Trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm - TẤT TẦN TẬT những điều mẹ cần biết!

đăng bởi Tiên Tiên

 

Khi còn ở trong bụng mẹ, con không có khái niệm về ánh sáng và nhịp sinh hoạt, con hoàn toàn không có sự phân biệt giữa ngày và đêm.

Khi sinh ra, bé sơ sinh hầu hết chỉ ăn, cũng như ngủ suốt ngày và suốt đêm. Trẻ sơ sinh ngủ rất nhiều, trung bình 17-18 giờ một ngày, thế nhưng bé không ngủ được lâu, mỗi lần bé chỉ ngủ 2-4 giờ, sau đó bé dậy, ăn rồi lại tiếp tục ngủ.

Tuy nhiên, không phải mọi khởi đầu đều hoàn hảo, nhiều bé rơi vào hiện tượng lẫn lộn ngày đêm, hay các bậc cha mẹ còn gọi là “ngủ ngày - cày đêm”: tình trạng mà con ngủ li bì cả ngày không gì có thể đánh thức được, tuy nhiên trẻ quấy khóc và không sao ngủ được vào ban đêm.

Trẻ máy tháng hết ngủ ngày cày đêm?

Trẻ máy tháng hết ngủ ngày cày đêm có lẽ là băn khoăn của rất nhiều mẹ. Thực tế nhiều quan điểm cho rằng trẻ ra tháng sẽ hết hoặc 3 tháng 10 ngày sẽ hết, nhưng cũng có bé quấy đêm đến khi tân 1-2 tuổi. Điều này hoàn toàn phụ thuộc vào đặc điểm của từng bé và cách chữa ngủ ngày cày đêm của bố mẹ. Nếu bố mẹ biết cách 'chữa' đúng thì con sẽ sớm ngủ đêm ngon lành. Vậy cách chữa cụ thể là gì?

Mời ba mẹ theo trước nguyên nhân vì sao để tìm cách chữa chính xác cho vấn đề của bé tại phần tiếp theo của bài viết này nhé.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh ngủ ngày cày đêm

1. Con chưa phân biệt được ngày đêm

Khi còn trong tháng, bé ngủ suốt ngày thì không nói làm gì, nhưng ra ngoài tháng, bé bắt đầu có thời gian thức, ngủ và cứ 3 tiếng ăn một lần nên nảy sinh nhiều vấn đề.

Trẻ ngủ ngày cày đêmTrẻ sơ sinh ngủ ngày nhưng lại quấy khóc vào ban đêm

Vấn đề 1: Ăn đêm xong lăn ra chơi không thèm ngủ. Các gia đình cố cho con thức ban ngày nhiều để đêm ngủ là sai lầm, trẻ bị thức nhiều quá mệt, nên đêm sẽ quấy khóc, ngủ không sâu giấc ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ và cả gia đình.

Vấn đề 2: Không ngủ được lăn ra quấy khóc, ăn ít, nôn ọe. Trong khi ăn và ngủ liên quan mật thiết đến nhau, ăn để phát triển thể chất, ngủ để phát triển trí não và thần kinh.

2. Lịch sinh hoạt của con chưa phù hợp

Thời điểm bắt đầu lịch sinh hoạt E.A.S.Y cụ thể, thời gian ăn, ngủ, bú hay các chu trình tiếp theo trong ngày sẽ được dựa theo nhịp sinh học tự nhiên của từng trẻ theo một cách thức khoa học giúp con dễ dự đoán hơn và nhất quán hơn.

Khi con không có một lịch sinh hoạt phù hợp với tuần tuổi, con chưa đủ mệt đã đi ngủ hoặc quá mệt (overtired) dẫn tới gắt ngủ. Bên cạnh đó, lịch sinh hoạt không phù hợp cũng kéo theo hiện tượng ăn không hiệu quả, dẫn tới vòng luẩn quẩn ăn ngủ vì con cần phải ăn no thì mới ngủ tốt được

Mặt khác ba mẹ cũng cần để ý các hoạt động trong ngày của con để bé không bị phấn khích thái quá hay bị quá mệt.

Trẻ cần phải có một cấu trúc sinh hoạt ổn định để được ăn no, tinh thần thoải mái, không bị quá phấn khích hay quá mệt, và trẻ phải có cảm giác an toàn để hiểu được tín hiệu khi nào mình được ăn, được ngủ và thoả sức khám phá thế giới.

>> Mẹo giúp trẻ sơ sinh ngủ ngon vào ban đêm

>> An toàn ngủ cho trẻ sơ sinh

 

 

Tác hại của việc ngủ ngày cày đêm tới sự phát triển của con yêu

Hormone tăng trưởng HGH ở người tiết ra trong hai hoạt động thể chất: một là khi cơ thể hoạt động thể dục thể thao, nhưng việc tiết HGH qua thể thao tương đối hạn chế ở lứa tuổi sơ sinh. Thứ hai là HGH tiết ra mạnh mẽ nhất là trong giấc ngủ, khoảng 2 giờ sau khi vào giấc.

Theo các nghiên cứu khoa học về quá trình tiết HGH trong lúc ngủ thì HGH chỉ tiết ra duy nhất ở giai đoạn 3 (giai đoạn ngủ sâu NREM) của chu kỳ ngủ.

Bên cạnh đó HGH ở trẻ em đạt ngưỡng đỉnh ở khoảng 9 - 11 giờ tối và từ sau nửa đêm quá trình tiết HGH giảm dần và gần sáng thì hầu như rất ít hoặc không tiết nữa. Từ 4 giờ 30 sáng là HGH và cả melatonin đều biến mất khỏi cơ thể, vì thế nhiều em bé dậy sớm hoặc ngủ rất nông ở giai đoạn này.

HGH ở trẻ em đạt ngưỡng đỉnh ở khoảng 9 - 11 giờ tối (Nguồn ảnh: Hachun Lyonet)

Vậy nên nếu không có giấc ngủ đêm trọn vẹn con sẽ bỏ lỡ cơ hội đón nhận hormone tăng trưởng chỉ tiết ra vào lúc bé ngủ sâu giấc vào ban đêm.

Cách chữa ngủ ngày cày đêm ở trẻ sơ sinh (rèn trẻ sơ sinh ngủ đêm)

1. Giúp con yêu nhận biết ngày, đêm

Mẹ giúp con nhận biết ngày đêm bằng cách: bắt đầu “buổi đêm” bằng tắm, mát xa, mặc đồ ngủ, hát ru, bật tiếng ồn trắng, tắt đèn và cho con ăn trong bóng tối.

Con thường xuyên (cả ngày và đêm) được đặt xuống giường khi còn thức và hơi lơ mơ để con phải tự lo liệu chìm vào giấc ngủ.

Đêm đôi khi con giật mình tỉnh giấc nhưng sau đó lại chìm vào giấc ngủ ngay mà không cần gọi mẹ giúp.

Làm sao để trẻ tự ngủ? Mời ba mẹ tham khảo thêm bài viết của POH về Winddown và rình tự ngủ của trẻ sơ sinh

Con được mẹ cho ăn đêm khi vẫn ngủ (dream feed) một lần vào lúc 22h - 22h30, do đó con chỉ thức dậy một lần trong đêm vào lúc 2h30 - 3h và tiếp tục ngủ đến sáng. Hôm nào con ăn xong mà vẫn còn thức, mẹ chỉ cần đặt xuống giường là con cũng tự đi ngủ.

Ban ngày con ăn, sau đó chơi trên thảm thì thấy dù chỉ một dấu hiệu con buồn ngủ trong ngưỡng thời gian thức tối ưu thì mẹ cũng lập tức quấn chặt (swaddling) em bé lại, cho lên giường nằm nghe tiếng ồn trắng (white noise). Con sẽ ngủ trong vòng 5 - 10 phút mà không có một tiếng khóc nào.

2. Không để bé ngủ quá 2 giờ 30 phút mỗi lần vào ban ngày (tốt nhất là 2 giờ/ lần)

Nguyên tắc cơ bản của E.A.S.Y 3 là lịch trình bao gồm một chuỗi các hoạt động ăn - chơi - ngủ, lặp lại 4  chu kì trong ngày.

Hơn thế, điểm quan trọng nhất của E.A.S.Y 3 là mỗi giấc ngủ ngày của con không dài quá 2 giờ 30 phút, để giấc ngủ ngày không “đánh cắp” vào thời gian ngủ đêm.

Ý nghĩa của ngủ ngày (nap) là những lần nghỉ ngơi ngắn để con có thể trải qua ngày và hướng đến mục tiêu lớn hơn: GIẤC NGỦ VÀO BAN ĐÊM!

Giúp con phân biệt ngày đêm từ sớm và ngủ xuyên đêm 11-12h, mời ba mẹ tham khảo POH Easy

3. Thời gian thức giữa các lần ngủ ngày cần dài tối thiểu 45 - 50 phút

Nhưng cũng không dài quá thời gian thức tối đa theo từng lứa tuổi. Nhiều mẹ có ghi nhớ không cho con ngủ quá 2 giờ/ lần nhưng khi gọi bé dậy.

Bé chỉ bú một chút và đi ngủ lại ngay mà không có thời gian thức ở giữa 2 giấc ngủ (thời gian thức ngắn hơn 30 phút): hiện tượng này thực tế là nối 2 giấc ngủ thành 1 giấc ngủ dài và chính là nguyên nhân cốt lõi của hiện tượng lẫn lộn ngày đêm.

4. Ánh sáng và hoạt động

Đối với những chu kì E.A.S.Y vào ban ngày, nhiều mẹ giúp con phân biệt ngày - đêm bằng cách thiết lập môi trường khác biệt: mẹ để con ngủ ở nơi có ánh sáng và có tiếng ồn vào ban ngày và ngược lại, đêm là môi trường tối và yên tĩnh.

Hoạt động vào ban ngày và đêm cũng khác nhau: ban ngày con được thay bỉm sau khi ăn, được nói chuyện với mẹ, được nằm sấp tập thể dục (tummy time), được nằm ngắm đồ chơi sau khi ăn.

Ngược lại, vào giấc đêm con được thay bỉm trước khi ăn, con được ăn xong và đặt ngay vào giường , do đó con không có thời gian hoạt động nữa.

 

 

5. Gọi bé dậy khi bé ngủ ngày quá dài

Mẹ tháo quấn cho bé, thay bỉm. Nhiệt độ lạnh thường làm bé tỉnh giấc, vì thế khi thay bỉm mẹ có thể lau mông cho bé bằng một chiếc khăn lạnh để sự thay đổi nhiệt độ này có thể giúp bé tỉnh giấc.

Ngoài ra các biện pháp cổ điển như gãi má, xoa lòng bàn chân, bàn tay để giúp bé tỉnh dậy.

Nếu mọi biện pháp đều không thành công, có thể bé đang trong chu kì NREM, mẹ có thể chờ 15 - 20 phút sau thử lại khi bé chuyển sang chu kì REM có thể dễ tỉnh dậy hơn. Hãy lặp lại 20 phút/ lần đến khi bé tỉnh.

6. Giấc ngủ ngày và giấc ngủ đêm được phân biệt bằng TRÌNH TỰ NGỦ ĐÊM

Đó là chuỗi hoạt động tắm - massage - thư giãn - chuyện trò hoặc hát - sau đó con ăn và được đặt vào giường, nói lời tạm biệt và mẹ hãy cố gắng giải thích “con sẽ đi ngủ đêm” để bé hiểu, tạo thành thói quen và giúp bé phân biệt ngày đêm từ đó.

Đừng nghĩ là bé không hiểu gì, với những chuỗi hành động giống nhau và nhất quán từ ngày này sang ngày khác, con sẽ dần tạo phản xạ có điều kiện và do đó giải mã được sự khác biệt giữa những khoảnh khắc thời gian ngày - đêm.

Giấc ngủ đêm dài chính là mục tiêu cuối cùng cần hướng tới của E.A.S.Y, vì thế nếu con không ở dạng thiếu cân khẩn cấp, mẹ có thể để bé ngủ đêm dài tối đa mà không cần gọi bé dậy ăn.

Giúp con phân biệt ngày đêm từ sớm và ngủ xuyên đêm 11-12h, mời ba mẹ tham khảo POH Easy

Với các em bé dưới 1 tuổi, POH giúp mẹ ngủ đủ 8 tiếng HẰNG ĐÊM bằng cách xây dựng khóa học POH EASY:

• Con ngủ một mạch từ 19h tối đến 6-7h sáng hôm sau, đêm con chỉ ăn đêm 2 lần sau đó ngủ trở lại luôn. 

• Con có thể tự ngủ mà không cần ti để ngủ hay phải bế ru. 

• Con có thể ăn đủ no để ngủ một giấc dài chứ không ti vặt ngủ vặt

• Con có một giấc ngủ ngon mà không giật mình dậy khóc thét lên

• Vợ chồng bạn được ngủ đủ 8 tiếng buổi đêm, có thời gian riêng cho bản thân giống như thời con gái

Giúp con ngủ xuyên đêm 11-12 tiếng, mẹ nghỉ ngơi 7-8 tiếng mỗi đêm ngay hôm nay cùng POH Easy

Các khóa học khác của POH:

Phát triển não bộ, vận động & ngôn ngữ từ sớm cho con yêu (0-3 tuổi): POH Acti

Giúp con phát triển EQ, IQ tối ưu bằng Kỷ luật tích cực (0-6 tuổi): POH Poti

Thai giáo giúp trẻ thông minh, khỏe mạnh từ trong bụng mẹ: POH Thai giáo