra những cách khác nhau để tự an ủi mình trong các giai đoạn khác nhau của cuộc sống. Con sẽ dần chuyển sang một đồ vật tạo cảm giác thoải mái khác giống với những thứ người lớn sử dụng.

Ví dụ khi mẹ cảm thấy buồn chán hoặc chật vật với cuộc sống, mẹ thường đọc sách hoặc nghe nhạc. Trẻ cũng dần ổn định bản thân bằng những hoạt động như vậy.

Nguồn: Babycenter

---

Ở POH Acti, cha mẹ không tốn mấy đồng mua học liệu vì 304 hoạt động trong đó đều là những hoạt động đơn giản và dễ thực hiện, sử dụng các vật dụng có sẵn trong gia đình. Đồng thời giúp:

• Phát triển vận động: nhằm thúc đẩy lượng oxy đưa lên não giúp tuần hoàn tốt hơn; tạo điều kiện thuận lợi để tăng quá trình kết nối các tế bào thần kinh - Giúp hình thành các loại hình thông minh một cách thuận lợi.

Ngôn ngữ: Con biết nói sớm, hoạt ngôn, tự tin bày tỏ nhu cầu, suy nghĩ của bản thân…

• Phát triển giác quan, nhận thức, cảm xúc... tinh tế, nhạy bén...

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

---

Các khóa học khác của POH:

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm (0-1 tuổi): POH Easy

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo